Có cách nào để tách cực nam châm không? - Câu hỏi hay
Nam châm có hai cực (cực nam và cực bắc) ở mỗi đầu riêng biệt. Khi bẻ đôi thành hai thanh thì chúng vẫn có hai cực riêng. Vậy có cách nào để tách cực nam châm không? ...
Nam châm có hai cực (cực nam và cực bắc) ở mỗi đầu riêng biệt. Khi bẻ đôi thành hai thanh thì chúng vẫn có hai cực riêng. Vậy có cách nào để tách cực nam châm không?
Chào bạn.
Phải nói với bạn rằng đây là 1 câu hỏi rất hay. Trên thực tế, đơn cực từ ( từ tích, hay từ trường 1 cực) đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa các nhà vật lý về sự tồn tại của nó. Trước hết xin nhấn mạnh: Hiện nay chưa một thí nghiệm vật lý nào chứng minh sự tồn tại của đơn cực từ. Điều này đúng với định luật Gauss cho từ trường( 1 trong 4 phương trình Maxwell). Về cơ bạn định luật này như sau: từ thông qua một bề mặt kín luôn bằng 0. Nghĩa là, nếu bạn đặt 1 cục nam châm vào 1 cái hộp kín, các đường sức từ xuyên qua bề mặt hộp là 0. Vì sao? Đơn giản các đường sức từ đi ra khỏi hộp luôn bị triệt tiêu bởi các đường sức từ đi vào hộp. Đường sức từ đi ra tạo bởi cực Bắc, đi vào tạo bởi cực Nam. Giả sử có 1 nam châm đơn cực, nếu bạn đặt nó vào hộp kín như trên, thì đường sức từ chỉ có ra hoặc chỉ có vào, không thể bằng 0. Vậy kết luận không thể có nam châm đơn cực. Tuy nhiên nói vậy vẫn chưa hết hy vọng tách cực nam châm, một số nhà vật lý hiện đại tiên đoán sự tồn tại của đơn cực từ, vẫn còn nhiều bí ẩn chờ chúng ta khám phá :) - (physics)
Hễ là nam châm thì phải có từ tính => phân cực. Các đường cảm ứng từ này theo hướng vào nam ra bắc. Bạn có bẻ ra thành trăm mảnh thì nó vẫn là nam châm vẫn phải có hai cực. Ví dụ vui: như là sợi tóc của bạn vậy, bạn ngắt ra thành nhiều sợi thì vẫn phân biệt được phần nào là gốc, phần nào là ngọn. Túm lại là không thể!!! - (Thanh Truc)
giã nhuyễn ra rồi cho vào nồi cho vào 3 chén nước sắc xuống con một chén la được - (thetairobot)
Có một cách duy nhất. Mang nó ra khỏi trái đất, hướng về 1 phía của trái đất Bắc hoặc Nam. Còn lại, cũng như Nam và Nữ, tách ra ko dùng đc, hoặc 8 vía. Chúc mừng năm mới. - (Tran Duc Tho)
nam châm hình một viên bi thì các cực sẽ thế nào nhỉ các bác?? - (Khai Nguyen)
Được.Nhưng lúc đó gọi nó là cục sắt - (xuong nguyen)
theo giáo sư Walton của MIT : nếu bạn tìm được nam châm chỉ có 1 cực (mono pole), bạn có thể dành được giải Nobel . Điều đó có nghĩa là các nhà khoa học chưa tìm thấy nam châm 1 cực. - (tvk)
Ông thông minh quá, có học vật lý ko, có hiểu " từ truờng" là gì ko? Tách cực? Hic ông muốn làm gì?. Thầy cô biết ông hỏi thé này thì buồn lắm. - (dốt)
Như bạn biêt nam châm có 2 cực bắc và nam, từ trường chạy từ cực nam của nam châm lên cực bắc và vong lại cực nam (vòng ra ngoài nam châm chứ không quay ngược lại) do đó khi bạn bẽ nam châm làm đôi, nó vẫn sẽ có cực nam và cực bắc nên mình nghĩ la không có nam châm nào có 1 cực :-D - (Minht)
Có âm ắt phải có dương. Có nam ắt phải có bắc. Đó là quy luật bất di bất dịch của trời đất. Không tách được. Không tách được. Không tách được.. - (thắng)
Làm cho nó mất từ tính là Ok - (thong)
có thể... nếu như bạn tách 2 đầu của cây tăm ... thành 1 đầu được :D - (333 casau)
BÀN VỀ VẦN ĐỀ “ ĐƠN CỰC TỪ”
Vấn đề điện từ của vật chất, hiện nay đã trở thành những định kiến thông thường của hầu hết mọi người và hình như người ta không còn suy nghĩ nhiều về điều cơ bản này nữa. Hôm nay tôi xin mọi người nhìn lại một lần nữa về những điều cơ bản của vật lý để xét lại một số quan điểm phiến diện của thực nghiệm và lý thuyết đã qua. Khi xét lại những điều cơ bản này thì con người có cái nhìn khách quan hơn về thế giới tự nhiên từ cơ sở và từ đó sẽ nảy sinh những phát minh quan trọng lý thú trong thời đại của chúng ta vì khoa học cơ bản bao giờ cũng là chiếc chìa khóa để mở ra các phát minh không ngờ.
Chúng ta bắt đầu xét lại từ quan điểm của các thí nghiệm đã qua:
1. Khi nghiên cứu Từ phổ của từ trường các dòng điện, ta nhận thấy rằng các đường cảm ứng từ là những đường cong kín. Theo định nghĩa tổng quát, một trường có các đường sức khép kín được gọi là một trường xoáy hay như người ta thường nói từ - trường có tính chất xoáy .
Như chúng ta điều biết các đường sức điện trường điều xuất phát từ những hạt điện dương và tận cùng là các hạt điện âm, chúng là những đường cong hở. Như vậy, trường tĩnh điện không phải là một trường xoáy.
Trái lại, các đường cảm ứng từ là những đường cong kín, chúng không có điểm xuất phát cũng không có điểm tận cùng. Điều đó có nghĩa là trong tự nhiên không tồn tại các hạt mang “từ tích”. Vì nếu quả thực có các hạt mang “từ tích” là nguồn sinh ra từ trường thì các đường cảm ứng từ các hạt mang “ từ tích dương” và tận cùng trên các hạt mang “từ tích âm” và như vậy phải là đường cong hở.
Bởi vậy, chính sự kiện mà tôi vừa nêu trên, nên đã từ lâu người ta đã không quy định dấu của “ từ tích” được, vì không có bằng chứng của các hạt từ tích tồn tại. Người ta nghĩ rằng, từ trường là do dòng điện, tức các hạt mang điện chuyển động sinh ra. Còn từ trường của thanh nam châm là do "dòng điện nguyên tố" trong thanh ấy sinh ra.
2. Thí nghiệm cho hai dòng điện song song (chạy cùng chiều) nó hút nhau và hai dòng điện đối song (chạy ngược chiều) chúng đẩy nhau.
3. Thí nghiệm của A.F.IOFFE
Để xác định từ trường của chùm tia electron và đã phát hiện ra chùm tia electron cũng có từ trường giống như dòng điện trong dây dẫn. Thí nghiệm như sau:
Người ta dùng một hệ phiếm định gồm hai kim nam châm đặt đối song được kẹp chặt với nhau và được treo ở một sợi dây. Một kim nam châm nằm ở phía trên và một kim nằm ở phía dưới chùm electron. Khi đó trong trường hợp nếu từ trường của dòng điện thẳng thì cả hai kim dưới tác dụng của từ trường gây bởi chùm electron sẽ quay về một phía.
Các electron của chùm rơi vào hình trụ Faraday và chạy xuống đất qua một điện kế.
Thí nghiệm của A.F.IOFFE đã chứng tỏ rằng từ trường gây bởi chùm electron song song trong chân không là trùng với từ trường của dòng điện thẳng có cường đô lớn trong dây dẫn.
Nhắc đến thí nghiệm trên và sau thí nghiệm của A.F.IOFFE thì bắt đầu chúng ta có thể nhìn thấy rõ quan điểm phiến diện của các thí nghiệm.
Nếu vào thời kỳ đó A.F.IOFFE cho tiến hành thêm một số thí nghiệm nữa về các chùm electron, proton thì chắc chắn rằng quan niệm bản chất vật chất sẽ được thay đổi từ cội rễ.
Điều khẳng định của A.F.IOFFE về vấn đề từ trường gây bởi chùm electron song song trong chân không là trùng với từ trường của dòng điện thẳng có cường độ lớn ở trong dây dẫn là một điều đúng nhưng phiến diện. Bởi vì sự trùng nhau của hai loại từ trường kể trên chỉ là hình thức còn bản chất thì sao? Nếu bản chất chúng cũng giống nhau nữa thì khi cho hai chùm electron song song (chạy cùng chiều) chúng sẽ hút nhau như hai dòng điện song song cùng chiều trong dây dẫn và ngược lại thì nó cũng sẽ đẩy nhau như trong dây dẫn điện vậy.
Phân tích bản chất của vật chất là điều quan trọng để dựng lại một cách khách quan về bối cảnh của thế giới tự nhiên về cội rễ. Bởi vậy tôi xin đề nghị thêm một số thí nghiệm sau đây để chứng minh và phân tích bản chất điện từ vật chất.
NHỮNG THÍ NGHIỆM ĐỀ NGHỊ
1. Sơ đồ thí nghiệm như của A.F.IOFFE nhưng không phải là một chùm electron mà là hai chùm electron song song.
Cho hai chùm electron chạy song song cùng chiều. Nếu bản chất từ trường của nó giống với từ trường của dòng điện trong dây dẫn thì hai chùm sẽ hút nhau. Tương tự như hai dây dẫn song song cùng chiều hút nhau nhưng tôi khẳng định trước là hai chùm electron song song cùng chiều sẽ đẩy nhau.
2. Sơ đồ thí nghiệm giống như sơ đồ trên, nhưng ngược lại cho hai chùm electron chạy đối song (ngược chiều) hai chùm đối song cũng sẽ đẩy nhau.
3. Thí nghiệm trên chùm proton:
- Cũng một sơ đồ tương tự như A.F.IOFFE cũng gắn hai thanh nam châm. Nhưng thay chùm electron bằng chùm proton (thay ống tia âm cực bằng máy phát proton).
- Từ trường của chùm proton sẽ làm cho hai thanh nam châm quay ngược phương so với chùm electron.
-Cho hai chùm proton chạy song song cùng chiều chúng sẽ đẩy nhau.
- Cho hai chùm proton chạy đối song (ngược chiều) chúng sẽ đẩy nhau.
Để giải thích các kết quả này một cách trọn vẹn chúng ta cần nêu thêm một số vấn đề sau đây:
Chúng ta không thể khẳng định rằng nếu có hạt từ tích tồn tại tức là nó phải tạo ra đường sức hở giống như điện tích. Vì nếu khẳng định như thế tức là cho rằng: hạt từ tích cũng phải chuyển động riêng lẽ như điện tích để tạo ra đường sức hở, từ tích không quan hệ với điện tích. Quan niệm như vậy vô tình đã phản lại quan điểm của thí nghiệm OERFSTED.
Chúng ta nên cho rằng nếu có hạt từ tích tồn tại thì Từ phổ của nó luôn luôn là đường cong kín vì từ tích mang tính chất từ trường và luôn ghép với điện tích. Vấn đề ở đây đã phủ nhận luận điểm là điện tích chuyển động sinh ra từ trường hoặc ngược lại mà cái chính ở đây là điện trường và từ trường là thuộc tính của vật chất.
Mục đích ở đây cần nhấn mạnh đến vấn đề phân tích bản chất điện trường của vật chất. Vấn đề từ trường cần xác định rõ ràng đâu là cực từ dương và đâu là cực từ âm. Đề từ đó xác định sự tồn tại của các hạt mang điện tích. Không thể nói một cách chung chung về từ trường đó là lưỡng cực từ (cực N và cực S) không thể tách khỏi được nhau.
Cũng đáng buồn cho các thí nghiệm trước đây khi người ta có ý định tách từ khối nam châm (tức là tách cực N ra khỏi cực S). Một ý tưởng thật tốt nhưng đáng tiếc là không thành công. Người ta đã bẻ gãy thanh nam châm ra làm nhiều đoạn, nhưng khốn một nỗi là mỗi đoạn trở thành một thanh nam châm mới cũng có lưỡng cực từ. Sau đó ghép các đoạn này lại thì chúng có tính chất đúng như thanh nam châm ban đầu. Từ đây người ta lại khẳng định rằng không thế có đơn cực từ được mà từ trường phải luôn luôn là lưỡng cực.
Ý đồ của những thí nghiệm đề nghị trên các chùm electron và proton song song, đối song là để phân tích rõ ràng bản chất của điện và từ.
Điện và từ có tính chất mật thiết với nhau (hút nhau trái dấu, đẩy nhau cùng dấu) chú ý rằng các hạt từ tích luôn luôn ghép với điện tích để tạo thành từ trường gọi là trường điện từ của vật chất. Vật chất luôn luôn có tính chất lưỡng tính điện từ tức là khó có thể tách các hạt điện tích và từ tích ra khỏi nhau. Từ tích đóng vai trường của điện tích. Điều cần thiết là phải quy định dấu cho các hạt từ tích vì nó có thể hiện tính chất của nó lên hiện tượng vĩ mô (nam châm) tương ứng với dòng điện. Nói đến đây vẫn còn là giả thuyết và chúng ta hãy thử lấy ký hiệu cho các hạt từ tích là П và quy định dấu cho nó (lấy ký hiệu để đơn giản vấn đề).
П+ ghép với e- tạo thành n∏+ (e- )
∏- ghép với e+ tạo thành n∏- (p+)
∏o ghép với no tạo thành n∏o (no)
Chú ý rằng ∏o sẽ bị phân cực tạo thành lưỡng cực từ của hạt nhân và chính sự phân cực này đã tạo nên sự kết dính của hai proton trong hạt nhân.
Đến đây có thể giải thích các kết quả thí nghiệm:
1- Sở dĩ hai dòng điện ở trong dây dẫn song song cùng chiều hút nhau là vì trường của nó có cả hai loại từ tích (∏+,∏-) chuyển động cùng chiều theo thời gian nên chúng hút nhau. Vì trường chuyển động cùng phương nhưng trái dấu (hãy hình dung electron chuyển động trong dây dẫn mang theo trường của nó).
Hai dòng điện ở trong hai dây dẫn đối song thì đẩy nhau mặc dù trường của nó cũng có hai loại từ tích. Nhưng trường của hai dây đối xứng ngược chiều nên chúng đẩy nhau.
2 - Còn vấn đề trường của chùm electron. Trường của nó là một trường đơn cực chúng chỉ là một loại từ tích. Cho nên khi cho hai chùm electron chạy song song cùng chiều hay ngược chiều thì nó cũng luôn đẩy nhau.
Vấn đề trường của chùm proton cũng là chùm đơn cực nhưng trái dấu với chùm electron vì kim nam châm trên thí nghiệm quay ngược phương so với chùm electron. Và chúng cũng luôn luôn đẩy nhau cho dù chạy song song cùng chiều hay ngược chiều.
Đây là vấn đề cần thực nghiệm để chứng minh, phân tích bản chất của vật chất. Đồng thời có thể nêu quan điểm của những thí nghiệm mới trên chùm proton, electron để giải thích thí nghiệm "bẻ gãy thanh nam châm" tức là giải thích ý đồ tách từ khối trước đây.
Trong nam châm thể hiện rõ sự sắp xếp định hướng của các electron, từ đó ∏+, ∏- cũng định hướng để tạo ra trường lưỡng cực. Sự định hướng của electron sẽ xoay quanh nút mạng phân tử chứ không thể hiện tính chất di truyền định hướng ra khỏi quỹ đạo nguyên tử để tạo ra dòng điện. Khi nêu rõ vấn đề này tức là phủ nhận quan điểm "dòng điện nguyên tố" ở trong nam châm.
Vấn đề định hướng của các electron nút mạng phân tử là hoàn toàn hiển nhiên. Vì khi từ hóa một thanh sắt chẳn hạn, thì thì thanh sắt bị biến dạng rõ rệt bởi sự sắp xếp lại các electron trong nút mạng tinh thể sắt. Sau khi bị biến dạng bởi từ hóa thì thanh sắt bắt đầu có từ tính. Và nếu có một nhiệt độ đủ cao để làm nóng nam châm tức là các electron trên nút mạng phân tử nhận được nhiệt năng sẽ chuyển động rời khỏi vị trí của mình từ đó thanh nam châm mất hết từ tính (chuyển động hỗn loạn trong nhiệt độ).
Bởi vậy, ý đồ tách từ khối (đơn cực từ) trước đây là hoàn toàn thất bại, dù cho ý đồ đó có những phương pháp tinh vi đến mức là cắt thanh nam châm cở chiều dài phân tử thì khi đó nó vẫn thể hiện tính lưỡng cực của nó.
Với những điểm của giả thuyết này, ∏- tức là cực S của nam châm là trường của proton, còn ∏+ tức là cực N của nam châm là trường của electron.
Khi vật chất ở trạng thái bình thường thì prorton luôn luôn kết hợp với electron để tạo ra lưỡng cực từ (chưa nói về lưỡng cực từ ở hạt nhân) vì hạt nhân cí sự phân cực của notron.
Như vậy, chúng ta không thể tách đơn cực trên từ nam thanh nam châm đơn giãn được. Vấn đề tách đơn cực từ chỉ được thực hiện trên chùm electron và chùm proton. Chùm electron cho ta đơn cực N và chùm proton cho ta đơn cực S.
Nguyễn Văn Nhuận - (Nguyễn Văn Nhuận)
Trên lý thuyết thì đơn cực nam châm có tồn tại, nhưng chưa ai có thể nhìn thấy được hiện tượng này. Nếu bạn làm được điều đó thì bạn có thể nhận đc giải Nobel vat lý đấy. Bạn có thể tìm hiểu thêm "magnetic monopole". Đó là tên tiếng anh của hiện tượng này. - (Ngọc)
Không có cách nào cả bởi vì mỗi phân tử nhỏ trong nam châm đều phân cực như vậy. - (Noname)
Toi thi k ranh ve vat ly nhung toi co cau hoi vui nay danh cho ban nhe: neu ban da co ban gai (hoac co vo), sau khi chia tay vay ban co di tim 1nua khac nua hay khong? Cau tra loi cua toi la "Co" vi do chinh la Quy Luat. Khong biet cau tra loi cua ban la sao ha...hiii - (H.Molica)
Từ trường của nam châm theo hướng của từ trường trái đất. Do đó nó có 2 cực nam bắc giống như 2 cực nam bắc của trái đất. Nếu mang đi rời xa trái đất (và kể cả bất cứ hành tinh nào) thì nam châm sẽ không còn định hướng nam bắc nữa. Như vậy nó sẽ không còn cực riêng. - (Tran van Hoa)
Ta đã biết nam châm được cấu tạo từ các hạt mang từ tính, mỗi hạt đó đều có 2 cực, được sắp xếp xen kẽ nhau. Cực nam của mỗi hạt quay về 1 phía tạo nên cực nam của nam châm. Cực bắc của mỗi hạt quay về 1 phía tạo nên cực bắc của nam châm.
Màu đỏ là cực bắc
Màu xanh là cực nam
Do sự sắp xếp đó, nên khi bẻ thanh nam châm, nên cái phần bị bẻ gãy lại tiếp tục chia cực bắc và nam - (Tu Bobo)
Câu hỏi của bạn giống như: Cây gậy có 2 đầu, khi bẻ đôi thành 2 thanh thì vẫn có 2 đầu. Vậy có cách nào để tách 2 đầu gậy ra không? - (Manh Duc)
Nhà vật lý người Anh Paul Dirac đưa ra giả thuyết đơn cực trong thế giới lượng tử. Tuy nhiên hiện nay giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh đầy đủ là đúng hay sai. Do đó nó mới chỉ ở mức độ giả thuyết, chưa thể được coi là lý thuyết. - (Marlin)
không được đâu bạn ơi. Dù có tách nhỏ cỡ nào thì luôn tồn tại 2 cực của nó. Tuy nhiên không phải là không có cách, khoa học đang nghiên cứu về NAM CHÂM ĐƠN CỰC đó. Bạn có thể tìm hiểu đề tài đó tại nhiều trường đại học về kỹ thuật ở nước ta, ví dụ như trường ĐH Bách Khoa chẳng hạn. - (kehuydiet113_108)
Không thể tạo ra từ trường đơn cực (monopole) từ nam châm được. Thực tế thì hoàn toàn không thể tạo monopole từ các phân tử, tuy nhiên có thể tạo được monopole từ hạt Higgs bosson. - (DP)
Nam châm là một nguồn từ có hai cực: Bắc và Nam, và một từ trường tạo từ các đường từ đi từ cực Bắc (N) đến cực Nam (S). nam châm chữ U Sự tương tác của các cực từ cũng giống như tương tác giữa các điện tử: các cực cùng loại đẩy nhau và các cực khác loại hút nhau. Tuy nhiên, có một sự khác nhau cơ bản giữa cực từ và điện tử là các cực từ bao giờ cũng xuất hiện thành từng cặp có cùng cường độ và khác loại. Nếu bẻ gãy một đầu cực của nó thì phần còn lại vẫn là một thanh nam châm với đầy đủ hai cực => Ta không thể tách cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm ra khỏi nhau cho dù thanh nam châm đã trở nên vô cùng nhỏ. - (thuy)
Câu hỏi rất nghiêm túc và thể hiện sự mong muốn tìm hiểu thông tin khoa học. Trong khi đó, lại có rất nhiều câu trả lời thiếu nghiêm túc hay thậm chí là vớ vẩn. Nếu các bạn không hiểu bản chất của các vấn đề khoa học như vậy và không muốn tìm hiểu thông tin thì đừng đăng bài trả lời, để cho những người thực sự mong muốn tìm hiểu và chia sẻ kiến thức vào gửi bài thôi. - (Bình)
nếu bạn tách được 2 cực của nam châm thì nó ko còn là nam châm nữa, như vậy cục sắt chính là nam châm đã tách cực... - (Andy Nguyen)
Theo như sự hiểu biết đơn giản của tôi thì điều đó là không thể vì nói nôm na từ trường của nam châm là do từ trường của vô số những cục nam châm nhỏ (cỡ nguyên tử) trong nam châm hướng cùng chiều nhau tạo thành. Do vậy nếu bạn có cắt cục nam châm cỡ nào thì nó bao giờ cũng có hai cực nam và bắc cả. - (nna)
Đưa năm châm ra khỏi từ trường trái đất thì mới không còn cực hút của năm châm nửa - (nguyen dung)
Đây là vấn đề nhạy cảm, phải xin ý kiến các cấp, chính quyền địa phương phải vào cuộc, phải kết hợp tuyên truyền và giáo dục, cần có những biện pháp cứng rắn là răn đe, như thế mới hiệu quả ... HIỂU CHƯA ? - (huylatao6789)
Để làm được như vậy thì chỉ có mỗi một cách là bịt nhựa một đầu nam :) - (hlong1970)
không, bên có nhiều điện tích thì 1 bên phải có ít. bạn dùng nam châm làm nhiễm từ cục sắt cũng tạo 2 đầu bắc nam do điện tích chạy. còn việc tách thì không thể và cũng chả có ứng dụng j. chỉ còn 1 cực nam châm làm gì còn đường sức từ để làm động cơ - (Huy)
Bạn có tách 2 mặt của 1 đồng xu ra được không? - (Trung Hai Trieu)
bẻ lẻ, đừng bẻ chẵn. - (bác học)
nghiền nó ra bột siêu mịn thì ko còn phân biệt cực nào hết, giống mực in, trong mực in và photo có bột từ nếu nó có cực âm dương thì chắc sẽ in ra đen xì - (hoangvudb)
Bạn sẽ được giải Nobel Vật lý nếu bạn tách được cực của nam châm, có khi ngươi ta còn đổi tên giải Nobel thành tên của bạn. Nói cách khác, tách cực nam châm là điều không thể. - (Đình Quý)
Ban thu tao ra vien nam cham hinh tron xem.chi co the chac moi kg co cuc ro ranrang thoi, hiii - (nguyenTinh)
Hai cực của nam châm tồn tại song song không thể tách rời. Chúng ta có thể có rất nhiều ví dụ như: mặt trái và mặt phải của một đồng tiền vậy. - (anh tran)
Theo tớ biết, muốn làm cho nam châm mất từ tính thì hơ nóng nam châm qua lửa. Chứ bẻ đôi thì vẫn 2 cực bạn ạ. - (văn sỹ)
Theo mình biết thì không bạn ạ, đường sức từ phải là những đường kín, tức là có đầu ra và đầu vào và lẽ dĩ nhiên là có 2 cực Bắc và Nam! - (Tuấn Nguyễn)
Bạn sẽ tách được nếu bạn chứng minh có đơn cực từ, và bạn sẽ được nhận giải Noben Vật lý. - (AnhMT)
Đem nung trên lửa nhé. - (duongpv)
không bao giờ làm được điều này. Vị dụ như dòng điện phải có 2 cực thì mới có dòng đi qua - (specialist123)
Không thễ được bạn ơi, vì bất kỳ nam châm nào củng có hai cực - (Thanh Tien)
có bạn cho vào môi trường có từ trường lớn hơn từ trường mà Nam châm sinh ra , xe bị triệt tiêu thôi. - (doan_sang)
Thì đưa chúng ra xa với khoảng cách cần thiết là chúng tách ra đó thôi , hay bạn có thể xác định hướng băc với băc , Nam với nam là nó tự tách - (Cá kho)
Tách được nung nóng lên.đừng để cho nó nguội lại - (hoàn mdcb)
Cháu biết được rằng khi nam châm bị tách đến một giới hạn nào đó thì nó sẽ mất từ tính, vì lực hút lúc này là yếu nhất, ta xem như không tồn tại - (Trang)
Khi mới đọc qua câu hỏi thì tưởng là điên rồ, nhưng mình bình tĩnh lại thì thấy hết sức thú vị. Chắc chắn một điều là thanh nam châm như bạn nói không bao giờ có một cực rồi, nhưng rất có thể ban đầu khi mới hình thành vũ trụ thì từ trường chỉ có một hướng mà thôi. Ngày nay người ta đang cố gộp 4 lực tự nhiên là lực điện từ, lực hấp dẫn, lực hạt nhân yếu và mạnh làm một loại lực, hoặc các loại lực này có thể biến đổi lẫn nhau, khi nào chứng minh được điều này thì rất nhiều câu hỏi sẽ được trả lời, rất nhiều nghịch lý sẽ sáng tỏ. Nếu ai cũng nghĩ trái đất là trung tâm vũ trụ thì khoa học đâu có ngày nay phải không? - (lifecare333)
Hiện nay thì chưa có, Nếu tách được thì lúc đó nó không còn là nam châm nữa...mỗi một nữa là một điện cực...vậy nó là cục pin...?! - (Hlong)
Cho đến bây giờ thì khoa học vẫn chưa phát hiện ra nam châm đơn cực. - (Vu)
nói như chủ topic thì sao không gói việt nam thành một miền bắc hoặc 1 miền nam mà lại đi chia ra thành bắc trung nam.. điều dường như không thể - (Chỉ Anh Hiểu Em)
nếu bạn tìm đc cách tách các cực nam châm thì bạn là nhà khoa học số 1 thế giới đấy ;) - (Huynh Ta Thanh)
Theo mình biết là phải làm mất từ tính của nó đi :) - (Lê Văn Hùng)
Khi bẻ đôi 1 thanh nam châm thì 2 thanh có 2 cực giống như thanh lớn ban đầu. Nếu bẻ tiếp sẽ tạo ra 1 nam châm mới. Kết quả như thế vì 1 thanh nam châm được cấu thành từ các "phân tử" nam châm sau thi thanh kim loại được từ hóa thành nam châm. Chẳng có cách nào "tách cực" cả. - (Hùng)
Tách ra làm gì. - (tran thai)
Bạn có cách nào bẻ 1 cây đũa thành những cây đũa chỉ có 1 đầu không? - (Vo Than Giao)
Không thể ! 2 cực nam châm chúng tồn tại song hành với nhau - (Loan Thi Lo)
ôh ! có chứ ! ... !
cầm cục nam châm nung đến nhiệt độ tầm 400 độ hoặc hơn (khoảng thế) là đc ! ... ! - (Quang Bình)
Không thể nào bạn ah, nếu tách được thì nó không còn là nam châm nữa bởi vì đường sức từ phải là một đường kín mà. - (Van Linh)
neu the thi khong con la nam cham nua- hay tim hieu nguyen ly cua nam cham - (nguyen van phuc)
ko bạn ạ - (Culé)
không thể được đâu BÁC ơi .NẾU BÁC CÓ HIỂU VỀ VẬT LÝ thì để tôi giải thích : Hầu hết các vật thể được cấu tạo từ các nguyên tử, các nguyên tử lại là sự hợp thành của các hạt điện từ và các nhân nguyên tử tạo thành. Trong đó, các hạt điện di chuyển xung quanh nhân nguyên tử, các hạt này di chuyển tạo ra từ trường, nhưng do các hạt di chuyển hỗn loạn nên các từ trường bên trong các nguyên tử bị triệt tiêu lẫn nhau. ( hiểu đơn giản là khi trên 1 con đường các xe chạy tùm lum chen lấn thì giao thông sẽ bị tắc nghẽn)
Đối với nam châm, chúng được cấu tạo từ các loại vật liệu sắt từ như sắt, coban, ..Các hạt diện trong các nguyên tử từ này không di chuyển hỗn loạn như trong các vật khác, chúng di chuyển theo một hướng nhất định và không triệt tiêu từ tính lẫn nhau vì thế nam châm mang từ tính - (Quoc Thang Tran)
Không thể được. Vì hiện nay khoa học chưa thể tách rời những hạt điện tích bên trong nguyên tử. Lực liên kết giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử là rất lớn - (Minh Huy)
Bạn đặt câu hỏi thật thú vị nhưng vẫn thiếu dáng lẽ Bạn phải dùng cụm từ nam châm Vĩnh cửu vì đã Vĩnh cửu thì có nghĩa là mãi mãi là không Bạn nhé dù Bạn có băm ra Hàng trăm mảnh mổi mảnh vẩn có hai Đầu cực khác nhau. - (Trần hữu phú)
Các nhà khoa học đang nghiên cứu điều đó! - (tt)
nam bắc nối liền không tách được đâu - (vubinh0918)
Bạn có cách gì à? - (drtrungdung)
Câu trả lời là KHÔNG. Bởi vì, từ trường được biểu diễn như những đường cong khép kín, đi ra từ cực Bắc rồi đi vào cực Nam, tương ứng!! - (Hoang Nong)
Khong co cach nao het. Biet vi sao khong? - (vu)
cái này chuyên sâu quá...chắc phải để chuyên gia giải thích...mà mình nghỉ giải thích cái việc này cho bạn hiểu chắc ít nhất cũng 5 trang giấy ah..hehe - (Lãng Khách)
không - (Tâm Nguyễn)
có dây cho vào lửa - (long)
Câu trả lời là không có cách nào làm đc thế cả !!! - (Tuấn Nguyễn)
Thắc mắc hay Khi còn 1 phân tử sắt từ thì còn là nam châm! Do đó không thể tách 1 Nam châm thành 2 phần có 2 cực riêng rẽ. - (Liem chinh)
Cho dù bạn có tách ra cho tới cấp độ nguyên tử thì cái nguyên tử đó cũng lưỡng cực nốt! :D - (Minh Hiệp)
Nếu tồn tại một nam châm đơn cực, nó phải có năng lượng, khối lượng vô cùng lớn, khi đó mọi loại năng lượng và vật chất sẽ chỉ đi vào ở trong thời gian xác định - (CUONGHA)
Mình đang nghiên cứu tách cực để nhận giải Nobel nhưng chưa được, chắc mất nhiều thời gian lắm mà bây giờ tóc mình bạc trắng rồi...triệt từ tính/ từ trường thì ok, tách cực thì nhiệm vụ bất khả thi! - (Sơn INTEK Paint)
bạn search magnetic monopole sẽ có khá nhiều bài viết về nó, thấy bảo vừa thí nghiệm thành công ở mức độ nguyên tử - (thien long)
@Dốt: Nói như bạn thì sẽ ko có nhà khoa học,ko có phát minh nào cả. Bạn đúng ng Việt Nam, cứ thấy ý kiến thắc mắc nào là chê bai dè bỉu. Ở nước ngoài ngta dạy bằng cách khuyển khích suy nghĩ cá nhân, phát bỉu ý kiến...còn ở Việt Nam, những ng như bạn lại chỉ muốn lúc nào cũng chỉ bit ngta noi thế,số đông nói thế là đúng,khác là sai, là lập dị, bùn cho bạn - (Mini)
Lấy 2 nam châm dạng thanh giống nhau ghép 2 đầu cùng dấu lại, thế là được một thanh có hai đầu cùng dấu (cùng bắc hoặc cùng nam) - (diep)
Nếu tạo ra được nam châm đơn cực, đó sẽ là một trong những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 21. Muốn tạo được nam châm đơn cực phải có những đột phá khoa học về hạt, về vật chất vũ trụ. Những năm đầu thế kỷ 21 con người đang thu được những thành công ban đầu, còn chặng đường dài phia trước và sự nỗ lực hết mình. Hy vọng một ngày nào đó con người chế tạo được thiết bị chống lại từ trường trái đất, khi đó mỗi người gắn 1 cái trên người thì có thể bay được - (Có thể)
dùng 1 thanh sắt để gần nam châm, sẽ có sự dich chuyển các điện tích trong thanh sắt đó chia thành hai cực với 2 điện tích khác nhau. cái đó là như ta đã biết, khi đó, thanh sắt sẽ giống như một nam châm. vậy đúng lúc đó ta cắt rời thanh sắt làm đôi theo hai cực của nó thì thế nào nhỉ? - (trang)
Đừng nghĩ vô ích bạn à, vốn dĩ nó là một phần không thể tách rời của nhau, nếu tách rời thì chỉ còn là cục sắt, bởi nam châm được tạo từ những nam châm rất nhỏ nằm cùng một trật tự, nếu có cắt 1->2, 2->4....thành những nam châm nhỏ hơn mà thôi. - (Hoàng Tuân)
Theo mình nghe đc thì các nhà khoa học quân sự mỹ đa tách cực đc và đang chế tại một loại bom...từ. loại bom này không giết người nhưng phá hỏng các thiết bị điện tử trong một bán kính rộng. Đã làm đc bạn nhé - (ngọc anh)
Ko piet nua ban oi ban thu hoi ai khac xem. Neu tach loai nho thi de con loai lon thi chua biet - (kevin)
Hiện nay chưa có biện pháp nào để tìm ra đơn cực từ cả ! - (chatsuotcuocdoi)
Có, nhung phai trong Môi truong phòng thí nghiem - (aTai)
khong - (phuongtroibac@gmail.com)
Theo tôi biết thì là không. Không tồn tại đơn cực từ mà chỉ có lưỡng cực từ thôi. - (Dương)
không thể - (công)
nếu mà tách ra được thì k có cái ji đc gọi là "LA BÀN" nữa rồi. - (P)
mọi điều không thể cũng có lúc thành có thể..... Một câu hỏi hay không nhất thiết phải từ một người học cao hiểu rộng..ha..ha.... - (20031977@)
Bây giờ chưa ai làm được, nhưng tương lai thì sao? Biến điều tưởng chừng ko thể thành có thể cũng là mục đích của khoa học, cố lên các bạn trẻ! Nghe nói anh Carlos va anh Bill vừa tài trợ cho giải Nobel 1 tỷ đôla đóa, hehe - (heomap)
Có âm ắt phải có dương Có trai thì phải có gái mới có con . Chỉ một mình chúa là Ông trời sinh ra thui - (Thanh Bình)
Đay La điều tất yếu bạn ạ. - (Nguyen van huy)
Nếu các nhà khoa học chứng minh được sự tồn tại hạt của chúa thì người ta sẽ tách được cực nam châm
Nguyễn Nhuận - (Nguyễn Nhuận)
Một câu hỏi hay. Người làm khoa học không nên suy nghĩ theo lối mòn, câu hỏi của bạn là một gợi ý tách ra khỏi lối mòn tư duy. - (Binh)
Lúc hiện tượng sự vật đang ở trạng thái cân bằng thì chả bao giờ có đơn cực. Có liên xô thì cũng chấm mỹ thôi. - (giangh)
hien tai khái niệm đơn cực đã tồn tại lâu r bạn ah....vd bạn ma sát 1 vât nào đó sẽ tồn tại điên tích âm (dương ) trên vật đó .chính là 1 cực.còn nam châm luôn tồn tại 2 cực vs tự tạo ra điện tích cho chính nó mới dk gọi là nam châm.nếu k nó chỉ dk gọi là vật thui bạn ah... - (haphu)
Làm người sao các bạn Cứ lạm dụng từ KHÔNG. Trong vũ trụ không gì là không thể, mọi sự vật hiện tượng chỉ tồn tại tương đối thôi, không có gì là vĩnh viễn, mãi mãi.
Thế nên cứ tìm tòi, khám phá đi. ngày xưa ai nói Trái Đất hình tròn là bị xử tử. Các bạn đang tồn tại trong thế kỷ 21 thì có thể chưa biết nhiều đâu. Thế nên đừng dùng từ không. Ai phê phán nguời đặt câu hỏi này mới là người ấu trỉ. - (phuongright)
dễ thôi đưa vào nhiuệt độ cao , nam châm mất đi từ tính thì ok - (cuong)
minh nghi la nam cham 1 cuc nhiu lam chu. va cuc am luon co suc hut manh liet hon cuc duong do cac ban. va tren trai dat nay co khoang 4,5 ti cuc am va cuc duong - (tran huy)
Cho 1 cuon dây nối 2 cực của Nam châm hay cục Pin đưa vào Bạn sẽ hiểu thôi! - (khôi)
Tách được đấy nhưng phải tìm đến Trâu Quỳ và hỏi viện tâm thần. Vào đó lên Thần là làm được ngay ấy mà - (lê văn lợi)
chỉ có mang nam châm lên không gian cách xa trái đất và các hành tinh thôi thì mới có cơ hội tìm ra! - (nguyenthang_79@yahoo.com.vn)
never - (ha_chi_thanh)
từ trường là một vòng tuần hoàn khép kín, nếu không có từ trường đi ra (Bắc) thì lấy đâu ra để đi vào (Nam) và ngược lại. - (không ngừng học)
Nếu nam châm có một cực thì lại không là nam chấm nữa, nó chỉ là cục thép rỉ mà thôi - (Tran Quynh)
Đem ra ngoài trái đất thử xem được không ? - (Andre Nam)
Trái đất cũng là một cục nam châm Khổng lồ đó bạn. Nếu bạn tách được nó ra theo đường xích đạo là bạn đã có 2 cực của nam châm rồi đó. Không tin thì bạn cứ thử nghiệm xem nha. - (Id@wn)
Một tour du lịch từ Sài Gòn đi Đà Lạt, ta xem đó là 2 cực của một hành trình, bạn có thể tách Sài Gòn ra khỏi Đà Lạt được không ? câu trả lời là có, nhưng khi đó chúng chỉ còn là những địa danh rời rạc, không còn là 2 cực của một hành trình nữa. - (binh)
Không gì là không thể. Trước kia khi tìm được "hạt nhỏ nhất không thể phân chia được" người ta đặt tên nó là nguyên tử (nghĩa là không phân chia được). Hiện giờ thì nguyên tử được cấu tạo tử các hạt nhỏ hơn nhưng tên cũ vẫn giữ. Vậy hiện tại chưa thể tách nam châm thành đơn cực nhưng tương lai thì không gì là không thể. - (Trực Ngôn)
Các hạt liên kết với nhau cũng theo nguyên tắc âm dương, nên có thể nói rằng khái niệm đơn cực (mono-pole) chỉ tồn tại ở cấp độ hạt hoặc dưới hạt - (omnimani)
don gian thoi ma mun nam cham k co cuc nao thi xoa xo cuc do di la dc. nam cham chu yeu dua vao cuc cua trai dat. - (camry)
Vạn vật nương nhau mà có, có Nam ắt phải Có Bắc, Có Phải ắt phải có Trái, có Trên ắt phải có Dưới... không thể tách ra được - (hunglestc)
Mình thì ko giỏi vật lý lắm nhưng mình nhớ la các phân tử trong nam châm luôn sắp xếp cùng một hướng, chính vì điều này nên tạo ra từ tính và phân cực. Vậy nên có cắt cục nam châm hàng nghìn mảnh thì vẫn phải có 2 cực - (Cường)
"vạn vật tương sinh tương khắc" luôn luôn đúng - (khanhkex)
Nếu vậy thì hãy nghĩ đến tách cực của trái đất. - (Nguyen_Hãn)
xẻ đôi trái đất theo đường xích đạo là tách đc 2 cực nam châm - (Đạt)
Tách đc phân tử thỳ tách đc, nó gồm ǹ thanh nam châm tý hon mk - (Mạnh SơnBằng)
Bạn nung nóng cục nam châm đó lên là mất luôn cả mà - (Lê cường)
Đàn ông phải có đàn bà
Nam châm hai cực mới là nam châm - (Ninh béo)
Bạn cầm cục nam châm cho vào lò phản ứng hạt nhân chờ nó phân rã, lấy cái vợt bắt cá hớt cãc nguyên tử âm cho vào 1 túi, nguyên tử dương cho vào 1 túi. - (nguyễn)
Nhan tien cho minh hoi luon nguoi ta tao ra nam cham nhu the nao vay? - (comay)
tìm hiểu về khoa học thì tốt nhất bạn nên học giỏi tiếng anh thì search google tài liệu tiếng anh sẽ nhiều hơn và hay hơn. Cái bạn đang hỏi tiếng anh có tên là Monopole, bạn google tìm hiểu nha, vừa có tin tức là các nhà khoa học đã tạo thành công monopole rồi đấy. Nhưng việc bẻ một thanh nam châm bình thường tạo ra 2 thanh nam châm, 1 có cực bắc, 1 có cực nam là không thể. Việc tạo ra Monopole được thực hiện từ những nguyên liệu khác. - (Paul Nguyen)
No GIONG nhu con Dia co cat ra no van nhu vay,NE ban hoi chi ma RAC roi vay ? - (Gaigia)
Câu hỏi hay, hãy triệt tiêu lực của nó bằng cách đối lực nhau...lâm châm có bốn trường hợp, trường hợp ( S-S, N-N) thì đẩy nhau...hợp, trường hợp (S - N, N - S)thì hút nhau, trường hợp này đợi kềt quả tốt đẹp từ các nhà khoa học hiện tại và tương lai... - (youngheart)
Bao giờ kiếm được cái gì đó mà chỉ có phía trước, không có phía sau thì sẽ tách được cực năm châm =)) - (Vantd)
Mọi người cm hãy đi sâu vào phân tích ở cấp độ vi mô ( cấp độ hạt nhân, nguyên tử) nếu không thì tầm thường quá. - (unknown)
âm dương nằm liền nhau nhưng nếu nằm kề nhau thi môi trường chúng tác động với nhau có khi nào hình thành 1 không gian từ trường lớn ko nhỉ??? và đến mức độ nào đó cực mạnh sẽ sinh ra thứ gì nhỉ??? - (tb)
vẫn có PD mà, kiểu gì chả có ko cực. - (vl@gmail.com)
Bạn có 1 câu hỏi rất hay, nếu đây là câu hỏi bạn tự nghĩ ra chứ ko phải học theo người khác thì mình tin bạn là người tài giỏi - (phan van dat)
xin lỗi em nếu em tách được thế giới này không còn bắc và nam nữa:D - (Hoàng Diệu Lâm)
Nếu Nam châm có có dạng hình viên bi thì một bán cầu là cực bắc, bán cầu còn lại là cực nam. - (hope_140283)
Mình có ý kiến thế này, thay vi tách cục nam châm ra thì bạn dùng 2 cục nam châm ghép lại. Nhớ ghép 2 đầu cùng cực bạn sẽ được cục nam châm có hai đầu cùng hit́ hoặc đẩy. - (lê Hoàng)
Xin hỏi các bạn là nam châm trong vũ trụ ở trạng thái không trọng lượng thì ra sao? - (dungdoviet)
Đây là câu hỏi có tính chất bản chất vật chất, có phần triết học., giống như chuyện tách giọt nước làm hai liên tục thì sẽ đến lúc không tách ra được, lúc đó vật chất đó gọi là phân tử nước. Tương tự khối nam châm cứ tách làm hai, làm bốn , làm tám....liên tục đến lúc cuối cùng ta có được một phân tử Fe3O4 và phân tử này vẫn xử sự như một nam châm, tức là vẫn phân cực nam bắc. Nếu tách phân tử này nữa thì sắt sẻ rời Oxy, ta không còn gọi là nam châm nữa . - (lengocdungtn)
lấy keo 502 dán 2 đầu cùng cực lại - (Minhtuananh Nguyen)
wowowo nếu là 1 cực thì nó là cực bắc hay cực nam? mà như vậy thì sao gọi là nam châm?? - (Anh Tuấn)
Nung đỏ lên là xong, lúc này chả còn cực nào nữa. OK - (tuyen2@gmail.com)
Chắc bạn quên sự hình thành từ tính của sắt non mà bạn đã học hồi cấp ba.Nguyên nhân có từ tính của sắt nhờ các dòng điện phân tử(thuyết Ampe)Như vậy từ tính của nam châm có được nhò dòng điện,xung quanh dòng điện luôn có từ trường.Bản thân mỗi thanh nam châm có vô vàn dòng điện phân tử nên có vô vàn từ trường,theo nguyên lý chồng chập,các từ trường này "cộng"lại làm cho từ trường của thanh nam châm mạnh lên.Bởi vậy không thể "tách"từ trường của thanh nam châm,nói cách khác không thể có thanh nam châm một cực.Mời bạn giở sách giáo khoa Vật lý cấp ba đọc lại bài Giả thuyết của Amper về từ trường,và sự tồn tại từ trường xung quanh các dòng điện - (Tiến Hùng)
Các đặc trưng của từ trường từ trước đều được định nghĩ thông qua thí nghiệm liên quan đến nam châm 2 cực . Bạn muốn tách nam cham thành 2 cực để đạt được tính chất vật lý nào ? Từ đó mới nghiên cứu đặc điểm và định nghĩa về nam châm đơn cực . Rồi mới hình thành các tách , chứ bạn cứ giữa nguyên tính chất của từ trường đặc trừng của nam châm đa cực thì sao tách được . - (Minh)
Không bao giờ, nếu không thì vũ trụ sẽ không tồn tại - (Lê Hùng Sơn)
Có. Đơn giản lắm. Bạn lấy một thanh nam châm to. Kiểm tran xem đâu là cực bắc. Đâu là cực nam. Ktra đc bạn lấy viết ghi vào đó. "cực bắc. Cực nam". Lấy dao thật sắc chặt thanh nam châm ra làm 2 thế thế là bạn có một đầu là cực bắc một đầu là cực nam. Chú ý nếu muốn nối thì phải nối cực bắc vào cực nam nhé. Good luck - (Mr xỏ)
Câu hỏi của bạn cũng tương tự như việc tìm cách làm mất đi 1 mặt của tờ giấy. - (Cường)
có chứ! nếu xét điều kiện để nam châm trờ thành duy nhất 1 cực thì đem nó vào môi trường tĩnh điện, môi trường đó và các thiết bị sẽ tái tạo nam châm 2 cuc => 1 cưc
hehe!đó chỉ là cách khoa học thoy :) - (A THANH DANG)
Mĩnh nghĩ tương lai chắn chắn phải có, không những đơn tính mà còn lưỡng tính đa tính nữa vì theo sự đời Có nam có nữ ắt có Gay... Happy new year ^^ - (tracy305)
CUONGHA
z lỗ đen vũ trụ có tính là nam châm 1 cực không bạn?? - (vincent)
Chờ cho nó hết từ tính - (vinhvkx)
Phải có 2 cực thì mới gọi là nam châm,nếu không thì là cục sắt.Bản chất của nam châm là các đường sức từ đi từ cực bắc sang cực nam thành một vòng khép kín. - (Vinh)
Sẽ thế nào nếu nam châm tròn như bi ? - (Trantrongdunghp Trantrongdunghp)
@@.giống như cục pin có thể tách dc cực + và cực - ra k.Nam Châm có từ tường từ các đường sức từ có hướng từ cực bắc tới cực nam,nếu đơn cực thì làm sao tạo ra đường sức từ để sinh ra từ trường nếu k có từ trường thì k còn là Nam Châm òi. Tới h khoa học chưa chứng minh dc đơn cự tồn tại bạn ah
p/s: đơn cực thì k có mà để nam châm k còn cực nào thì dể đó pạn,đốt nó đi sẽ kc òn cực nào nửa (mất từ tính) :)) - (Nguyễn Thanh Giàu)
Bạn có thể đem NAm Châm đốt trong lửa 15 phút sau từ tính nam cham sẽ giảm nhưng không phân cực được đâu Bạn ơi.
Thanks
- (hohaihien123@yahoo.com.vn)
Nam châm có hai cực hút nhau thì kệ nó, tách ra làm gì cho mệt. - (tr.bot)
Sao gọi là nam châm mà không gọi là bắc châm? Hay nam bắc châm, bắc nam châm, nam châm bắc, bắc châm nam??? - (vuphiphi)
Theo tôi, nếu có 1 cục nam châm đơn cực, cũng giống như " lỗ hổng vũ trụ" vậy, cài gì nó hút vào cũng sẽ biến mất hết. - (Nguyễn Hữu Phúc)
Tôi đã tìm ra nam châm 1 cực. Bạn nào biết chỗ nhận giải chỉ giúp với. ( vì lý do bảo mật ko thể tiết lộ ). - (dung007)
đem hơ lửa thanh nam châm thì nó còn cực bắc hay cực nam không? - (naitraubo)
Theo tôi nghĩ nó như thế này. Mỗi nguyên tử cân bằng về điện sẽ bao gồm một hạt nhân mang điện tích dương và các electron bao quanh nó có điện tích âm cân bằng với hạt nhân. Khi có tác động làm tăng/ giảm electron thì nguyên tử sẽ mất cân bằng điện. Khi chế tạo nam châm vĩnh cữu người ta đưa vật liệu cân bằng điện ban đầu vào từ trường mạnh, lúc đó electron sẽ bị đẩy sang 1 bên vật liệu và bên này sẽ tích điện âm, bên còn lại mất electron sẽ tích điện dương và từ đó nó phân cực cho nam châm. Vậy tại sao electron chênh lệch giữa 2 cực đó không tự cân bằng? Đó là do cấu tạo mang tinh thể của vật liệu từ tính nam châm vĩnh cửu. Khi băm nhỏ nam châm ra thì nó tạo ra vô số nam châm mới cũng là do sự mất cân bằng electron trên vật liệu nên nó luôn tao ra 2 cực tính. Đối với nam châm điện thì các bạn sẽ thấy rõ điều này, khi ngưng cấp điện thì nó mất ngay phân cực do vật liệu này ko ngăn dc electron tự động cân bằng. Tóm lại phân cực của nam châm là phân cực của sự chênh lệch điện tử ở 2 cực và do đó sẽ ko có chuyện nam châm 1 cực - (Tam)
Theo tôi nghĩ thì, nếu ai mà biết tại sao nó có tên là " nam châm " thì sẽ tách được...!hj - (Van minh)
Đây quả thật là một câu hỏi hay! Nhưng rất tiếc, cho đến giờ, việc tách cực cho nam châm vẫn chưa thấy ai khẳng định! Khi đọc những bình luận thì mình rất thất vọng khi thấy có rất nhiều người vẫn bị bó buộc bởi cái lý thuyết mà họ cho là "bất di bất dịch". Nếu chỉ chấp nhận với lý thuyết hiện tại và bác bỏ những cái được gọi là "phi lý thuyết" một cách vô tội vạ thì chắc trên đời này ko có một Thomas Edison lừng danh đâu! Mọi thứ đều có thể có ngoại lệ và thành công có thể đến với những người tìm ra ngoại lệ đó. - (Câu hỏi hay!)
Nếu bạn đứng ở cực nam trái đất thì xung quanh bạn sẽ là hướng bắc, và ngược lại, đúng không? Nếu vậy thì thỏi nam châm lúc này sẽ hoạt động ra sao (đặt thỏi nam châm nằm ngang) ??? Nếu cảm thấy chưa đủ thì đưa thỏi nam châm ra ngoài vũ trụ!!! - (Nanino)
Vì nam châm chịu ảnh hưởng của từ trường trái đất, có hướng vào nam ra bắc. do vậy dù bẻ nó ra thì nó vẫn phân cực bắc nam. - (Hoa Pham)
Hình như kiến thức đã học của vật lý lớp 8. - (dong)
Bạn hãy đọc thêm quyển Sự tiến hóa của Vật lý của Einstein - (lch)
khi tách ra, cũng có 2 cực vậy khi ta cho 2 thanh nam châm hút lại với nhau thì cũng có 2 cực ?? tại sao vậy - (kiệt Lý)
nam cham vinh cuu kim loai gi? - (namtran68.dt)
Mình nghĩ hai cực của nam châm giống như là mặt của một vấn đề, tức là trái phải, nếu có cái này thì phải có cái kia đồng thời. - (Thành Bôn Ba)
Câu hỏi của bạn làm tôi nhớ 1 chuyện trong truyện Doreamon về các cực S, N riêng lẻ của Đô Rê mon cho Nobita để hút Xuka. Vậy chỉ có trong truyện này mới có đơn cực mà thôi. - (LKV)
Nếu bạn bẻ gãy với ý định lấy đi 1 cực để tạo thành 2 nam châm đơn cực thì điều này sẽ không bao giờ xảy ra do ngay sau khi bị gãy nam châm sẽ hình thành 2 cực có nghĩa là bạn sẽ có 2 nam châm bình thường tạo từ nam châm ban đầu - (nghia)
Có nhưng khi đó thì cả thế giới thành thủa hỗn mang . . .tỉ như phụ nữ thíu vắng phụ nam zị đó !!!... - (ct.63.2011)
có cách mà , bỏ vào lữa thì hết từ tính liền - (saokim)
muống tạo ra đơn cực từ thì mình có thể tạo ra từ 1 cục năm châm.cách làm rất đơn giản và dễ tìm
-chuẩn bị:1 cục pin con thỏ,2 cụ năm châm được bọc thép chống rỉ ( có cùng kích thước vs cục pin 'chiều dài thì ngắn hơn cục pin nhé' )
-cách làm:là cho 2 cục năm châm hít vào 2 cực của đầu pin => thế là mỗi cục năm châm thành đơn cực từ
-nguyên nhân là cục năm châm vs cục pin đều có 2 cực.khi cục năm châm được bao bọc 1 điển tích thì ....nói chung là khó giải thích lắm do mình chưa thể giải thích hiện tưởng này - (Vănanh Le)
tách đc thi đã có động cơ vĩnh cửu - (Anime Nightcore)
Xin hỏi: "Khi ta bẻ gẫy thanh nam châm làm đôi, ta chập lại ngay chỗ gẫy đó, nó sẽ dính vào hay đẩy ra"? - (mach van canh)