23/05/2018, 15:08

Thức ăn chim Họa Mi

Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc chăn nuôi thú rừng nói chung và chim chóc nóị riêng, là bắt buộc người nuôi phải biết rõ môi trường sống và tập tính sống của chúng trước đây ra sao. Nấu ta mù tịt về việc này thì coi như việc chăn nuôi đã nắm chắc phần thất bại, vì ta không biết ...

Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc chăn nuôi thú rừng nói chung và chim chóc nóị riêng, là bắt buộc người nuôi phải biết rõ môi trường sống và tập tính sống của chúng trước đây ra sao.

Nấu ta mù tịt về việc này thì coi như việc chăn nuôi đã nắm chắc phần thất bại, vì ta không biết cách đáp ứng đúng mức nhu cầu cần thiết của con vật cần có để sống. Việc này chẳng khác gì một cậu học sinh làm luận văn mà bị…lạc đề vậy!

Nhiều người lầm tưởng cho rằng chú trọng đến cái ăn mới là chính, còn môi trường sống và tập tính của con vật chỉ là điều phụ, không cần thiết bằng.

Điều này cũng đúng, nhưng không đúng hẳn. Chim muốn sống trong rừng thường ăn tạp, thức ăn gồm cả động vật và thực vật. Có điều mức tiêu thụ cái nào nhiều, phần nào ít là còn tùy theo mỗi loài. Bằng chứng bắt chim rừng về nuôi, ta cho ăn thức ăn gì chúng vẫn sống, nếu chúng chịu ăn, nhưng môi trường sống bị đảo lộn, tập tính sống bị sửa đổi chúng dễ bị sóc và… chịu chết.

Đó là lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao chim bổi bắt về nuôi thường bị chết?

Chim bổi là chim có một phần đời được sống tự do trong rừng và chúng đã quen với nếp sống phóng túng đó. Nay bị nuôi nhốt trong chiếc lồng chật hẹp, lại bị bao vây bởi bao nhiêu thứ để mà sợ hãi, như: Sự xuất hiện của con người, của tiếng động cơ gầm rú, của gia súc… thử hỏi làm sao chúng không chết khiếp được! Do đó, người ta mới nghĩ đến phương thức riêng để nuôi chim bổi, mà quí vị đã biết, là tránh cho chúng khỏi sợ hãi trong mấy tuần đầu bắt về, rồi tập dần cho chúng quen với môi trường sống mới thì chúng mới dễ thuần thuộc được.

Nếu môi trường sống không thay đổi, tập tính của chim được chiều chuộng đúng mức thì dù là chim bổi cũng rất dễ nuôi. Bằng chứng cho thấy chim Họa Mi bổi mà số đồng bào thiểu số ở miền Bắc bắt về nuôi chúng vẫn sống dễ dàng mặc dù họ chỉ cho ăn… gạo trắng! Trong khi đó, con chim ở xứ lạnh này mà nuôi ở miền Nam (chim bổi) nếu không biết cách thuần dưỡng thì khó lòng nuôi sống được! đó là chỉ nói đến sự khác biệt giữa khí hậu không thôi, mà đã ảnh hưởng xấu đến sự sống của chim rồi!…

Chim sống ở rừng thì ăn tạp, và nhờ biết ăn tạp nên chúng mới đủ sức tìm mồi để nuôi sống bản thân. Khi nuôi trong lồng, mặc dù cho thức ăn gì chim cũng có thể ăn để sống được, nhưng để giúp cho chim sống mạnh, sống khỏe để siêng hót, nghệ nhân nuôi chim đều phải chú tâm mày mò ra những phương thức chế biến thức ăn cho từng giống chim, đạt được hiệu quả cao thì mới vừa lòng

Những kinh nghiệm nhỏ nhoi và rời rạc của từng nghệ nhân nuôi chim, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dần dần được đút kết lại để tạo nên những “công thức” pha trộn thức ăn cho từng giống chim một.

Đó là cách nuôi chim rừng của người mình xưa nay vốn là vậy. Khác với một số nước, ngoài kinh nghiệm sẵn có của nhân dân, họ còn lập ra những Hiệp Hội hay các Câu Lạc Bộ Nuôi Chim có tầm vóc quốc gia, như ở Pháp có Hội Quốc Gia Nuôi Yến Hót, có Liên Đoàn Pháp Quốc Bảo Vệ Phi cầm… Những nhà Điểu học ở trong các tổ chức này mới bắt tay nghiên cứu một cách sâu sắc đến tất cả mọi khía cạnh về phương pháp nuôi từng giống chim một. Trong đó, tất nhiên là có cả việc pha trộn thức ăn…

Người mình thì ưa có tánh giấu nghề. Chim nuôi nghe hót thì nhiều người còn dễ dãi chỉ vẽ cho nhau chút ít kinh nghiệm, nhưng với chim nuôi để đá thì thức ăn đành cho chúng thường là… “bí mật nhà nghề”, nhiều nhà còn “cha truyền con nối”, không ai dễ dàng truyền thụ ngón nghề cho ai …

Chim Họa Mi vốn là con chim sống ở xứ lạnh. Ở nước ta, Họa Mi chỉ sống tập trung trên các vùng rừng sâu, núi cao như các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Móng Cái, Lạng Sơn… nơi quanh năm có khí hậu mát lạnh. Rừng núi ở miền Trung và miền Nam không có giống chim này sinh sống.

Tuy vậy, đem Họa Mi vào nuôi ở miền Nam chúng vẫn chịu được khí hậu nóng bức, nhưng cần phải có một chế độ chăn nuôi hợp lý chim mới sung sức và hót căng được.

Thức ăn tốt dành cho Họa Mi vẫn là tấm gạo rang trộn trứng. Đây là t.

Đúng ra, Họa Mi rất dễ nuôi, cho ăn thức ăn gì cũng tỏ ra khoái khẩu cả. Có người cho Họa Mi ăn thức ăn của Chích Chòe (bột đậu phộng trộn trứng) chim vẫn sống khỏe, hót căng, nhưng giọng hót trở nên khàn và lông không mướt mát. Sâu khô cũng như chất dầu vốn “nóng” nên không hạp với Họa Mi. Ăn sâu khô giọng Họa Mi sẽ trở nên khàn, không trong trẻo nữa.

Nói một cách khác, thức ăn của Họa Mi phải có tính hàn mới tốt, nhứt là nuôi ở miền khí hậu nóng như ở miền Nam nước ta.

Cách pha chế thức ăn cho Họa Mi như sau:

-01 lon tấm gạo (250 gr)

-05 trứng gà hay trứng vịt

-01 muỗng cà phê đường cát

-02 muỗng cà phê bột sò, xương

Bắt chảo sạch lên bếp nhỏ lửa rang tấm hơi vàng. Sau đó, hắt chảo xuống, rồi đập ngay vào tấm năm quả trứng (dùng luôn tròng trắng). Xong, rắc đường và bột sò vào trộn đều hỗn hợp đó lại rồi đem phơi nắng cho thật khô.

Có thể tấm sẽ bị vón cục lại, cần được bóp tới ra rồi để dành cho chim ăn dần…

Ngoài thức ăn chính đó, mỗi ngày (nếu không tiện thì cách nhật, hoặc mỗi tuần vài lần) ta cho Họa Mi ăn thêm một số lượng cào cào chừng vài ba mươi con, hoặc vài muỗng cà phê sâu tươi. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu khô, vì sẽ khàn tiếng, giọng hót không thanh trong.

Kinh nghiệm cho thấy, nuôi Họa Mi mà thiếu cào cào thì chim biếng hót lại dễ suy. Do trong mùa , ta vẫn phải cho chim ăn cào cào đầy đủ.

Thức ăn hằng ngày của chim Họa Mi thường là vậy, nhưng còn tùy vào sự hiểu biết riêng của mỗi người, mà cách pha trộn thức ăn có thể khác nhau đôi chút, Như lượng trứng có thể tăng hoặc giảm với con số mà chúng tôi đã đưa ra. Cũng có thể ngoài tấm gạo ra, có người còn trộn thêm một loại ngũ cốc nào khác.

Giống chim rất dễ ăn, nhưng không thích ứng ngay được với việc thay đổi thức ăn đột ngột. Chúng rất kị những mùi vị lạ. Ngay nước uống mà tự nhiên pha thuốc vào nó cũng không uống, thà chịu chết khát. Vì vậy, khi quí vị mua chim Họa Mi của người nào đó về nuôi, điều nên làm là hỏi cho thật kỹ cách pha chế thức ăn cho chim ra sẵn để về theo đó mà làm. Tốt hơn hết là nên xin hay mua một ít thức ăn cũ, để về một là chế biến y như vậy, hai là pha trộn với một ít thức ăn của mình để tập cho chim ăn quen dần với thức ăn mới.

Đã có rất nhiều nghệ nhân nuôi chim gặp hoàn cảnh trớ trêu “dở khóc dỏ cười” này, nên gần như trong sách nuôi chim nào chứng tôi cung xin được phép nhắc đi nhắc lại đến việc tránh đổi thức ăn đột ngột khiến chim bị sốc. Như quí vị đã biết, con chim đang mạnh khỏe, chỉ cần bỏ ăn vài ngày là đã suy yếu, và có thể…kéo theo một tai họa cho người nuôi là chim bị thay lông bất định kỳ, mất công sức chăn nuôi trong vài ba tháng chim mới hoàn hồn lại sức.

Muốn thay đổi thức ăn cho chim, nên thay đổi từ từ với tỷ lệ nhỏ, như vậy chim mới dễ dàng tập làm quen với mùi vị của thức ăn mới.

Tấm gạo rang trộn với trứng, nếu phơi khô và bảo quản kỹ có thể để dành ăn được cả tháng. Tuy vậy, tốt hơn là mỗi tuần nên phơi ra nắng một lúc để tránh ẩm mốc.

Nước uống của chim phải là nước sạch và trong, nếu khử trùng bằng cách nấu sôi để nguội cho uống lại càng tốt. Mỗi ngày nên thay nước một lần, và rửa sạch cóng.

Tóm lại, thức ăn nước uống dành cho chim phải là thức ăn tốt có chất lượng và sạch sẽ. Thức ăn mốc meo, nước uống dơ bẩn là thứ không hợp vệ sinh, chỉ làm cho chim bị bệnh, đó là việc ta nên tránh.

0