Bổ sung thức ăn cho trâu bò cày kéo
Một điều cần nhớ khi xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng trâu bò cày kéo là nếu chỉ cung cấp cho chúng thức ăn nghèo dinh dưỡng thì dù trâu bò có tăng lượng thức ăn ăn vào thì cũng chưa chắc đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng tiêu hao do công việc. Vì vậy phải bổ sung thức ăn chất lượng cao cho chúng ...
Một điều cần nhớ khi xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng trâu bò cày kéo là nếu chỉ cung cấp cho chúng thức ăn nghèo dinh dưỡng thì dù trâu bò có tăng lượng thức ăn ăn vào thì cũng chưa chắc đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng tiêu hao do công việc. Vì vậy phải bổ sung thức ăn chất lượng cao cho chúng nhất là trong thời gian làm đất hoăc làm những công việc nặng.
Nếu trâu bò chỉ làm việc ngắn ngày (20 – 30 ngày/năm) thì chúng có thể hồi phục thể trọng dễ dàng trong thời gian còn lại của năm, việc bổ sung thức ăn là không thât sự quan trọng. Tuy nhiên nếu bổ sung tốt thì trâu bò giữ được trạng thái cơ thể ổn định quanh năm sẽ làm việc tốt hơn.
Khi trâu bò cày kéo có chửa hoặc đang cho sữa thì khó đạt được sự cân bằng dinh dưỡng, trong trường hợp này phải cân đối khẩu phần tốt để trâu bò không bị ảnh hưởng. Thông thường khi mức dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu trâu bò thì sẽ ảnh hưởng đến sinh sản, khả năng cho sữa. Tốt nhất là có kế hoạch tránh cho trâu bò cái có chửa không phải làm việc hoặc chỉ làm việc nhẹ. Nếu trâu bò có chửa và nuôi con vẫn phải cày kéo thì phải bổ sung thật tốt để đảm bảo cho quá trình nuôi thai, sản xuất sữa, hổi phục cơ thể được tốt, gia súc sẽ ít bị giảm cân và chất lượng công việc sẽ tốt hơn.
Biện pháp chuẩn bị, cung cấp và bổ sung thức ăn cho trâu bò cày kéo
Một trong những biện pháp quan trọng trong chuẩn bị, cung cấp thức ăn cho trâu bò cày kéo là thu gom, dự trữ tất cả phụ phẩm của trồng trọt cho thời kỳ thiếu nguồn thức ăn tự nhiên. Có lẽ đây là kinh nghiệm truyẻn thống chung cho các trại chăn nuôi trâu bò. Tuy nhiên đa số phụ phẩm trồng trọt đều chủ yếu cung cấp năng lượng cho gia súc để duy trì cơ thể trong thời gian làm việc (trừ một vài loại họ đậu có hàm lượng protein và tỷ lệ tiêu hoá cao). Mặc dù vậy nó rất quan trọng trong thời kỳ thiếu thốn nguồn thức ăn xanh. Trong trường hợp khối lượng cơ thể trâu bò bị sụt giảm thì cần phải bổ sung thêm thức ăn chất lượng cao.
Những gia đình cắt cỏ về nuôi tại chuồng thì phải chú ý cung cấp cho trâu bò một khối lượng vượt quá lượng thức ăn có thể ăn được để chúng có điều kiện chọn lựa phần thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn, nhò vậy cùng một lượng thức ăn có thể ăn được thì hàm lượng dinh dưỡng đã được cải thiện. Ví dụ hỗn hợp thân cây và lá kê chỉ có 40 g protein/lkg VCK, nhưng riêng lá có thể tới 70 -110 g, nếu cho gia súc dư thừa chúng sẽ chọn ăn nhiều lá với chất lượng cao hơn để ăn.
Cho thức ăn tinh bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày là biện pháp tốt để cải thiện đinh dưỡng. Tuy nhiên về hiệu quả kinh tế thì chưa chắc đã hợp lý. Cách tốt nhất là tận dụng tối đa nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương với giá rẻ và chất lượng cao nhu cây họ đậu, bã bia, rỉ mật, hoặc xử lý phụ phẩm với ure để cải thiện chất lượng thức ăn cũng là một biện pháp nhằm tăng lượng thức ăn ăn vào và nâng cao tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn chủ yếu mà trâu, bò ăn hàng ngày.
Có một số kỹ thuật đã được nghiên cứu thành công nên được khuyến khích áp dụng trong thực tế:
+ Bổ sung đạm phi protein: u-rê là một trong những nguồn bổ sung đạm phi protein thông dụng. Nguồn u-rê dùng làm phân vô cơ có thể mua dễ dàng ở bất cứ nơi nào. Bổ sung u-rê sẽ hỗ trợ cho những thúc ăn nhiều xơ, nghèo đạm như rơm rạ, phụ phẩm trồng trọt khác thông qua vi sinh vật dạ cỏ sẽ chuyển hoá nitơ phi protein thành protein thực thụ. Bổ sung đạm phi protein và trộn thêm vào một lượng hydratcacbon dễ lên men (như rỉ mật chẳng hạn) sẽ cải thiện sự lên men thức ăn thô trong dạ cỏ, tăng tỷ lệ tiêu hoá và tăng lượng thức ăn ăn được cho trâu bò.
+ Xử lý hoá học các phụ phẩm trồng trọt: Kỹ thuật xử lý phụ phẩm trồng trọt với NaOH, NH4OH, U-rê cũng đã được thử nghiệm. Tuy nhiên hoá chất thường đắt hoặc không sẵn, hoặc khó bảo quản, những hạn chế đó đã ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật này trong thực tế sản xuất. Có thể xử lý rơm bằng nước vôi trong cũng mang lại hiệu quả tốt cho việc tăng lượng thức ăn ăn vào và tỷ lệ tiêu hoá của rơm.
+ Xử lý vật lý đối với thức ăn thô nghèo dinh dưỡng: Chặt thái, nghiền nhỏ thức ăn có thể tăng lượng ăn vào, cách này thích hợp với điều kiện nông hộ nhỏ vì có ít gia súc và dễ áp dụng.
+ Bổ sung cây họ đậu sẵn có: Đã có nhiều nghiên cứu các cây họ đậu hoặc các loại cây giầu đạm có thể mọc sẩn có ở các địa phương để sử dụng cho gia súc (cây stylo, cây keo dậu, lá sắn.v.v.). Các loại cây này là nguồn cung cấp protein rẻ nhất, hiệu quả và dễ sử dụng cho nông dân để bổ sung cho các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng.
Nhiều biện pháp như xử lý phụ phẩm uổng trọt băng ure, sản xuất tảng liếm, bánh u-rê rỉ mật, trồng các cây thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, bổ sung phụ phẩm công nghiệp chế biến, bổ sung thức ăn tinh đã được nghiên cứu và phổ biến. Việc áp dụng phương pháp nào để bổ sung và cải thiện dinh dưỡng thức ăn của trâu bò phụ thuộc vào công việc mà người nông dân mong muốn gia súc của mình sẽ phải đảm đương. Hiệu quả kinh tế tác động rất lớn đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, vì vậy một thực tế là trồng thức ăn xanh, mua thức ăn tinh thường ít áp dụng cho gia súc cày bừa, mà áp dụng nhiều đối với gia súc cho sữa, cho thịt.
Lao động phụ hoặc trẻ em thường là người chăn dắt trâu bò nên chính họ cần phải được biết cách chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò cày kéo. Các biện pháp tăng cường chất lượng của thức ăn, cải thiện tỷ lệ tiêu hoá thức ăn hoặc bổ sung thêm thức ăn trong khẩu phần hàng ngày cần được phổ biến cho tất cả những người có liên quan đến việc quản lý và sử dụng trâu bò cày kéo.