Lập kế hoạch thức ăn cho trâu bò cày kéo
Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng trâu bò cày kéo là có kế hoạch bảo đảm cung cấp đầy đủ thức ăn quanh năm cho trâu bò để phát huy tốt nhất khả năng làm việc. Điều đáng lưu ý là khi xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và lập kế hoạch thức ăn cho trâu bò cày kéo cần phải xây dựng kế hoạch về số ngày làm việc, ...
Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng trâu bò cày kéo là có kế hoạch bảo đảm cung cấp đầy đủ thức ăn quanh năm cho trâu bò để phát huy tốt nhất khả năng làm việc. Điều đáng lưu ý là khi xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và lập kế hoạch thức ăn cho trâu bò cày kéo cần phải xây dựng kế hoạch về số ngày làm việc, những loại công việc phải làm của chúng, diện tích và nguồn thức ăn cung cấp được từ bãi chăn, số lao động sẵn có, biến động về lượng thức ăn cung cấp từng tháng, từng quý do ảnh huởng của thời tiết .V.V.. Cách tốt nhất vẫn thường làm là xây dựng một lịch về nguồn thức ăn để có thể nắm rõ thời gian nào là thức ăn sẵn có, dư thừa, hay thiếu hụt trong năm, từ đó có kể hoạch dự trữ, bổ sung.
Trước hết muốn có kế hoạch tốt về nuôi dưỡng trâu bò cày kéo phải biết chính xác số lượng và chất lượng nguồn thức ăn có thể có trong năm.
Hiện nay đa số thức ăn cho gia súc làm việc vẫn dựa vào cỏ tự nhiên trên đổng, trên bãi chăn thả, bờ đê, dưới tán rừng, dọc đường đi, cỏ trên đồng sau khi thu hoạch mùa màng, một số phụ phẩm từ trồng trọt, sản phẩm phụ từ chế biến, chồi mầm, cây lá trong rừng đồi.v.v. Gần như quanh năm trâu bò cày kéo ăn khẩu phần thức ăn thô xanh nghèo dinh dưỡng, giầu xơ, hàm lượng protein và tỷ lệ tiêu hoá thấp. Thông thường bắt đầu thu hoạch trâu bò cũng bắt đầu phải làm việc nhiều hơn, nhưng thời gian này thức ăn thường khan hiếm hơn nhất là những vùng có mùa khô hoặc rét kéo dài. Vì vậy cần phải có kế hoạch chuẩn bị dự trữ thức ăn trước đó.
Mối liên quan giữa cơ thể, việc làm với tiêu thụ thức ăn
+ Khối lượng và trạng thái cơ thể là yếu tố chính quyết định khả năng làm việc và lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của trâu bò. Nhìn chung trâu bò có khối lượng lớn hơn làm được nhiều việc hơn trong ngày, tất nhiên ăn cũng nhiều hơn. Về hiệu quả kinh tế của việc bổ sung thức ăn cho trâu bò làm việc trong mùa khô lạnh cần phải xem xét thận trọng điều kiện và khả năng cụ thể từng gia đình cũng như hiệu quả của công việc để quyết định. Phụ thuộc vào khả năng làm việc và khối lượng công việc mà gia đình mong muốn phải làm, cũng như điều kiện của gia đình để xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng cho thích hợp và hiệu quả cao nhất.
+ Khối lượng công việc mà trâu bò có thể làm được tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể. Trâu bò có khối lượng cơ thể lớn hơn thì có sức kéo lớn hơn, về mặt lý thuyết thì trâu bò có khối lượng cơ thể lớn có thể làm được bất cứ việc gì mà trâu bò có khối lượng nhỏ hơn làm được và ảnh hưởng của loại hình công việc đến cơ thể trâu bò tầm vóc lớn sẽ ít hơn so với trâu bò tầm vóc nhỏ.
+ Trâu bò có ngoại hình to có khả năng thu nhận thức ăn nhiều hơn so với trâu bò có ngoại hình nhỏ.
+ Trâu bò có thể trạng tốt hơn có khả năng dự trữ năng lượng tốt hơn trâu bò gầy yếu, vì khi thiếu thức ăn trong mùa cày kéo, trâu bò có thể trạng tốt hơn có thể chuyển hoá năng lượng từ cơ thể để làm việc.
+ Trâu bò có thể trạng tốt sẽ làm việc nhanh hơn, khoẻ hơn, thời gian làm việc dài hơn.
+ Khi trâu bò làm việc được cung cấp khẩu phần ăn giầu xơ, nghèo đạm thì lượng thức ăn ăn vào và tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường tiêu hoá giảm trong những ngày làm việc, nhất là làm việc dài hơn 5 giờ/ngày.
+ Qua ba tháng làm việc điều độ thì lượng thức ăn ăn vào tăng dần như là sự thích nghi vói công việc hàng ngày.
+ Ảnh hưởng của làm việc đến tỷ lệ tiêu hoá của trâu bò cày kéo có khác nhau bởi chất lượng của khẩu phần ăn.