23/05/2018, 14:58

Ủ chua thân cây ngô sau khi thu bắp

Cây ngô sau khi thu bắp không cần phơi mà ủ ngay vào ngày thu hoạch. Để đảm bảo cho việc lên men được tốt và nâng cao chất lượng thức ăn cần bổ sung thêm rỉ mật hoặc cám. Số lượng cám bổ sung khoảng 5-6% theo khối lượng tươi (1,2-1,5% theo vật chất khô). Hố ủ được xây bằng gạch và xi măng, chìm ...

Cây ngô sau khi thu bắp không cần phơi mà ủ ngay vào ngày thu hoạch. Để đảm bảo cho việc lên men được tốt và nâng cao chất lượng thức ăn cần bổ sung thêm rỉ mật hoặc cám. Số lượng cám bổ sung khoảng 5-6% theo khối lượng tươi (1,2-1,5% theo vật chất khô).

Hố ủ được xây bằng gạch và xi măng, chìm hoặc nổi hoặc nửa chìm nửa nổi, loại hố ủ xây rất tốt, nhưng giá thành cao, có thể áp dụng cho các hộ nông dân có điều kiện kinh tế. Nếu không xây thì có thể đào hố và lót ni lông. Hố ủ đào bằng đất nửa nổi nửa chìm là loại hố ủ có thể áp dụng rộng rãi trong các hộ nông dân. Tạo hố ủ kiểu này nên lưu ý đến các vật dụng làm đệm lót (tốt nhất nên dùng nilon, hoặc bao đựng phân đạm) nếu không dễ bị ngấm nước vào nguyên liệu gây thối mổc. Hố ủ loại này nên làm ở nơi khô ráo sạch sẽ, không có nước thấm vào. Ủ chua thân cây bắpỦ chua thân cây bắp

Trong từng hộ có thể xây hố theo kích thước: 1m x 1m x 1,5m = 1,5 m³. Có nơi làm hố tròn có đường kính khoảng lm, đào sâu lm và đắp cao thêm khoảng 0,4-0,5 m, hố này có thể ủ được khoảng 450 – 500 kg cây ngô tươi hoặc thân lá lạc. Trường hợp không làm hố ủ thì có thể sử dụng túi ni lông dày với thể tích mỗi túi 1-1,5 m³

Phương pháp ủ là chặt thân cây ngô thành từng đoạn 5-6 cm, chất nguyên liệu vào hố ủ hay vào bao theo từng lớp dày 15 – 20 cm và nén thật chặt. Nếu là cám thì trộn rắc đều, còn rỉ mật thì vảy đều hoặc hoà nước và tưới đều.

Sau khi ủ 3 tuần thì bắt đầu lấy ra cho ăn, lấy vừa đủ lượng cần thiết cho từng bữa, mỗi lần lấy xong lại đậy kín hố lại để tránh nước mưa và không khí lọt vào.

0