Lắp ráp lồng lưới lưu giữ cá
Lắp ráp lồng lưới là cách buộc dây lồng lười vào khung, vào can, cách buộc lưới mặt lồng vào khung và lồng lưới, lắp được lưới mặt lồng vào lồng lưới Chuẩn bị vật tư và dụng cụ cố định lồng Lồng lưới là nơi lưu giữ cá trong suốt quá trình nuôi. Lồng lưới có dạng hình chữ nhật hay hình vuông ...
Lắp ráp lồng lưới là cách buộc dây lồng lười vào khung, vào can, cách buộc lưới mặt lồng vào khung và lồng lưới, lắp được lưới mặt lồng vào lồng lưới
Chuẩn bị vật tư và dụng cụ cố định lồng
Lồng lưới là nơi lưu giữ cá trong suốt quá trình nuôi. Lồng lưới có dạng hình chữ nhật hay hình vuông tùy thuộc vào hình dạng khung lồng. Thông thường kích thước lồng lưới dài x rộng x cao có thể là 3x3x3m, 5x5x3m hay 6x3x3m. Kích thước mắt lưới lồng hiện nay 2a = 20- 60mm, tùy mục đích sử dụng theo giai đoạn phát triển của cá nuôi.
Chuẩn bị can định hình lồng: loại can nhựa 5 lít hoặc 10 lít chứa đầy cát.
Dây buộc can: dây sợi cước 08 – 10, chiều dài mỗi dây là 3m.
Dây buộc lưới mặt lồng: dây sợi cước 01,5 – 2.
Găng tay: 02 đôi.
Rải lồng lưới trên khung
Kiểm tra lồng lưới trước khi buộc và cố định để sử dụng. Đảm bảo không bị tuột mối thắt liên kết các sườn lồng lưới, không bị rách thủng.
Rải lồng lưới theo chiều rộng trên lối đi ở một đầu của ô lồng, hướng miệng của lồng lưới lên trên.
Kéo hai đầu của lồng lưới sang khung phía đối diện của ô lồng.
Buộc lồng lưới
Buộc đường giềng miệng lồng bằng dây sợi cước (Polyetylen – PE) vào khung bằng các dây giềng có sẵn ở một góc của lưới lồng. Tùy theo kích thước lồng lưới, thông thường dây giềng đáy lồng có đường kính từ 8 – 10mm là thích hợp.
Các bước tiến hành lắp lưới lồng:
+ Bước 1: Lựa chọn kỹ lồng lưới đảm đảm không bị rách thủng, phù hợp với kích thước khung lồng và mắt lưới phù hợp với kích cỡ cá.
+ Bước 2: Cố định dây buộc giềng của một góc vào góc của khung lồng.
+ Bước 3: Dồn thịt lưới vừa đủ vào cạnh khung lồng và cố định giềng vào khung lồng ở góc thứ 2 cùng một phía;
+ Bước 4: Kéo cằng lưới lồng và dây giềng về góc thứ ba đối diện theo góc thứ 2 và buộc cố định;
+ Bước 5: Rút cằng dây giềng và lồng lưới về góc thứ tư và buộc cố định vào khung lồng.
Kiểm tra lồng lưới
Sau khi đã buộc lồng lưới vào bốn góc của một ô lồng, kiểm tra độ cân của lồng lưới và điều chỉnh lại hình dạng lồng lưới đều ở bốn cạnh và ở bốn góc lưới.
Buộc cố định lại dây giềng ở bốn góc lồng vào khung bè. Lắp lồng lưới và khung bè
Định dạng lồng lưới
Xác định số lượng neo (can) định hình
Cố định hình dạng lồng lưới bằng neo và khung định hình lồng lưới: Xung quanh đáy lồng là ống sắt mạ kẽm đường kính 27mm hoặc 34mm và 4 chiếc cút vuông tạo thành một hình vuông hay hình chữ nhật bằng kích thước đáy lồng liên kết, bốn góc khung đáy treo 4 can nhựa chứa cát nặng 5 ^ 10kg.
Cố định hình dạng lồng lưới bằng can nhựa chứa cát: người nuôi ít dùng ống sắt mạ kẽm để định hình lồng lưới. Thông thường để định hình lồng lưới sử dụng các can chứa cát khối lượng từ 5 – 10kg được buộc dây PE đường kính 8 – 10mm, chiều dài dây không quá độ cao lồng lưới. Số lượng can (điu) cố định lồng lưới từ 4 – 8 can tùy theo tốc độ dòng chảy tại vị trí neo bè.
Chiều dài dây neo cao hơn đáy lồng 20 – 25cm để lưới lồng không chịu lực từ neo định hình lồng lưới.
Thả và cố định neo (can)
Thả can theo chiều thẳng đứng ở bên trong của lồng lưới. Độ sâu của can phải cao hơn đáy lồng từ 20 – 25cm để can không tác động lực lên đáy lưới lồng. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Đặt các can ở trên vị trí cần thả.
Bước 2: Thả từ từ can thứ nhất tại 1 góc của lồng lưới, dây buộc can được buộc vào góc khung lồng. Độ sâu chỉ thả bằng 1/2 độ sâu của lồng lưới.
Bước 3: Thả lần lượt 3 can còn lại ở 3 góc lồng lưới, buộc cố định tạm thời như can số 1.
Bước 4: Thả can số 1 đủ độ sâu và lần lượt 3 can còn lại.
Kiểm tra hình dạng lồng lưới
Kiểm tra hình dạng lồng lưới sau khi đã thả và cố định can vào khung lồng. Trường hợp lồng lưới bị trôi dạt mạnh, cần phải bổ sung thêm 2 – 4 can ở giữa lồng lưới để hạn chế sự biến dạng của lồng lưới khi có dòng chảy mạnh và thủy triều lên xuống. Can cố định lồng lưới
Lắp lưới mặt lồng
Chuẩn bị lưới mặt lồng
Kích thước lưới mặt lồng phù hợp với kích thước khung lồng và lồng lưới là: 3m x 3m hoặc 3m x 6m hoặc 5m x 5m.
Lưới làm lồng là loại lưới cước sợi PE dệt không gút hoặc lưới cước sợi PE dệt có gút, kích thước mắt lưới (2a = 2,5cm), xung quanh lưới chạy bằng dây giềng có 0 = 8mm và có 4 góc dây cố định vào 4 góc của lồng lưới. Lắp lưới mặt lồng
Cố định lưới mặt lồng
Lưới mặt lồng được cố định vào miệng lồng lưới bằng lưới cước có đường kính dây 0 = 2mm.
Buộc bốn góc lưới mặt lồng vào bốn góc của ô lồng.
Dây buộc lưới mặt lồng gồm bốn dây, cố định ở giữa bốn cạnh của lưới mặt lồng.
Cố định lưới mặt lồng từ giữa về các góc của ô lồng.