09/06/2018, 22:20

Km có thể được thay thế bằng đơn vị khác không? - Câu hỏi hay

Trong tương lai con người sẽ chinh phục vũ trụ và đi bằng các phương tiện khác có vận tốc nhanh hơn thì đơn vị tính km có được thay thế bằng một đơn vị khác không? ...

Trong tương lai con người sẽ chinh phục vũ trụ và đi bằng các phương tiện khác có vận tốc nhanh hơn thì đơn vị tính km có được thay thế bằng một đơn vị khác không?

Thực ra km hay mét là quy ước của con người với nhau để đo khoảng cách. Không có các quy ước này thì diễn ta như thế nào, nhà tôi sang nhà bạn cách 2 quả núi 1 con sông à :D thế nó chung chung :D Khi mà khoảng cách quá lơn, người ta ko dùng km để biểu diễn nữa, thường dùng là năm ánh sáng :D Mà vận tốc ánh sáng thì mọi người cũng biets rồi đó, nó cũng từ km lên thôi => quy ước cả :D thường dùng là 300.000km/s => nhưng chính xác là gần con số đó thôi :D 299 jj í => chỉ các nhà khoa học mới cần và dùng nó thôi.

Với lại theo thuyết tương đối, không gian cũng ko tĩnh, thời gian cũng ko tĩnh => nên ko có j là tuyệt đối cả, cái j cũng bị cong, xoắn , vvvv :D đường thẳng ko fai là đường ngắn nhất ... nhiều cái lắm => nhưng cái đó thì con người fai tạo ra được cái chạy gần với tốc độ ánh sáng cơ. Cái đó chắc vài trăm nghìn năm nữa, nên bạn yên tâm là còn lâu mới có những thống số đo vận tốc khác trên xe của bạn (0.1 hay 0.2 tốc độ ánh sáng trên giây) vẫn là mấy trăm km trên giờ thôi. (cai nhanh nhất bây h là Tên Lửa cũng chỉ tầm 8km/s thôi, ngày đó vẫn còn xa xôi lắm :D).
Ví dụ như mét í, ko fai là khoảng cách quy ước nữa (quên mất quy ước từ nào và ở đâu rồi), nó sẽ dùng biểu diễn theo ánh sacngs là: mét là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong 0,000000003335640952 giấy do bằng đồng hồ nguyên tử xesi (bé quá, đọc đau cả mắt)

Thanks :)
Uôdy - (minhntna)

Hiện tại có 1 số đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ như :
- 1 đơn vị thiên văn = khoảng cách trái đất mặt trời ≈ 150 triệu km
- 1 pêtamet = 1 000 tỷ km
- 1 năm ánh sáng = 9,46 pê ta mét = 63 241 đơn vị thiên văn
Thế là đủ đo thoải mái các khoảng cách du hành vũ trụ . Nhưng với tốc độ rùa bò của tàu vũ trụ hiện tại ( so với trong các phim khoa học viễn tưởng ) thì có lẽ chỉ cần đo bằng đơn vị Cân đẩu vân là đủ .
- 1 Cân đẩu vân = 10 vạn tám nghìn dặm = 108 000 dặm = 108000 x 0,5 km = 54000 km . - (Nguyễn Linh)

Đơn vị đo chiều dài theo hệ đơn vị SI (hệ đơn vị quốc tế) là mét (m). Với những khoảng cách không quá xa thì người ta tính chiều dài bằng (Km) nhưng thực chất nó vẫn là bội số của (m). Trong ngành thiên văn, nếu dùng đơn vị là (m) hoặc (Km) thì với những khoảng cách hàng nghìn tỷ Km người ta phải viết rất nhiều số 0 đằng sau nên rất mất thời gian và bất tiện. vì vậy mà bạn sẽ nghe thấy người ta hay nói đến cụm từ "năm ánh sáng" để phù hợp hơn trong việc ước lượng khoảng cách trong vũ trụ. Một năm ánh sáng là quãng đường mà ánh sáng đi được trong một năm với tốc độ 300.000Km/1giây
tức là: 1 năm ánh sáng = 365 ngày x 24 giờ x 60 phút x 60 giây x 300.000 = 9,460,800,000,000Km (Đến đây chắc bạn thấy sự bất tiện rồi nếu như phải viết khoảng cách gấp hàng trăm lần một năm ánh sáng bằng đơn vị Km). Mặc dù dùng đơn vị là năm ánh sáng nhưng thực chất đây vẫn chỉ là đơn vị quy ước mà thôi và đơn vị đo chiều dài theo chuẩn quốc tế vẫn là mét. - (Việt Hùng)

Chả phải từ lâu rồi người ta vẫn dùng "năm ánh sáng" để đo khoảng cách ngoài vũ trụ đấy thôi - (Andy)

km là đơn vị đo khoảng cách bạn nhé, không phải vận tốc. Hiện tại con người đã tính các đơn vị đo vận tốc cao hơn km/h rồi bạn àh, chẳng hạn như tốc độ ánh sáng ~ 300.000 km/s, tốc độ âm thanh ~ 1238 km/h ... nhưng tất cả đều dựa vào thông số cơ bản nhất là khoảng cách km hay mile ... và thông số không đổi là thời gian (ngày, giờ, giây) do đó mình nghỉ sẽ không có đơn vị tính nào khác ngoài tốc độ ánh sáng và âm thanh (ít nhất trong tương lai gần). Thân - (taxuantruong)

Hiện tại, với khoảng cách vũ trụ người ta đang dùng như: AU (khoảng cách từ trái đất đến mặt trời, khoảng 150.000.000 km), NĂM ÁNH SÁNG (1 NĂM ÁNH SÁNG = 63.241 AU). - (vanhung)

đi vũ trụ thì người ta tính đơn vị bằng năm ánh sáng chứ ai tính bằng km hả bạn. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong chân không trong 1 thời gian 1 năm, tính ra khoảng 9.460.730.472.580,8 km, tha hồ cho bạn đo đếm :)) - (hostnaotot.com)

Trong tương lai sẽ trả lời bạn * Hãy Đợi Đấy * - (tuong)

1km = 1.000m,ai cũng biết.
Định nghĩa gần đây nhất của mét bởi Viện Đo lường Quốc tế vào năm 1983 là: "khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1 / 299 792 458 giây". Trong cách hành văn hàng ngày, nhiều khi một mét còn được gọi là một thước - (luu thanh kim khanh)

Bạn có từng nghe qua đơn vị 'năm ánh sáng' chưa? là quảng đường mà ánh sáng di chuyển trong 1 năm đấy, bạn có thể tìm hiểu thêm trên Google - (Bưởi da xanh)

Hiện tại người ta dùng đơn vị đo là thời gian ánh sáng đó bạn. Ví dụ khoảng cách từ hành tinh A đến hành tinh B là 1 năm ánh sáng (nếu bạn di chuyển với tốc độ ánh sáng thì mất 1 năm, vận tốc ánh sáng tương đương 330.000km/s). - (Đoàn Nghĩa)

Có lightyear, vận tốc ánh sáng rồi mà bạn? - (Hung)

Hiện có 3 đơn vị dùng để tính khoảng cách trong vũ trụ.
1. Đơn vị thiên văn (Astronomical Unit) . Kí hiệu là AU. Định nghĩa 1 AU là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời. 1 AU = 149.597.870,700 km (khoảng 150 triệu km). Thông thường AU dùng để chỉ các khoảng cách trong hệ mặt trời
2. Năm ánh sáng ( light year). Kí hiệu ly. Định nghĩa 1 ly là quãng đường ánh sáng đi được trong 1 năm trong chân không. 1 ly = 9.460.730.472.580,8 km (khoảng 9.5 nghìn tỷ km). ly thường dùng để đo khoảng cách đến các ngôi sao trong vũ trụ.
3. Parsec. Kí hiệu là pc. Định nghĩa: là khoảng cách mà ở đó ta nhìn 2 vật thể cách nhau 1 AU dưới góc 1 giây cung ( 1 giây cung tức là 1/3600 góc 1*). 1 pc = 3.26 năm ánh sáng = 3.086 x 10^13 km ( khoảng 30 nghìn tỷ km). pc thường dùng để đo các khoảng cách rất xa trong vũ trụ. Nếu thêm nữa người ta có thể dùng các tiền tố như kiloparsec, megaparsec.
2. Năm - (tk)

Nếu những hành tinh ở gần nhau thì đơn vị vẫn là km (triệu km, tỉ km). Nhưng đối với các hành tinh ở rất xa, khoảng cách giữa các vì sao là rất lớn, nên không thể dùng các đơn vị thông thường để đo lường, vì vậy phải lấy đơn vị năm ánh sáng cho tiện.
Năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách được dùng chủ yếu trong thiên văn học, có giá trị bằng quãng đường mà ánh sáng vượt qua được trong chân không sau thời gian một năm Julius, ứng với 31.557.600 s. Vì vận tốc ánh sáng trong chân không có giá trị khoảng 299 792 458 m/s, một năm ánh sáng ứng với khoảng 9.460.730.472.580,8 km. - (Mạnh Trung Phạm)

có chứ, tính bằng "năm ánh sáng" - (Cao Hồng Nghị)

Nếu vận tốc ổn định thì quy về thời gian - (ledinhnhan)

Mời bạn dùng “năm ánh sáng". :) - (DNguyen)

Hiện nay nếu dùng đơn vị đo nào đi nữa thì cũng tính từ đơn vị chuẩn là mét. Tùy mỗi ngành người ta sử dụng đơn vị khác nhau: ví dụ trên biển người ta dùng hải lý, các nước châu Âu thường xài dặm cho km, thiên văn thì dùng năm ánh sáng... Nhưng tất cả đều qui về km để so sánh với nhau, và km là cũng do con người qui ước với nhau và đã là thông lệ quốc tế hơn 5 tỉ người đều biết. Do đó việc thay đổi có thể là không tưởng trong thế kỷ 21 này - (anh khoa)

Thiên văn học ngày nay có quy ước các "Đơn vị thiên văn" dùng đo đạc khoảng cách giữa các hành tinh, vì sao, thiên hà...nói chung là để đo các khoảng cách trong vũ trụ. Có khoảng 6 "ĐVTV" được sử dụng như: Km, AU, Parsec, Kiloparsec, Megaparsec, Năm ánh sáng (LY); nhưng được sử dụng phổ biến hơn cả là:
- Km
- 01 Năm ánh sáng (Ly-Light year)= 9.460.730.472.580 km
- 01 Au (Astronotical Unit)= khoảng 150.000.000 Km (Khoảng cách từ trái đất đến Mặt trời)
Vũ trụ cho đến nay con người quan sát được có đường kính khoảng 93 tỉ năm ánh sáng; do vậy chỉ nghĩ đến các con số này thôi thì cũng muốn ngất đi rồi! - (Saigonese)

Km hay cái gì thì cũng chỉ là đơn vị đo lường được quy ước mà thôi, bản chất giống nhau thì thay làm gì cho mất công nhớ - (pheo phiu)

Thường dùng Năm ánh sáng làm đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ bạn ạ. - (Thang)

Nguoi ta dg su dung AU, nam anh sang... - (vanha)

AU (kc trung binh tu TĐ den MT) ~1,48x10^8 km; Parsec (thị sai của 1 giây/second cung) ~3.08x10^13 km....v.v - (phong)

chờ đến khi đó khắc biết - (à)

Theo tôi nghĩ khó có thể thay thế bằng đơn vị khác được vì tình trạng giao thông ngày càng tăng chỉ thay thể km thành mét thì có ! Còn đi trên cao thì gặp dây điện và ô nhiễm đáp xuống nóc nhà à? - (tanle4330)

Có. Đơn vị đo có thể tính bằng vận tốc "ánh sáng". - (Kim Trọng)

đi trong vũ trụ thì người ta đã lấy năm ánh sáng làm thước đo rồi đấy. 1 năm ánh sáng = 300,000 km* 60 giây * 60 phút * 24 giờ * 365 ngày. - (Hải Đường)

Vậy trong tương lai khoảng cách đi lại thường xuyên tăng lên à.
Hay muốn về quê phải đi bằng tên lửa? - (lamphat)

Đơn vị lớn hơn km đã có từ rất lâu rồi, điển hình là AU=150 triệu km, một năm ánh sáng (ly) là khoảng cách ánh sáng đi được trong một năm. Còn parsec (pc) = 3.26 ly, ngoài ra còn kpc = 100pc, mpc = 100000pc - (Anh Tuấn)

các nhà khoa học vẫn dùng đơn vị thiên văn và đơn vị năm ánh sáng để chỉ khoảng cách trong thiên văn học nhé bạn - (Tuấn Vũ Phạm)

ko có gì là ko thể - (Coco Ma)

Tương lai sẽ đo khoảng cách bằng con dao quăng. - (Thế Dương)

quy ước người ta gọi vậy thì ta cứ vậy mà làm. nếu bạn không muốn thì bạn có thể chuyển nó thành đơn vị khác. nhưng nó chỉ đúng với bạn thôi - (Hoàng Khải)

do quy ước cả thôi, không có km thì lại có quy ước khác thôi mà. - (mr Trung)

Có. Đơn vị đo có thể tính bằng vận tốc "ánh sáng". - (Kim Trọng)

Không hẳn là ko sư dụng km mà km có thể la đơn vị đo nhỏ nhât ko chừng??? - (Hiếu)

Thực tế là đã cón đơn vị năm ánh sáng rồi. Và cũng khó có chuyện thay thế. Vì mỗi đơn vị còn có chức năng riêng và tuỳ trường hợp mà dùng. Ví dụ như không ai dùng đơn vị Km để đo kích thước vi khuẩn cả, mà dùng nm... - (Mop)

Nhanh lắm thì cũng không qua được tốc độ ánh sáng. Ngoài km còn có các đơn vị qui đổi khác mà con người hình dung hay ước lượng về khoảng cách nên km vẫn là đơn vị được dùng làm đơn vị tham chiếu nho nhất - (vinh nguyễn)

k cần đến tương lai,từ lâu trong ngành hàng không,người ta đã có đơn vị tính khác là trị số M (gọi là số Mách) được tính từ tỉ lệ giữa tốc độ thực tế của phương tiện với tốc độ âm thanh.còn trong nghiên cứu không gian,ngta dùng đvị tính là năm ánh sáng. - (tran nguyentran)

Km chỉ được đo ở khoảng cách gần( ví dụ như khoảng cách giữa những địa điểm trên trái đất...). Còn nếu đo khoảng cách trong vũ trụ thì người ta đã đo bằng đơn vị thiên văn rồi mà bạn. Hoặc đo bằng năm ánh sáng. Nếu đo bằng những đơn vị này trên trái đất, e chừng không hợp lý, vì số quá nhỏ,không thể được - (duy thanh)

có. nó là bội số 10.000 của km được không nè! - (phoiphoi218)

Thế"năm ánh sáng" đặt ra để cho vui à? - (tintin)

Đơn vị vận tốc trong vũ trụ là năm ánh sáng nhé. Tính km thì số quá dài ko đọc nổi - (Trung)

Co. Them truoc km M hay G. Giong nhu MB hay GB. - (luyenngo)

Được bạn à,đó là đơn vị "năm ánh sáng" Hi vọng các nhà khoa học và bạn có thể tạo ra phương tiện này. - (Hà)

neu nhu con ng chiu dc gia toc lon va mot thu co the chay bang toc do anh sang thi luc do chug ta dug don vi la toc do anh sang...va ta bit toc do anh sag sap xi la 300 000 km/s - (tai)

nam anh sang - (hieu tran)

Đơn vị đo chẳng qua là quy ước thôi mà bạn! Người ta hoàn toàn có thể quy ước thêm nhiều đơn vị đo cho phù hợp với hoàn cảnh! Trong vũ trụ vẫn có đơn vị năm ánh sáng để đo khoảng cách giữa các hành tinh hoặc ngôi sao. 1 năm ánh sáng =365 * 24 * 60 * 60 * 300000 (km) - (Cu tí)

Có chứ bạn ơi. Hiện nay chúng ta đã có một đơn vị đo khoảng cách khác: Thiên văn. Được lấy cơ sở tử khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. 1 đơn vị thiên văn = 150.000.000 (Km). Ngoài ra còn một đơn vị để đo khoảng cách khác đó là: Ánh sáng. Thường được tính theo Năm ánh sáng. Ánh sáng có vân tốc xấp xỉ 300.000 Km/s. - (Nguyễn Trường Sơn)

Hoàn toàn có thể, đó chỉ là quy ước trong hệ đơn vị sao cho dễ tính toán và sử dụng trong cuộc sống. - (Phamnhukhang)

Đon vị sẽ là năm ánh sáng, vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không xấp xỉ 300.000 km/s
khi đó 1 năm ánh sáng sẽ có khoảng cách: 365x24x3600x300.000 km - (Huu Truong)

đi chơi ngoài vũ trụ thì tính bằng "năm ánh sáng". - (alaxuka)

duong nhien la co, ban xem cac fim sci-fi se thay ho tinh bang don vi light year (nam anh sang, = 300000km/s*3600s*24*365) - (Quang Ho)

Để tính khoảng cách giữa các hành tinh, thiên hà trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị ước lượng là năm ánh sáng (là khoảng cách mà ánh sáng di chuyển được trong thời gian 1 năm) bạn à.Cụ thể là: 300.000km/s x 60s x 60phút x 24h x 365 ngày= 9.400 tỷ km. - (Thanh Tâm)

tất nhiên là đơn vị km không còn phù hợp khi nói đến khoảng cách giữa các hệ mặt trời, hay khoảng cách giữa các thiên hà, các ngân hà, các vụ trụ; có thể phải dùng đơn vị
"năm ánh sáng- Nas" để nói đến các khoảng cách như trên, 1Nas=365ngày.24h.3600s.300000km/s=9460800000000km. - (Dung Tran)

Dù thế nào thì cũng là tính vận tốc mà thôi - (thoca)

Có thể là thay bằng Đơn vị thiên văn (khoảng cách từ trái đất đến mặt trời, khoảng 150 triệu km) - (Nguyễn SThành)

Met là đơn vị cơ bản. còn Kilo chỉ là tiền tố. Ta có nhiều tiền tố khác như Mega, Giga, Tera để chỉ những mức độ lớn hơn kilo nhiều. cho nên mét là đơn vị cơ bản, chỉ việc gắn thêm các tiền tố thành megamet, gigamet, teramet là ta có được những đơn vị đo lớn hơn km. - (Vu Nguyen)

Không, chắc chắn là không. Chỉ khi mọi người đều đi bằng phương tiện có vận tốc cao như ý tưởng của bạn thì đơn vị Km sẽ được thay thế. ( Bạn lo xa quá) - (Tung Nguyen Thanh)

Đơn vị "Năm ánh sáng" đó bạn - (Karitabi)

Nguyen lieu trai dat chi co nhieu do thoi. Khoa hoc dang nghiem cuu luc tu cua cac hanh tinh la diem tao luc day cho phi thuyen kham pha vu tru - (thoa)

Tôi nghĩ có thể dùng đơn vị Mega mét = 1.000 km, hoặc Giga mét = 1.000.000 km, ngoài ra người ta vẫn dùng đơn vị năm ánh sáng đó thôi. - (Châu)

Hiện nay đối với khoảng cách quá xa, tôi thấy người ta tính bằng "năm ánh sáng". Ví dụ như khoảng cách từ hành tinh này đến hành tinh kia là 100 năm ánh sáng chẳng hạn. - (mtc)

Tinh ban nam Anh Sang... - (Kevin truong)

co chu. don vi do bang nam anh sang - (tokin)

Bây giờ người ta đã dùng 'năm ánh sáng' rồi, đâu cần chờ đến tương lai. - (Ngọc Nguyên)

đơn vị để đo khoảng cách trong vũ trụ là "NĂM ÁNH SÁNG"
1 giây ánh sáng đi được 300000 km
vậy bạn có thể hình dung được 1 năm nó đi được bao nhiêu chứ ? - (Xuan Tien Nguyen)

Hiện tại đã có đơn vị tính là năm ánh sáng rồi đó - (hà)

Đơn vị năm ánh sáng cũng đã được các nhà thiên văn học sử để tính quãng đường đi từ hành tinh này đến hành tinh khác. Nếu trong tương lai mà như bạn nói thì theo tôi đơn vị tính quãng đường sẽ tính bằng năm ánh sáng. 1 năm ánh sáng bằng ◾9.460.730.472.580,8 km. - (Đinh Quốc Vượng)

Sao lai khong, mien la duoc moi nguoi su dung va mang lai thuan tien cho nguoi su dung - (havinh86)

Nếu di chuyển trong vũ trụ thì đã có đơn vị là năm ánh sáng. Giới hạn di chuyển tại mặt đất thì đâu cần đơn vị đo khoảng cách lớn hơn? - (nhq)

Trong khoa học vũ trụ, người ta dùng: đơn vị thiên văn(~150 triệu km) hoặc với những khoảng cách rất xa là : Năm ánh sáng - quãng đường ánh sáng truyền đi trong chân không trong 1 năm, tương lai có thể sẽ thêm đơn vị đo chiều dài mới trong vũ trụ. Còn với những khoảng cách nhỏ hơn nhiều thì vẫn dùng đơn vị Km thôi.Nếu thay thế đơn vị Km thì quãng đường bạn đi từ nhà ra quán phở bò tính bằng gì, cũng như việc bạn ko thể ăn phở thay cơm luôn ấy, chỉ là thêm mới chứ ko thay thế được bạn nhé! - (vixi141)

Năm ánh sáng, ngày ánh sáng, giờ ánh sáng, giây ánh sáng, U - đơn vị thiên văn (khoảng cách từ trái đất đến mặt trời). - (nguyên văn bốn)

Bạn thử nghĩ xem thay bằng đơn vị khác thì có lợi ích gì, trong khi đó nhân loại chúng ta đã quen với nó rồi. Chưa kể thay đổi sẽ dẫn đến vô cùng tốn kém vì phải thay đổi các chương trình phần mềm máy tính, các biển báo v.v. - (Trần Thái)

Nhớ là hồi lớp 12 có học là trong vũ trụ người ta tính khoảng cách bằng đơn vị ánh sáng. Còn tốc độ là tốc độ vũ trụ cấp 1,2,3. - (max)

không được, chỉ được thêm các bội số của đơn vị này mà thôi - (nguyenthanhxuan.126)

có đơn vị khác mà,đơn vị là thời gian đó( đi trong bao lâu).vd khoảng cách từ trái đất đến mặt trời 8 phút 19 giây (khoảng cách trung bình). chính xác hơn thanh met tiêu chuẩn đặt tại Paris. - (thach)

Trong lĩnh vực vũ trụ, với những khoảng cách lớn người ta không tính bằng km mà tính bằng số năm ánh sáng.. - (Không tin)

Su dung nam Anh sang co gia tri = 9600 ti km - (lkien24)

Trong vũ trụ tính bằng năm ánh sáng để tính khoảng cách. Chắc cũng sẻ có một đơn vị đo tốc độ gọi riêng khi chinh phục vũ trụ. - (Nguyên Hoàng)

Về vận tốc thì con người mới chỉ qua ngưỡng âm thanh nên có thể nói Mach thay km/h ...còn xa hơn trong vũ trụ mình nghĩ người ta tính bằng "năm ánh sáng"..^^ - (Quasimodo)

Có chứ! ĐƠn vị đo là năm ánh sáng. Khi khoảng cách lớn, vận tốc càng lớn dần (hơn vận tốc ánh sáng) thì khoảng cách tính bằng km là không có ý nghĩa nữa. Bạn nên tìm hiểu thuyết tương đối là sẽ rõ. - (Ngọc Bình)

Đơn vị đo là tương đối, người ta tính có thể bằng dặm, trên biển là Hải lý... Còn vũ trụ người ta có khái niệm năm ánh sáng - (Mr Le)

Người ta dùng đơn vị "Năm ánh sáng" (tiếng Anh: light-year; viết tắt: ly) là đơn vị đo khoảng cách được dùng chủ yếu trong thiên văn học, có giá trị bằng quãng đường mà ánh sáng vượt qua được trong chân không sau thời gian một năm Julius, ứng với 31.557.600 s.Vì vận tốc ánh sáng trong chân không có giá trị khoảng 299 792 458 m/s, một năm ánh sáng ứng với khoảng:
9.460.730.472.580,8 km.
(Wiki) - (anh40000)

don vi khong quan trong, ma di the nao cho nhanh, don vi ( năm anh sang) - (nguyenlap74)

có chứ... Năm ánh sáng! Ko biết ng đặt câu hỏi mấy tuổi r haizz ... 1 giây ánh sáng đi đc tầm 300k km trong chân ko! Tốc độ có thể nói là mức tới hạn mà vật chất có thể di chuyển trên rãnh đường truyền ánh sáng ( photon ) - (vken)

Trong nghiên cứu thiên văn, các nhà khoa học hiện nay đã dùng 3 đơn vị để đo những khoảng cách rất xa:
1 là đơn vị thiên văn (au) bằng khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất, cỡ khoảng 150 triệu km
2 là năm ánh sáng (light-year) bằng quãng đường mà ánh sáng đi được trong 1 năm (1 năm ánh sáng = 9 460 730 472 580 800 mét)
3 là parsec: là khoảng cách từ 1 điểm tới Mặt Trời sao cho người quan sát ở điểm đó nhìn Mặt Trời dưới góc nhìn 1 giây (Mặt Trời này chính là Mặt Trời ta nhìn thấy hàng ngày chứ không phải Mặt Trời ở 1 hệ hành tinh khác; 1 parsec xấp xỉ bằng 3,26 năm ánh sáng) - (Thầy giáo Vật Lý)

chắc đv tính là tốc độ ánh sáng quá @@ - (vũ)

Năm ánh sáng - (Tang Tin)

Đơn vị là năm ánh sáng rồi đó. - (Nguyễn Phong)

chắc đv tính là tốc độ ánh sáng quá @@ - (vũ)

có, thay bằng.... 1000 km :)) - (333 casau)

Năm ánh sáng là một đơn vị đo khoảng cách. Đó là quãng đường mà ánh sáng có thể đi được trong 1 năm. Ánh sáng di chuyển với vận tốc khoảng 300.000 km/s. Như vậy, trong 1 năm, nó có thể đi được khoảng 10 ngàn tỉ km. Chính xác hơn, một năm ánh sáng bằng 9.500.000.000.000 km.

Tại sao chúng ta lại muốn có một đơn vị đo lớn đến như vậy? Trên Trái đất, một kilômét (km) có thể là đã đủ lớn và được sử dụng phổ biến. Ví dụ như khoảng cách từ Hà Nội đến Đà Nẵng khoảng vài trăm km, khoảng cách từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 1500 km. Tuy nhiên trong vũ trụ, Kilômét lại là đơn vị đo quá nhỏ để sử dụng. Lấy một ví dụ, khoảng cách đến thiên hà gần chúng ta nhất, thiên hà Andromeda, là 21x10^18 km, tức là 21.000.000.000.000.000.000 km. Đó là một con số quá lớn và trở nên khó khăn để viết và trình bày. Vì lý do đó, các nhà thiên văn học mới phải sử dụng một đơn vị đo khoảng cách khác.

Nếu bạn bước với tốc độ trung bình 20 phút một dặm, thì bạn phải mất 225 triệu năm mới hoàn tất hành trình của mình (không ăn uống hay ngủ nghỉ gì cả).

Còn nếu bạn quá giang trên một máy bay siêu thanh X-43A của NASA với vận tốc 9.68 Match (máy bay nhanh nhất thế giới hiện nay), bạn sẽ tốn khoảng 97 nghìn năm để băng qua khoảng cách này.

Bạn cũng cần mang theo một túi đồ dự trữ khổng lồ nữa chứ. Trung bình, một người trưởng thành tiêu thụ 80 calo trên mỗi dặm đi bộ, vì thế bạn sẽ cần đến 2 nghìn tỷ thanh năng lượng để nạp nhiên liệu cho chuyến đi của mình. Bạn cũng cần cả một đống giày để thay những chiếc đã rách. Một đôi giày trung bình thọ được 500 dặm, vì thế bạn sẽ ngốn khoảng 11,8 tỷ đôi. - (QHuy)

Tôi không biết đây có phải là chủ ý của bạn hay không khi bạn đặt ra câu hỏi này. Bởi vì một người đã quan tâm chút xíu thôi về vũ trụ thì cũng không dưới một lần xem phim khoa học viễn tưỡng hay hơn nữa là xem chương trình Khoa học trên Tivi. Vậy thì dù chủ ý của bạn khi hỏi câu hỏi này là gì thì mình cũng xin trả lời ngắn gọn thế này (mặc dù có thể bạn đã biết rồi): Khi đi vào vụ trụ, người ta sử dụng thước đo "năm ánh sáng" tức là một năm di chuyển bằng tốc độc ánh sáng. Đơn giản vậy thôi. Còn bạn muốn tìm hiểu thêm thì vào Google search nhé, Google cái gì cũng có bạn à. - (Trịnh Hồng Dương)

Tính bằng thời gian bạn ạ, cứ 1s thì ánh sáng đi được 300000km, vì thế nhân với thời gian sẽ ra, bạn đọc báo thấy người ta ghi là khoảng cách bằng năm ánh sáng là vậy. - (legiangson@gmail.com)

Khổ thân, chắc chưa nghe đến "năm ánh sáng" bao giờ ... - (Vê Tê)

hoàn toàn có thể, nếu vượt xa ra ngoài vũ trụ bây giờ chúng ta tính khoảng cách bằng đơn vị ánh sáng đó thôi. Như vậy nếu bạn có 1 loại phương tiện chạy nhanh trong tương lai có thể lấy đơn vị ánh sáng - (Quốc Bẩy)

Trong vũ trụ giờ cũng không ai dùng km đâu bạn ak, họ đều dùng năm ảnh sáng hết mà. - (tùng nguyễn)

Cần gì trong tương lai, hiện giờ người ta đã dùng năm ánh sáng để tính rồi mà. Ví dụ từ thiên hà A đến thiên hà B mất 100 năm ánh sáng. - (Trần Cảnh)

Sao bạn phải hỏi vậy ?
Thay đổi đơn vị tính cho phương tiện có tốc độ lớn hay quá lớn cũng không có ý nghĩa gì cả. Nhanh như ánh sáng vẫn tính bằng kms/h, chẳng lẽ sau nầy có phương tiện nào nhanh hơn nữa mà tính bằng kms/h không chính xác hay sao. Mình nghĩ ngày đó không đến. - (Hung Ng)

HIện nay người ta đã dùng đơn vị " Năm ánh sáng" rồi nha bạn , năm Thiên văn rồi. Km chỉ dùng trên trái đất chúng ta thôi. còn muốn biết năm ánh sáng, năm thiên văn thì lên google nhé. ^^ - (hieu)

hiện tại đang được tính bằng "Năm ánh sáng" đó bạn - (anhtuan)

Trước khi hỏi, anh nên đọc trước các bài trên google, wiki hé. Chả buồn trả lời bạn. Mà chắc lời chỉ trích này cũng không được đăng đâu. Bức xúc vì những người như bạn quá nên viết ra thôi. - (phutai)

Theo mình biết thì các nhà khoa học đã và đang dùng đơn vị tính là "năm ánh sáng" để đo những vị trí quá xa khi phải thể hiện bằng km.
Ánh sáng bay với vận tốc khoảng 300.000 km/giây; 1 năm ánh sáng tương đương khoảng 9.460.800.000.000 km.
Mặt trời cách trái đất khoảng 150 triệu km (làm tròn) nên mỗi buổi sáng, khi bạn ra đứng trên bờ biển, nhìn về đường chân trời và thấy mặt trời nhô lên thì thực ra mặt trời đã nhô lên trước đó khoảng 8 phút vì ánh sáng bay hết khoảng 8 phút mới hết quãng đường 150 triệu km.
Thông thường các nhà khoa học chỉ dùng đơn vị "năm ánh sáng" để tính khoảng cách đến các ngôi sao, chòm sao hay hệ thiên hà khác còn trong phạm vi Thái Dương hệ thì vẫn dùng km để đo. - (Minh Vũ)

tính = năm ánh sáng, 1 năm ánh sang quy đổi ra km ...1s = 300000km, 1 năm = bao nhiu đó :) bác tự tính - (nhok)

đơn vị gốc k thể thay thế được đâu bạn ah. chỉ có thể quy đổi thôi vì nó liên quan tới các đại lượng vật lý khác - (việt)

Cách tính Km là cách tính xưa của con người khi môi trường vận chuyển còn thô sơ như xe máy, máy bay, tàu bè, xe lửa. Trong tương lai, việc vận chuyển hoàn toàn khác lúc đó sẽ không thể tính bằng Km được. Ví dụ như có thể tính bằng vận tốc ánh sáng, hoặc vận tốc thiên hà, nếu như các nhà khoa học tương lai tìm ra được cách tính vận tốc của thiên hà. Biết đâu các nhà khoa học tương lai tìm ra cách tính vận tốc của lỗ đen thì sao ( black hole ) - (Đặng Hoàng Hà)

Trong khoa học vũ trụ khoảng cách giữa hai điểm không tính là Km mà tính bằng năm ánh sáng bạn à. - (Xuân Ngọc)

Van toc and sang - (Lâm Tuấn Trung)

Thế người ta tính ra " dặm " và " năm ánh sáng "để làm gì ? - (vinh lộc)

Khi khoảng cách di chuyển của con người ngày một xa hơn và vận tốc nhanh hơn thì một đơn vị đo chiều dài mới sẽ đượơc sử dụng....
Trong vũ trụ không ai dùng km cả, vì nó quá nhỏ. - (Hlong)

Vận tốc ánh sáng đó mà. - (quang thong)

tinh bang phut, gio, nam anh sang - (dangdu78)

Vũ trụ quá rộng lớn, nên chúng ta không dùng đơn vị km để đo khoảng cách được. Thay vào đó người ta dùng đơn vị năm ánh sáng (light year) hoặc đơn vị thiên văn (au: Astronomical unit).
_ 1 năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong 1 năm = 365*24*60*60*c

_ 1 au = khoảng cách từ Mặt trời tới Trái Đất = 500 giây ánh sáng (light second) - (Rong er)

Có thể thay thế tuỳ theo trường hợp . Nếu đi nhanh và xa ( đi vào vủ trụ ) thì dùng đơn vị thời gian ánh sáng, còn bình thường thì vẩn phải dùng đơn vị chiều dài - (Dang Van Loc)

Tới đó hẳn hay bạn ạ!khi nào chúng ta vượt qua được tốc độ ánh sáng thì lúc đó mới tính chuyện thay thế. - (hieu nguyen)

Km sẽ không bị thay thế đâu bạn! nó chỉ là 1 trong rất nhiều đơn vị đo chiều dài - khoảng cách mà con người đang sử dụng. Khi nói về khoảng cách trong vũ trụ bao la người ta thường dùng (các đơn vị thiên văn) VD: AU < petamet < năm ánh sáng < parsec...trong đó 1 AU tương đương 150 triệu km. Trong tương lai nếu bạn phát minh ra phương pháp di chuyển mới hoặc phương tiện di chuyển mới trong không gian có thể tên của bạn sẽ được dùng làm đơn vị đo khoảng cách siêu khổng lồ trong vũ trụ, tuy nhiên nếu về Trái đất chắc bạn sẽ vẫn nên dùng đơn vị Km thì hơn. - (Thiên Văn)

chào bạn đơn vị ánh sáng đã được dùng để tính khoảng cách giữa các hành tinh trong không gian lâu rồi - (shiva86)

Don vi ve Vu tru la Nam Anh Sang (Light Year)
1 Nam Anh Sang=9.460.730.472.580,8 km - (Don)

Năm/Tháng/Ngày ánh sáng - (Trần Trung)

Hiện tại vẫn có đơn vị đo khoãng cách dài hơn "km" là "năm ánh sáng" đấy thôi.Đơn vi này theo mình biết là đc tính là:1 năm ánh sáng bằng vận tốc ánh sáng đi đc/1 năm. - (duytrung)

Bạn định chạy với tốc độ bao nhiêu mà đòi thay thế km - (Anh Tran)

Bổ sung: trong một không gian rộng lớn như vũ trụ không ai dùng km để biểu thị cả mà dùng tốc độ ánh sáng nhé :D Người ta thường ký hiệu là c (gần 300.000km/s ở trên í :D) (bản chất thì vẫn là km thôi => nhưng dùng c (vận tốc ánh sáng) thì sẽ giảm số lượng con số để biểu diễn. Không những chỉ c không đâu, họ còn dùng Năm Ánh Sáng, bạn tự tính cũng hình dung được con số siêu lớn (biểu diễn = km) mà ánh sáng đi được trong 1 năm đó :D thế mà khoảng cách 2 thiên hà gần nhất cũng cả nghìn năm ánh sáng (kinh không :D) từ hệ mặt trời chúng ta vào trong tâm của thiên hà cũng cả nghìn năm ánh sáng luôn:D (cái này hơn lan man tí: chính vì độ lớn vũ trụ vô cùng thế => h con người mới nhận được những ánh sáng cách cả TỶ năm ánh sáng => có thể nhìn và nghiên cứu quá khứ của vũ trụ :D)
Uôdy - (minhntna)

Bạn chưa nghe tới vận tốc siêu thanh (Mach), hoặc đơn vị đo lường trong vũ trụ là năm ánh sáng à? - (ABC)

Trước hết bạn hãy phân biệt đơn vị đo: thứ nhất km là đơn vị đo độ dài, còn vận tốc có đơn vị là km/h hây m/s... Thứ hai bạn hãy nhớ là đơn vị đo là phương tiện để viết và đọc sao cho người tiếp nhận dể nhớ, dể hiểu. Cụ thể bạn hỏi đi bằng vận tốc nhanh hơn thì có thể lớn hơn vận tốc của ánh sáng trong chân không (300 000km/s, giá trị chính xác bằng 299.792.458 m/s), thì lúc đó chúng ta có thể sử dụng gấp mấy lần vận tốc ánh sáng trong chân không là được. Chào bạn - (Van Ut)

Hiện tại cũng đâu có dùng km: đang dùng năm ánh sáng mà ! - (Lâm)

Hiện tại các nhà khoa học dùng đơn vị Ánh Sáng để tính khoảng cách giữa các hành tinh, ngôi sao, và các vật thể khác ngoài không gian.... Bạn có thể lên Google để tìm hiểu thêm về đơn vị Ánh Sáng. - (Devil Chang)

Hiện tại đã có đơn vị tính tốc độ là năm anh sáng, được tính bằng quãng đường ánh sáng di chuyển trong vòng một năm (tương đương với khoảng 9460 tỷ km) - (Yeu Khoa Hoc)

năm ánh sáng - (lien thong dien)

Đơn vị tính của tiền VN giờ là ngàn đồng, vậy tính bằng ngàn km đi :D - (lamphat)

hiện tại mình đã có đơn vị tính = Năm ánh sáng rồi đó bạn - (Nam Lê Trường)

Được chứ bạn, những thứ con người sinh ra thì con người có thể thay đổi hoặc xóa bỏ nó. Ví dụ Km sẽ trở thành Mk .... bạn rảnh quá! - (Cute_Bose)

Tính bằng năm ánh sáng bạn ạ. Vận tốc ánh sáng khỏang 300.000km/giây - (Trung Nguyen)

Tinh khoang cach trong khoa hoc khong gian vu tru thi don vi tinh khoang cach tinh bang van toc anh sang. 1s van toc anh sang gan bang 30.000km. - (Toàn)

Trong vũ trụ ngườii ta tính bằng năm ánh sáng, một năm ánh sáng bằng khoảng 9 500 tỷ km. - (Tony Ke)

Chinh phục vũ trụ thì có thể dùng đơn vị năm ánh sáng - quãng đường mà ánh sáng đi được trong 1 năm. - (ohtehands)

Theo mình biết thì trước đây còn có 1 đơn vị được sử dụng trong không gian là AU (Astronomical Unit - Đơn vị thiên văn) 1AU= 149.597.892 Km.Đơn vị này dùng để đo khoảng cách giữa các hành tinh trong hệ mặt trời. - (nighthawk120189)

Năm ánh sáng - (lien thong dien)

đối với vũ trụ người ta tính bằng [năm ánh sáng đó] vi du khoảng cách là 1 năm ánh sáng có nghĩa là với khoảng cách đó ánh sáng với tốc độ 300.000km/s sẽ mất 1 năm để đến được - (Hoang Phu)

Hiện giờ cũng đã có mà bạn, cần gì tới tương lai.
Đơn vị thiên văn chản hạn http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%A1n_v%E1%BB%8B_thi%C3%AAn_v%C4%83n

Hoặc là đơn vị tính theo năm ánh sáng (1 năm ánh sáng đi đc bao xa thì lấy khoản cách đó làm đơn vị) - (Nguyễn Văn Cao Nguyên)

bạn có quên đơn vị "năm ánh sáng" ko thế, nó là đơn vị chính để ngta đó khoảng cách giữa các hành tinh,vì sao,....giữa không gian đó bạn. vì không gian vũ trụ là vô cùng lớn nên đơn vị km quá nhỏ. - (daica)

Có đấy, tính bằng năm ánh sáng bạn à (1 năm ánh sáng khoảng 9500 tỷ km):D. - (le)

du hành vũ trụ thì năm(giờ, phút) ánh sáng/thời gian. ví dụ như khoảng cách từ mặt trời tới trái đất là 8phút ánh sáng. - (Điệp)

Trong vũ trụ hiện tại không thể sử dụng đơn vị km để tính mà các nhà khoa học dùng đơn vị năm ánh sáng thay thế - (Tuệ)

Còn đơn vị năm ánh sáng (ly) nữa mà bạn. 1 ly = 9.460.730.472.580,8 km.
ngoài ra còn có: pêtamét (pm), parsec (pc)...
1 ly ≈ 9,46 pm.
1 pc= 3,26 ly. - (Tran Phuong)

Tính bằng "năm ánh sáng". - (Hoàng Nam)

Để tính khoảng cách trong vũ trụ, người ta tính bằng năm ánh sáng (tức là khoảng cách mà ánh sáng đi trong khoảng thời gian 1 năm;vận tốc ánh sáng vào khoảng 300000km/giây. Như vậy không cần thiết phải thay Km bằng một đơn vị khác vì không khả thi. Điều nên làm hiện nay là thống nhất 2 đơn vị đo lường của Anh (Km) và Mỹ(Mile) để dễ dàng hơn trong tính toán nhưng xem ra khó thành hiện thực vì chi phí khổng lồ để thay đổi các trang thiết bị đo đạc, hướng dẫn người dân quen dần với cách tính mới, ảnh hưởng chính trị và kinh tế của những bên liên quan...). Do vậy thế giới vẫn tiếp tục tồn tại 2 tiệu chuẩn đo lường phổ biến hiện nay. Nên nhớ là trong khoa hoc còn nhiều tiêu chuẩn khác nữa nhưng không áp dụng vào cuộc sống thường ngày. - (Thang Ho)

thì cũng giống như đơn vị tính dung lượng dữ liệu trong máy tính thôi,
sau kilomete sẽ là megamete rồi đến gigamete và teramete (^_^) - (kiến lửa)

Nếu bạn thay thế Km thì các em của nó là met - decamet - hectomet sẽ tìm bạn tính sổ đấy! - (Happy new year)

co chu , do la don vi anh sang - (humxamcl)

Km là 1 đơn vị trong hệ chuẩn SI. Chuyện thay thế đơn vị là bình thường, chỉ tùy theo hệ số quy đổi thôi - (Quang Huy Phan)

Ở Mỹ người ta tính bằng dặm trên giờ (mp/h) chứ không xài km/h, đường biển thì tính bằng hải lý, máy bay phản lực thì tính tốc độ bằng mach, 1 mach = 340 m/s, xa hơn nữa giữa vũ trụ thì tính bằng năm ánh sáng. - (Phan)

Mình nghĩ là không. Chỉ thêm những định nghĩa và đơn vị đo lường mới cho những khái niệm mới - (Đơn vị mới)

co the thay bang ki-lo-met day .hehe - (minh)

Năm ánh sáng - (dstuyen)

Tu rất lâu,người ta đa dung đon vi Quang niên (nam Anh sang) để tinh khoang cách giữa trai đât va các hanh tinh xa xam . (1 Quang niên = 36.000km/s x tông sô giây trong một nam ) đen bao gio phương tiên di chuyên cua con người xu dung được đon vi tóc đô nay ? - (Hoai vu)

năm ánh sáng là đơn vị đo lường trong tương lai - (nhan)

Theo mình biết là nếu vào vũ trụ thì đã thay đổi đơn vị thành "năm ánh sáng" rồi bạn ạ. - (Thái)

Đi cùng sự phát triển của máy tính, về sau người ta sẽ thể hiện cự ly quãng đường là cm hoặc mm hoặc chính xác hơn - (nguyễn)

1thuoc la 1000 $do . - (Lolam)

Đơn vị tính được con người quy ước để xác định số đo độ dài, thể tính, dung tính, dài ngắn... vì vậy nếu như quy ước tính được thống nhất cao sẽ được áp dụng, trên thực tế làm gì có đơn vị. - (123456)

Neu trong tuong lai co phi thuyen di that la nhanh. Bay gio don vi do cung co roi do ban. Do la van toc anh sang. Khoang 300 000 000 met moi giay. - (QuocDong Truong)

Câu hỏi của bạn quá cũ. Từ lâu người ta đã dùng đơn vị "năm ánh sáng" để tính khoảng cách giữa các hành tinh trong vũ trụ. 1 "năm ánh sáng" được định nghĩa là quãng đường ánh sáng đi được trong 1 năm. Nếu coi c = 3*10^8 m/s là vận tốc ánh sáng, 1 năm có 365*24*60*60 giây, thì 1 năm ánh sáng = 3*10^8*365*24*60*60 m . Tương tự vậy, có thể định nghĩa ngày ánh sáng, tháng ánh sáng, giây ánh sáng ... - (engineer)

Ngoài đơn vị thông dụng là km, người ta có thể dùng đơn vị là "năm ánh sáng". Tuy vậy, trong bối cảnh mà nhiều nơi vẫn còn dùng đơn vị tính là "dao quăng" thì chắc chắn là đơn vị tính km sẽ còn sử dụng lâu dài. - (Duy Tuấn)

Km là hệ đo lường quốc tế trong bảng đo lường SI. Hiện nay trong thiên văn và chinh phục người ta sử dụng 2 đơn vị đo lường chính là Đơn vị thiên văn và Năm ánh sáng. Ngoài ra còn các đơn vị khác như Petamet, yatomet. . . . . - (Nguyễn Thiện)

Nếu ở trái đất thì đơn vị Km vẫn không đổi vì đất đâu có tự rộng ra được. Còn đối với vũ trụ thì đã có đơn vị Năm ánh sáng (chiều dài tính bằng tốc độ ánh sáng đi được trong 1,100,200.. hay 1000.. năm) - (GT Tran)

Khái niệm hay đơn vị đo lường là do con người đặt ra để phục vụ cuộc sống của mình do đó nó có thể thay đổi nếu không phù hợp với mục đích đó! - (songcongtyct)

năm ánh sáng là đơn vị đo lường trong tương lai - (nhan)

Trong vòng 50 năm qua, computer mạnh nhất TG hiện nay chay nhanh hơn trên 1 tỉ lần, nhưng vật thể bay nhanh nhất mà con người làm ra chỉ nhanh gấp đôi trong 50 năm qua thôi (các bạn Google thì sẻ rỏ). Vì vậy chuyện bay lên các hệ khác, theo tôi, là chuyện của thiên niên kỷ thứ 3 thôi. Lo sớm quá. - (Sơn)

theo tôi thì bạn chắc là người mới bước vào lĩnh vực này nên bạn có câu hỏi hơi nhỏ bé.
vì niếu bạn tính vận tốc di xe hay đi bộ thì bạn sẽ không biết dược vận tốc ánh sáng.
chúc bạn học nhiều hơn nữa để mọi người bớt mệt mõi với câu hỏi hóc búa của bạn.
chào bạn. - (huynh son)

Có thể thay đổi bằng chính đơn vị do bạn đưa ra nua là khác vd như 1km ~ 1HT là viết tắt tên cua bạn chẳng hạn. Nhưng lưu ý là chỉ có bạn hiểu và công nhân thôi đấy ...:)) - (trongkhanh_kts)

Tùy vào KHOẢNG CÁCH và MÔI TRƯỜNG mà con người sẽ dùng đơn vị đo phù hợp. Ví dụ để đo những khoảng cách nhỏ thì đơn vị mm, cm, dm, m, km... vẫn phải được dùng. Về khía cạnh môi trường, vận tốc trên mặt đất sẽ đo bằng km. Vận tốc đường không/vũ trụ sẽ đo bằng km (nếu vận tốc thấp) và cao hơn thì có vận tốc âm thanh, vận tốc vũ trụ cấp 1, vận tốc vũ trụ cấp 2, vận tốc hành tinh, vận tốc ánh sáng... Vận tốc đường thủy thì thường được đo bằng hải lý. - (Thanh Thien)

Có đủ các loại đơn vị đo khoảng cách và vận tốc : hệ mét, hệ in, bước chân, gang tay, thước ta, thước tây, nguyên tử, ánh sáng, dặm bờ, dặm biển, quăng dao ... cho bạn xài phù hợp với sự phát triển của KHKT và cả sở thích của nhân loại. Nếu bạn "tự sướng" một loại đơn vị nào thì cũng thoải mái xài theo ý mình - (Trần Thanh)

năm ánh sáng bạn à ! - (thangdc13)

Đc chứ .... Trên xe hơi ở bên mũ người ta Sài bằng Mile không phải km, Kể cả về cân nặng họ tính bằng pound - (Đai đu)

TThe ban chua bao gio nghe thay khoang cach tinh bang Nam anh sang ah ? - (tinhbienca2007)

Cái gì do con người quy ước tất thảy đều có thể thay đổi được nếu thấy cần thiết và có lợi... khỏi bàn phí công sức - (Quang Hà)

Km có thể được thay thế bằng đơn vị khác không? Don gian la KHONG.
KM hay INCH la do vi do chieu dai. Tuy nhien, co rat nhieu don vi khac dung de do luong , nhung van can phai co don di Km va Inch de tinh. - (Hieu Tran)

Tính chuẩn xác trong vật lí thì người ta quy hết về vận tốc ánh sáng là hợp lí nhất, như nhau trong mọi hệ quy chiếu.Ngay cả định nghĩa 1m cũng rất buồn cười đấy (tra google thì biết!) nên các nhà khoa học định nghĩa m hoặc km theo vận tốc ánh sáng (1m=kc ánh sáng đi được trong ~1/300.000.000 s).Từ đó kéo theo các đơn vị như năm ánh sáng hoặc gì gì đó.  - (Trần Minh Hoàng)

Nhân loại đặt ra km để tự trói mình với trái đất vì so với năm ánh sáng nó là hạt cát trong bãi cát. Khổ thay! Einstein có công thức e=mc2 không ai có cách nào vượt qua được,thì chuyện "lên trời"chắc biết ngàn năm nào mới bay lên được các vì sao!
thienhathuy - (lâm nguyễn)

năm ánh sáng (ly) là đơn vị văn bản phổ thông dùng. Trong thiên văn và vật lý thiên văn người ta dùng parsec (pc) - (Long Nguyen)

Có rồi đấy thôi: Năm ánh sáng - (Trương Văn Hùng)

Chắc mới trên rừng xuống hả? người ta đã bay đến sao này sao kia từ lâu rồi mà (^_^).
Tính bằng năm ánh sáng đi - (khanh)

Nhà mình cách HN 10 triệu cm bạn ạ!! - (Phương Triệu)

Cách tính khoãn cách trong vũ trụ được các nhà khoa học tính bằng đơn vị Thiên Văn bạn à. Đơn vị thiên văn là một đơn vị độ dài quy ước được dùng trong thiên văn học để đo các khoảng cách trong không gian. Độ dài của đơn vị này là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, nghĩa là khoảng 150 triệu km (chính thức là 149.597.870,700 km). - (Lưu Khoa)

0