09/06/2018, 22:59

Có thể sử dụng điện từ tia sét không? - Câu hỏi hay

Theo mình được biết thì một tia sét có thể cung cấp điện năng cho một thành phố trong một năm, vậy tại sao không thu sét làm điện năng? (nguyen van tu) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Theo mình được biết thì một tia sét có thể cung cấp điện năng cho một thành phố trong một năm, vậy tại sao không thu sét làm điện năng? (nguyen van tu)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Ai bảo bạn là "một tia sét có thể cung cấp điện năng cho một thành phố trong một năm", năng lượng của một tia sét nhỏ hơn thế rất rất nhiều, sức mạnh của một tia sét ở hiệu điện thế cực lớn nhưng mà thời gian tồn tại thì quá nhỏ, nên tổng năng lượng thì cũng ít thôi - (Tùng Linh Nguyễn)

nhẩm tính sơ sơ nhé, 1 tia sét 1 triệu volt, 30000 ampe, hình thành trong 1/1000 giây, thế thì công suất bằng 1000000*30000/1000/3600= 8.333kWh, quy ra tiền cũng chưa được nhiêu, chắc bằng công suất xài bàn ủi hay máy điều hòa vài tiếng thôi, không mang lại nhiều lợi ích - (Quân Lê)

theo mình biết là không vì
thứ 1: sét tuy có năng lượng cực lớn truyền trong thời gian cực nhỏ nên việc lưu giữ là bất khả thi với công nghệ hiện nay
thứ 2: sét là hiện tượng ngẫu nhiên không đánh vào 1 điểm cố định do đó không ai biết nên đặt thiết bị ở đâu để thu cả, 1 năm mà trúng dc vài lần thì rất tốn kém.
thứ 3: sét thường xuất hiện lúc trời mưa, dông, lúc đó có quá nhiều phản ứng vật lý phức tạp cộng hưởng với nhau trong điều kiện của dông bão (gió mạnh thổi qua các tầng mây có các phân tử nước đông lạnh, kết hợp với điện trường từ mặt đất, rồi mưa, độ ẩm không khí, áp suất, nhiệt độ thay đổi...) nên việc thu được là gần như không thể - (Bảo Nhân)

Theo mình được biết thì tia sét có hiệu điện thế rất cao nhưng cường độ dòng điện lại rất nhỏ và xảy ra trong khoảng một thời gian cực ngắn nên sử dụng nó so với các cách tạo ra điện khác thì chi phí cao hơn rất nhiều lần và không khả thi, vì sét chỉ đánh 1 lần trong một tháng chẳng hạn, cứ cho là lấy được hết năng lượng đó nhưng gi phí cho cái thiết bị lưu trữ dòng điện cao cực kỳ cao. Hơn nữa, sét không phải lúc nào cũng xảy ra đều đặn hoặc đánh ở một chỗ nên tính liên tục không có. Nói chung là nhiều cách tạo ra điện rẻ hơn từ sét nên người ta không làm :) - (Trọng Hiền)

Đơn giản là vì những cách khác đơn giản hơn....ổn định hơn và lợi nhuận hơn. - (amy)

Sét chỉ là một nguồn điện năng lớn trong 1 thời gian ngắn, chỉ có thể thu sét làm điện năng khi nào người ta nghĩ ra cách dự trữ điện năng với công suất lớn. Hiện tại, khoa học chỉ có thể dự trữ điện năng với công suất nhỏ ở dạng Pin, ắc quy... nên CHƯA thể dự trữ nguồn điện từ sét được. Chưa kể sét chỉ xảy ra ngẫu nhiên, ko cung cấp năng lượng đều đặn như Nước, gió, Phóng xạ ... - (Bác học)

làm cái máy thu sét xong thuê anh THOR đứng đấy mà giật sét chắc kiếm bộn tiền :D - (bach)

Ai nói với bạn là 1 tia sét có thể cung cấp điện cho cả thành phố trong vòng 1 năm vậy. - (Hieu nguyen)

Theo tôi nhận thấy, câu hỏi mà bạn đặt ra các nhà khoa học cũng từng đặt ra từ lâu rồi. Nhưng cho đến nay, Họ vẫn chưa thể dùng tia sét để chuyển hóa thành điện năng là do tia sét khi phóng ra thì có một lượng nhiệt cực kì lớn, mà các máy móc hiện nay dù là hiện đại, tinh vi nhất cũng không thể chịu được lượng nhiệt này. - (Hiếu)

Sấm sét gây ra tia chớp, tiếng nổ kinh hoàng, gây chết nguời, súc vật, gãy đổ cây cối, công trình... Thực tế sét có hiệu điện thế đến hàng triệu vôn, dòng điện tới hàng trăm ngàn ampe, tia sét tới hàng chục ngàn độ... nhưng tiết diện của tia sét cực nhỏ và thời gian cũng cực nhanh. Do vậy, năng lượng của sét không đáng là bao nhiêu. Nhiều tính toán và chứng minh và thực tiễn thì năng lượng một trận sét chỉ đủ thắp một bóng đèn 100w trong vài gi,. qui ra tiền cũng chỉ khoảng 1-2.000VND. Quan sát thực tế là những trần sét kinh hoàng chỉ làm gãy vài cành cây, nứt những gốc cây vài chục cm, vỡ một vài mảng tường kiên cố. Do điện áp cực cao và cực ngắn, muốn thu sét đỏi hỏi phải có những công nghệ, công cụ, vật liệu đặc biệt để thu vài Kwh điện phù du là phi kinh tế, thực tiễn nên người ta không nghiên cứu vấn đề thu sét làm nguồn năng lượng. - (Anh Tuấn)

chúng ta ko thể dùng được tia sét ĐỂ TẠO RA ĐIỆN VÌ NHƯ THẾ TA ĐÃ VI PHẠM NGUYÊN TẮC "ĐỘC QUYỀN, QUYỀN ĐỘC QUYỀN" CỦA NGÀNH ĐIỆN - (tra)

Được, Năng lượng của 1 tia sét của thể đủ thắp sáng bóng đèn 100w trong vòng 3 tháng, vân đề là phương pháp thu như thế nào để có hiệu quả kinh tế. - (chich)

mình không rõ bạn đọc từ đâu nhưng
Theo Tiến sĩ Martin A. Uman đồng giám đốc của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu sét tại Đại học Florida và là một cơ quan hàng đầu về chống sét thì một tia sét (chỉ một tia trong nhiều tia trên cùng một đường đi) ngoài việc rất nhanh và sáng thì nó chứa rất ít năng lượng của đám mây, để thắp sáng 5 bóng đèn 100-watt trong vòng cả năm thì sẽ cần hàng chục tháp thu lôi mà AEH sử dụng hiện tại. Khi trả lời phỏng vấn trên tờ The New York Times ông đã mô tả một cơn dông là một trái bom hạt nhân khổng lồ nhưng việc thu nguồn năng lượng ấy từ mặt đất là "vô vọng". - (Long Gia)

Vì nó quá mạnh, không thể lưu trữ, - (HTB)

một tia sét chỉ cung cấp đủ điện cho một bóng đèn pin 3vol 3w sáng trong khoảng 24giờ thôi. ở đâu mà cả một thành phố chứ @@ - (anonymous)

chắc không vì chi phí, không ổn định, phụ thuộc thời tiêt. cứ cho tia sét có điện lớn mình nghĩ h chẳng có cái gì hấp thụ được ( lâu) để dùng từ từ dc. - (chang)

Mách nhỏ cho bạn nhé, khi nào có sét, lấy dây sạc điện thoại ra đấu nối đầu phích cắm với dây thu lôi, phía kia cắm vào sạc điện thoại của bạn là bạn yên tâm dùng điện thoại trong cả năm luôn, hehe - (Op)

Năng lượng trong tia sét rất lớn, có thể nói nó là trường hợp của đặt biệt của hiện tượng " HIỆU ĐIỆN THẾ" khi đạt cực đại...U = mấy nghìn KV và hơn thế nữa......, hiện tại trên thế giới chưa ai phát minh ra máy tổng hợp được " ĐIÊN THẾ" trên, đa số máy khi tiếp xúc với " HIỆU ĐIỆN THẾ" trên đều bị hư...., VIỆT NAM ta có máy " HẠ THẾ" được dòng điện " U= 500KV là max rồi...... - (Trịnh Long)

Không có thiết bị nào chịu nổi 1 luồng sét lấy đâu mà tích trữ hả bạn? - (mnc)

Là 1 dòng điện tức thời xảy ra trong khoảng thời gian cực nhanh thì bạn nghĩ có thể thu nó để làm vào việc gì vậy - (Gssg)

Theo mình được biết thì tia sét có hiệu điện thế rất cao nhưng cường độ dòng điện lại rất nhỏ và xảy ra trong khoảng một thời gian cực ngắn nên sử dụng nó so với các cách tạo ra điện khác thì chi phí cao hơn rất nhiều lần và không khả thi, vì sét chỉ đánh 1 lần trong một tháng chẳng hạn, cứ cho là lấy được hết năng lượng đó nhưng gi phí cho cái thiết bị lưu trữ dòng điện cao cực kỳ cao. Hơn nữa, sét không phải lúc nào cũng xảy ra đều đặn hoặc đánh ở một chỗ nên tính liên tục không có. Nói chung là nhiều cách tạo ra điện rẻ hơn từ sét nên người ta không làm :) - (Trọng Hiền)

còn laau - (bethanhnd)

Bạn nhầm rồi! Có thể là "TOÀN BỘ NĂNG LƯỢNG SÉT TRÊN TRÁI ĐẤT cung cấp điện cho một thành phố..." chứ không phải MỘT TIA SÉT". Mình chứng kiến nhiều trận sét kinh hoàng đánh vào cây cối nhưng cây chỉ gãy nứt thôi nên năng lượng sét của chúng cũng nhỏ thôi. Còn nếu thực sự một tia sét bằng năng lượng điện cho một thành phố TRONG MỘT NĂM, mà giáng xuống đất trong 1/1000 giây thì thành phố sẽ tan hoang như một vụ nổ hạt nhân rồi! - (Lê Hoàng)

Năng lượng bằng công suất nhân thời gian A=P*t=U*I*t. Nhưng dòng điện I=q/t =>A=Uq tức năng lượng tia sét chỉ phụ thuộc vào điện thế và điện lượng (số electron di chuyển) chứ không phụ thuộc thời gian phóng điện. Mình xem một bộ phim có nói công suất của tia sét khoảng 1,4 GigaWatt (1,4 tỷ Watt) - (Phạm Văn Bách)

Đám mây giông có thể coi là hàng tỷ tụ điện, có diện tích bản cực tổng cộng hàng chục kilomet vuông. Sét là dòng điện khi tụ điện bị phóng thủng, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ về năng lượng. Do vậy nói năng lượng của một đám mây giông cấp đủ cho một thành phố là hợp lý. Về mặt lý thuyết, nếu dùng một số khinh khí cầu có bề mặt là kim loại thì có thể dẫn điện xuống đất và đưa vào sử dụng - (saothila)

anh THOR bảo được - (onlyNOA)

Thu thì được nhưng chứa vào đâu ? - (hoangphi)

Do không có thiết bị nào có thể lưu trữ nguồn địa khổng lồ đó... - (Phùng)

Điện có 2 cực âm dương. Vậy bạn cho tui biết Sét thuộc cực nào ko ? - (cuu thang)

Chính vì vậy mà chưa thể sản xuất được điện năng từ tia sét. Nhưng tôi tin con người đến một thời điểm nào đó rồi cũng sẽ làm được - (Hiếu)

có chứ, khi nào trời mưa giông bạn cứ cắm nguồn điện vào cột thu lôi, nếu may mắn sét đánh vào đó, bạn sẽ có điện dùng cả năm mà không mất tiền điện - (Yuulee)

Vấn đề thu sét rất dễ. Cái khó là vấn đề... chứa sét!
Hiện tại chỉ thu sét rồi chuyển thẳng xuống đất vì... không biết chứa đâu! - (Văn Vân)

Vì thời gian sét đánh nhanh quá, có 1 giây nên dù dòng điện có lớn cũng ko đủ lưu điện. Giống như bạn sạc cái điện thoại theo kiểu cắm vào phát rồi rút ra ngay, sao đủ điện để dùng? - (phongpt79)

Thế bình tích điện bao nhiêu cho đủ hả bạn? - (atoz)

xin hỏi thu như thế nào? - (lê quang)

Ý kiến quá hay.

Nếu bạn có ý tưởng sản xuất thiết bị thu năng lượng sét và cho thành phố dùng thì liên hệ với mình để mình góp vốn với nhé.
Chúng ta sẽ có tương lai sáng và đưa Việt Nam thành cường quốc năng lượng chỉ trong vòng 10 năm. - (Đầu tư bền vững)

năng lượng trung bình của một tia sét là 150 kwh thôi. - (giangvb)

bạn có thể cho bao lâu dể có một tia sét mà có điện để sài vậy ? - (banhnguyen)

được bạn ah. miễn sao bạn tìm cho mình dc cái ắc quy tích được đủ điện của một nhà máy phát điện - (dp john)

Dùng thì dùng được nhưng chưa có chỗ chứa. Đề nghị mỗi lần có sấm sét bạn cầm 1 que sắt dài với 1 cái xô đem ra hứng. - (tienvt)

bạn góp acquy của cả thế giới mà chứa điện nhé :v - (tiến vũ)

điện là loại hàng hóa không thể lưu trữ lớn được.Điện thể của sét tới vài triệu volt.vậy vật liệu nào có thể cách điện tốt nhất cho sét đây.Bạn cũng biết không khí được coi là cách điện tốt nhất mà sét vẫn truyền được - (cáo ròm)

Hoan toan khong ban a. Nguoi ta van nguoi cuu tim cai tai su dung no nhung no qua manh voltage co the lan ngan trieu lan hieu dien the khong kha nang chiu tai dien noi va khong kha nang luu tru nguon dien bang bat cu cach nao. Noi chung chac den 2500 ve sau may ra co nguoi tim cach chu ban lai gan dien cung du thanh than roi no chi no danh dinh ban. - (Hoang Khang)

Mình có cùng ý tưởng với bạn, đang gom gạch để xây bồn chứa điện mà chưa đủ, bạn góp với mình nha :D - (Lan)

không thấy nhà cao tầng có cột thu sét sao,khi nào có sét sờ thử ,xem có xài được không hiiii - (Tin Tran)

bạn thu được 1 tia sét, bạn đủ năng lượng lên thiên đàng, mùa nắng thì làm sao có giông để có sét tại sao ko nâng hiệu suất tấm panel năng lượng mặt trời, điện gió tính ra hiệu quả hơn. - (gIÁP)

Tôi từng xem 1 phim tài liệu trên TV (film trắng đen) có nhà khoa học Châu Âu thời xưa đã thí nghiệm thu lại năng lượng cuả sét nhưng ko nhớ tên để tìm xem lại - (hoangtin)

boi vi no wa to va wa nguy hiem :D - (Liem)

cơ bản là con người-tính đến thời điểm hiện tại- chưa thể chế tạo ra được viên pin hay ắc quy nào có thể chịu đựng hay tồn trữ nguồn năng lượng cực lớn đó của sét cả - (Phuoc Thanh Nguyen)

muốn giữ thì bạn nghĩ cần cục pin bao to để lưu nó, còn chơi đẩy thẳng lên lưới điện quốc gia thì chắc cú quá tải đột ngột, đứt cầu chì hết - (Tiến Phước Liêu)

Sẽ có cách, các bạn hãy chờ. - (Thanh Bình)

Năng lượng từ 1 cơn bão có thể cung cấp năng lượng cho nước mỹ trong 1 năm.
Còn năng lượng của 1 tia sét thì chỉ đủ đung 1 ấm nước sôi cở lớn mà thôi. - (linh)

cách đây 100 năm có người nghĩ giống bạn và làm thử nhiều tụ điện để nạp năng lượng sét - tuy nhiên từ lúc d91 đến nay kỹ thuật vật liệu làm tụ điện không tốt nên vẫn không lam được - hãy đợi thế hệ con cháu làm
về nguyên tắc hoàn toàn làm được - hiện tại phương án khả thi nhất là nạp vào tụ điện sau đó biết cách sử dụng - - (trần hoài nam)

Lên hỏi ông thiên lôi ý. - (chinhcoj258)

Quan trọng là chọn công nghệ nào để chuyển năng lượng sét thành các dạng năng lượng khác. Trên thế giới có nhiều năng lượng tự nhiên mà ta phải bó tay vì chưa đủ khả năng về công nghệ . - (nguyenvancuong)

Một suy nghĩ hay, hằng ngày con người thải ra biết bao nhiêu năng lượng sao ta không tái tạo sử dụng lại nhỉ - (huynhchinh84)

Suy nghi va tinh toan lam gi nhung chuyen kho khan the, chuyen truoc mat ma chung ta co the lam duoc de tao ra dien la dung anh sang cua mat troi, va gio truoc di, lam xong duoc cai chuyen ay roi thi buoc ke tiep hay nghi den chuyen xa voi khac. - (Hai Lua The Dzo)

Dòng điện của tai sét là các hạt điện tích eletron đến từ Mặt trời. Chính sự liện kết điện trường của các phân tử nước -H-O-H-e-HOH- đã lưu trữ các hạt điện tích trong các đám mây và giải phóng khi chịu tác động của điện trường hình thành sự phóng điện tích xuống mặt đất và vào các đám mây khác gọi là tia sét... Thời gian phóng điện là quá nhỏ không thể lưu trữ điện tích đó phục vụ cho con người, Sự phóng điện tích hình thành tia lửa điện đóng vai trò hình thành khí ozon và tầng ozon bảo vệ sự sống trên Trái đất. - (Tran Xuan Xanh)

Sét không có tần số không phải là 50-60 Hz nên không dùng được với các thiết bị điện thông thường nhé. Dùng để phá hủy thì được - (3x)

Uhm, khi mọi người nhìn thấy sét tức là năng lượng đã được giải phóng, như kiểu đoản mạch, cháy chập đó. Để lấy được năng lượng kiểu này tốt hơn là tập trung vào sự tích điện trên các đám mây. Hehe. - (Soinon)

Các nhà khoa học đang nghiên cứu chế tạo thiết bị tích được năng lượng điện do tia sét phát ra để dự trữ sử dụng (giống bình ắcquy). Khi đó ngành điện thế giới sẽ bị xóa sổ, không còn đường dây, nhà máy phát điện vì nhà nhà mua bình tích điện sử dụng và đổi củ lấy mới như đổi bình gas nấu ăn vậy. Mình đang làm ngành điện nên thấy lo lo sao ấy. - (Anh Khoa)

mấy thánh chém quá, đọc về Tesla đi, ông ấy sử dụng sét để truyền tải năng lượng đó. - (Ngọc Văn)

Sét chỉ xuất hiện khi 2 đám mây mang điện tích trái dấu, việc nhìn thấy tia sét là sự phóng điện để giải phóng năng lượng. Vậy thì nếu bạn lấy được năng lượng từ tia sét thì chỉ để nấu nồi cám lợn nhà bạn thôi như thổi đèn xì vào vậy. Còn việc lấy được năng lượng của tia sét như mong muốn của bạn thì phải lấy được các ion dương và âm cơ, mà các ion này tồn tại trong các đám mây mang điện tích trái dấu, nếu bạn chế tạo được các cột cao đến "mây trắng" và treo dấy nến đó thì theo tôi hoàn toàn lấy được " điện" từ sét. Thân ái. - (Vũ Văn Duy)

Chua nang luong cua set o dau? - (muhamed)

Lưu trữ được thì còn nói gì nữa.ngày xưa đi học thầy có nói là công suất phát ra bao nhiêu thì xài bấy nhiêu không có chuyện dự trữ dùng cho lúc thiếu mấy bạn. Nếu trữ được thì đâu có chuyện thiếu điện. - (văn Tâm)

Tất cả những lý do như ko ổn định, ko đánh vào điểm cố định, điều kiện thời tiết,... đều đã được các nhà khoa học xử lý dễ dàng. Chỉ có duy nhất 1 vấn đề thôi bạn ah, đó là sét quá mạnh. Hiện tại chưa có hệ thống đường dẫn hay lưu trữ nào chịu được nó :) Không chỉ là vấn đề điện thế, điện tích, cường độ,... mà còn là vấn đề về nhiệt độ và sự ion hóa quá mạnh. - (Vong Tình Tửu)

rất được, 1 tia sét có năng lượng gần như là 5,590,000,000 jun đó mấy bạn, một tia sét có năng lượng rất lớn - (hoangtudauvungve)

Chọn một nơi có nhiều sét rồi làm một cái hồ rộng, tìm lấy loại chất lõng phù hợp để đổ vào đó tạo nên một bộ tụ điện có diện tích 2 bản cực to bằng cái hồ.
Kết nối bản cực đón năng lượng sét bằng hệ cột đủ lớn làm thanh dẫn thu sét vào cái hồ đó.
Đầu ra kết nối hai bản cực của tụ điện với một kiểu cuộn dây được máy ông kỹ sư tính toán tạo ra dao động điện có tầng số và điện áp xài được. - (Nam Tiến)

Giả sử điện áp tia sét khoảng 10 triệu Vôn, cường độ dòng 200000 Ampe, thời gian 1 phần nghìn giây, giá điện 2000 (đ/kWh). Thử tính quy ra VNĐ: =Điện áp x Cường độ dòng x thời gian đổi thành đơn vị giờ x giá tiền= (10 triệu Vôn) x (200000 A) x (1:(1000x3600x1000)) x 2000(đồng) = 1.111.111 (đồng) (chỉ hơn 1 triệu đồng, tương đương 1 hộ gia đình ở thành phố dùng trong 1-2 tháng)./. - (Canh Hoang)

0