21/06/2018, 14:48

COO là gì, khái niệm Chief operations officer Giám đốc Điều hành

COO là gì, khái niệm Chief operations officer rất dễ bị nhầm lẫn với CEO vì cùng dịch sang thành Giám đốc điều hành công ty. Để hiểu ý nghĩa của COO là chức vụ gì thì chúng ta cần so sánh nó với CEO, vì trên thực tế, COO là vị trí cần thiết khi một doanh nghiệp mở rộng quy mô, nên CEO không thể ...

COO là gì, khái niệm Chief operations officer rất dễ bị nhầm lẫn với CEO vì cùng dịch sang thành Giám đốc điều hành công ty. Để hiểu ý nghĩa của COO là chức vụ gì thì chúng ta cần so sánh nó với CEO, vì trên thực tế, COO là vị trí cần thiết khi một doanh nghiệp mở rộng quy mô, nên CEO không thể cáng đáng hết các công việc mà cần một “trợ thủ đắc lực” là COO. Điều đó đồng nghĩa, nhiều Công ty nhỏ không cần COO.

COO là gì, khái niệm Chief operations officer Giám đốc Điều hành

COO là gì?



COO là viết tắt của cụm từ Chief operations officer, dịch sang tiếng Việt cũng có thể là Giám đốc điều hành, nhưng chính xác hơn thì nên dịch thành “Giám đốc tác nghiệp”, hay “Tham mưu trưởng”.

Khi một doanh nghiệp đạt đến một quy mô nhân sự và kinh doanh đủ lớn thì họ sẽ chuyển mình từ dạng “vừa và nhỏ” thành “lớn”, hay tập đoàn. Thường thì Tổng giám đốc điều hành CEO có thể trực tiếp ra mọi quyết định, giám sát tất cả phòng ban. Họ nhận báo cáo trực tiếp từ dăm sáu Giám đốc bộ phận như CFO, CTO hay CMO. Nhưng khi công ty mở rộng lớn hơn thì cần một COO, giống như tham mưu trưởng cho CEO. Người này sẽ nhận báo cáo từ các phòng ban khác rồi báo cáo lại cho CEO.

Hiểu nôm na, CEO là “Tổng giám đốc” còn COO là phó tổng, cánh tay phải và là trợ thủ đắc lực của ông, kiểu san sẻ bớt công việc cho sếp. Chính bởi vì thế mà vị trí COO rất khó miêu tả, thậm chí hiếm gặp tại các công ty Việt Nam. Đầu tiên, vai trò của COO là giúp giải thoát cho CEO khỏi những công việc hàng ngày để tập trung vào những quyết định lớn như vạch ra chiến lược, sáng tạo.

Chỉ khi một công ty đủ lớn thì người ta mới cần tới COO bởi vị trí này thực chất là làm những công việc “nhỏ hơn” của CEO. Nếu như CEO trở thành cầu nối giữa Hội đồng Quản trị (đại diện cho cổ đông) với ban lãnh đạo doanh nghiệp, thì COO lại là cầu nối giữa CEO với doanh nghiệp. Nếu CEO trở thành bộ não hoạch định chiến lược thì COO có nhiệm vụ thực hiện hóa chiến lược đó, giúp Tổng giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty.

Như vậy, nhiệm vụ của COO là điều hành các công việc thường ngày của công ty rồi báo lại cho CEO. Vì thế, COO sẽ hiểu các vấn đề chi tiết trong nội bộ hơn. Tùy từng công ty, về cách tổ chức riêng mà vị trí COO sẽ có những đặc điểm, vai trò khác nhau.

Tuy vậy, chức vụ COO rất ít khi bắt gặp ở những công ty vừa và nhỏ, chỉ những tập đoàn quy mô lớn. Hiểu nôm na, COO là “trợ lý” thay mặt CEO điều hành các công việc thường ngày của công ty, nhưng dưới quyền của CEO. Khi đã có COO thì CEO sẽ bớt can dự vào hoạt động điều hành hàng ngày mà tập trung vào những việc lớn hơn, mang tính tổng quát hơn. Hy vọng qua bài viết này của Giainghia.com mọi người đã phần nào hiểu COO là gì và thấy được sự khác biệt giữa nó với Tổng Giám đốc điều hành.

0