23/05/2018, 14:58

Chọn vị trí đặt lồng bè

nuôi cá phù hợp sẽ bảo đảm an toàn cho con người, hệ thống lồng nuôi, giúp cho các đối tượng sinh trưởng và phát triển nhanh nhất, chăm sóc quản lý lồng và đối tượng nuôi gặp nhiều thuận lợi Xác định vị trí kín sóng gió Nơi khuất gió và hạn chế được ảnh hưởng khi có sóng lớn (trên cấp ...

 

nuôi cá phù hợp sẽ bảo đảm an toàn cho con người, hệ thống lồng nuôi, giúp cho các đối tượng sinh trưởng và phát triển nhanh nhất, chăm sóc quản lý lồng và đối tượng nuôi gặp nhiều thuận lợi

Xác định vị trí kín sóng gió

Nơi khuất gió và hạn chế được ảnh hưởng khi có sóng lớn (trên cấp 3): vịnh, eo biển, hồ nước mặn. Gần những nơi có thể neo đậu an toàn khi có bão.

Lồng bè truyền thống chỉ có thể đặt ở những vị trí kín sóng gió bởi khả năng chịu tác động bới sóng gió kém. Không đặt lồng bè truyền thống ở vị trí biển hở.

Xác định độ sâu mực nước

Độ sâu tối thiểu khi thủy triều xuống thấp nhất đạt 6- 7m đối với lồng nổi truyền thống và 4 – 5m đối với lồng cố định truyền thống.

Phương pháp xác định độ sâu, dùng thước mét chia vạch hoặc dây có buộc neo thả theo phương thẳng đứng. Xác định độ sâu tối thiểu khi thủy triều xuống thấp nhất.

Xác định lưu tốc dòng chảy

Xác định lưu tốc dòng chảy cho vị trí đặt lồng bè truyền thống ở những nơi có dòng chảy nhẹ, lưu tốc dòng chảy từ 0,2 -0,7m/giây, không có sóng gió lớn thường xuyên trên cấp 3.

Dòng chảy tác động trực tiếp đến sức chịu đựng của hệ thống lồng bè truyền thống. Yếu tố này tác động như sóng gió đến lồng bè nuôi.

Phương pháp xác định, căn cứ vào báo cáo của cục, chi cục khí tượng thủy văn vùng lựa chọn. Đồng thời căn cứ vào các vị trí mà các hộ nuôi trước đã chọn làm vị trí đặt lồng bè nuôi.

Xác định các yếu tố môi trường

Xác định độ mặn

Độ mặn giao động từ 15 – 35‰. Tùy theo đối tượng nuôi, đối với các đối tượng hẹp muối thời gian độ muối xuống thấp dưới 20% không kéo dài quá 10 ngày/tháng.

Tránh xa các vùng cửa sông nơi có nước ngọt đổ trực tiếp ra vào mùa mưa.

Thu mẫu nước:

  • Chuẩn bị các dụng cụ: Máy đo độ mặn, xô, cốc, ống hút
  • Lấy mẫu nước
  • Phương pháp xác định độ mặn:

+ Bằng khúc sạ kế và đọc kết quả:

  Máy đo độ mặnMáy đo độ mặn

+ Thao tác đo:

Bước 1. Nhỏ 1 – 2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính

Bước 2. Đậy tấm chắn sáng

Bước 3. Nước phải phủ đều trên lăng kính

Bước 4. Đưa lên mắt ngắm

Bước 5. Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.

+ Đo độ mặn bằng tỷ trọng kế:

Bước 1. Đong đầy nước biển cần đo vào ống nhựa đựng tỷ trọng kế.

Bước 2. Thả tỷ trọng kế vào ống đong.

Bước 3. Đọc kết quả trên tỷ trọng kế.

Bước 4. Tính độ mặn nước biển cần đo.

Công thức tính:

S(‰) = 1.305 (T – 1) + (T – 17,5) x 0,2

Trong đó:

S(‰): Độ mặn.

1.035: Số cố định.

T: Kết quả đo được trên tỷ trọng kế.

T: Nhiệt độ nước đo được tại điểm điểm xác định.

17,5: Nhiệt độ tiêu chuẩn.

0,2: Hằng số.

Ví dụ về các thông số đo được và cách tính độ mặn:

+ Kết quả trên tủ trong kế đo được (T): 1,019.

+ Nhiệt độ nước tại thời điểm đo (T): 28C.

Độ mặn thu được như sau:

S(%o) = 1.305 (T – 1) + (T – 17,5) x 0,2 S(%) = 1.305 (1,019 – 1) + (28 – 17,5) x 0,2

= (1.305 x 0,019) + 10,05 x 0,2 = 24,795 + 2,01 = 26,805%o

Xác định pH

  • Nước biển khơi, do chứa nhiều các ion kim loại kiềm thổ Na+, K+, Ca+2, Mg+2 nên nước biển là dung dịch kiềm yếu, pH nước biển rất ổn định trong khoảng giá trị hẹp 7,7 – 8,4. Khoảng pH thích hợp cho hầu hết các loài thủy sinh vật từ 7,5- 8,5.
  • Vị trí nuôi có độ pH ổn định từ 7,5 – 8,5 là khoảng thích hợp cho tất cả các loài cá biển nuôi.
  • Thu mẫu nước

+ Chuẩn bị các dụng cụ: Test thử nhanh pH, xô, cốc đong

+ Lấy mẫu nước

  • Xác định pH trong nước bằng bộ thử nhanh Sera pH Test Kit – Germany:
Bộ thử nhanh độ pH Sera pH Test Kit - GermanyBộ thử nhanh độ pH Sera pH Test Kit – Germany

Bước 1: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.

Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.

Bước 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.

Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.

Bước 5. Đọc và nhận xét kết quả

Đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nuôi

Bước 6: Kết luận

+ Xác định pH nước bằng hộp giấy so màu

Giấy được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước.

Xác định hàm lượng Ôxy hòa tan

Bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit - GermanyBộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany
  • Xác định hàm lượng Oxy trong nước bằng bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ.

Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra.

Bước 3: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.

Bước 5: Đọc kết quả

 Tổng hợp kết quả hàm lượng ôxy.

Đối chiếu kết quả với khoảng thích hợp của đối tượng nuôi.  Kết luận:

Nồng độ Ôxy Đánh giá
2 mg/l Nguy hiểm, ôxy trong nước không đủ cho cá.
4 mg/l Nước đủ ôxy cung cấp cho cá.
6 – 8 mg/l Tốt, nước có nhiều ôxy

Xác định những yếu ảnh hưởng khác

  • Nguồn nước không bị ô nhiễm do các nguồn nước: sinh hoạt, công nghiệp và cách xa nơi tàu thuyền neo đậu.
  • Biên độ giao động của thuỷ triều không lớn (< 3m).
  • Độ trong 1 – 4m.
  • Không có hoặc có ít sinh vật làm hại như: hà, sun, rong, rêu….
  • Chất đáy là cát sỏi hay cát pha bùn.
  • Giao thông vận chuyển cá giống, thức ăn, sản phẩm và các nguyên nhiên vật liệu khác thuận tiện.
0