23/05/2018, 14:58

Nuôi dưỡng Khướu suy

Muốn bắt tay vào nghề nuôi chim, thì việc trước hết là phải học hỏi cho được cách nuôi dưỡng suy cho thành thạo, để lỡ lo lắng sau này. Con chim rất dễ bị suy, dù đó là con Khướu vốn có thân xác bự con và mạnh mẽ. Chim suy là hình thức chim bệnh, nhưng là thứ bệnh khó trị, nhiều khi kéo dài ...

Muốn bắt tay vào nghề nuôi chim, thì việc trước hết là phải học hỏi cho được cách nuôi dưỡng suy cho thành thạo, để lỡ lo lắng sau này.

Con chim rất dễ bị suy, dù đó là con Khướu vốn có thân xác bự con và mạnh mẽ. Chim suy là hình thức chim bệnh, nhưng là thứ bệnh khó trị, nhiều khi kéo dài dây dưa vài ba tháng, và chuyện tử vong cũng là chuyện rất dễ dàng xảy ra. Chính vì vậy, người nuôi chim nào cũng ngại nuôi chim suy, vừa tốn công, tốn của, lại mất quá nhiều thì giờ!

Vì vậy, ai cũng cố gắng áp dụng câu: “Ngừa bệnh hơn chữa bệnh” bằng cách giữ gìn cho con chim khỏi bị suy yếu, lo lắng từ thức ăn đến cách chăm sóc cẩn thận, nhưng đâu phải như thế mà tránh được đâu? Vì con chim có nhiều nguyên nhân để suy, vì vậy tránh được chuyện này lại va vào chuyện nọ. Nhưng, dù sao thì biết lo xa, biết cẩn thận vẫn hơn.

Đây là những nguyên nhân dẫn đến con Khướu bị suy:

Do di chuyển: Khi mua một con Khướu tất phải di chuyển nó từ nơi mua trở về nơi ở của mình. Nếu đoạn đường di chuyển ngắn, chừng mười cây số trở lại thì Khướu khó lòng bị sốc. Nêu khi di chuyển có trùm kín áo lồng, và không đi giữa trưa trời nắng gắt hoặc khi trời đang đổ cơn mưa to. Còn nếu đoạn đường quá dài, năm ba chục cây số trở lên thì… có nhiều lý do chính đáng để con chim bị suy. Chẳng hạn như đói ăn khát uống, bị xe cộ dằn sốc, bị nóng nực, bị sợ hãi…

Do thay đổi thức ăn: Ở nước ngoài thì thức ăn của chim được các nhà sản xuất đóng bao hay vô hộp sẵn, ai nuôi chim cứ đến cửa hàng mua về cho chim ăn. Còn mình thì chủ nuôi tự chế hiến sẵn thức ăn cho chim, nên mỗi người pha chế một cách. Chẳng hạn thức ăn của Khướu, phần đông nghệ nhân dùng một lon tấm gạo rang vàng rồi trộn với năm trứng gà, phơi khô cất cho Khướu ăn dần.

Thế nhưng, cũng bao nhiêu đó tấm, nhưng có người lại trộn ít hoặc nhiều trứng gà, cho nên sự bổ dưỡng của thức ăn cũng có chiều đổi khác. Đó là chưa nói đến việc nhiều người còn phụ gia thêm sữa bột hiệu này hiệu nọ, với so lượng kẻ ít người nhiều. Có vị còn đổi thức ăn khác cho Khướu, chẳng hạn thay vì tấm gạo lại cho ăn bột đậu phộng…

cũng như nhiều loại chim hót rừng khác, ít con chịu thích ứng với thức ăn thay đổi đột ngột ngay. Với chim thuộc thì nó vẫn ăn, nhưng chỉ ăn lấy có cho đỡ đói. Và nếu tình trạng này kéo dài trong vài ba ngày là con chim đó có cớ để suy. Suy là gì? Suy là yếu sức, sụt sức, nhẹ cân đi. Và chim đã suy thì khó lòng vực lên được.

Do đó, khi mua chim của ai, ta phải tìm hiểu thậi kỹ thức ăn của nó ra sao, lối sống của nó ra sao để về nhà cứ theo cách thức đó mà nuôi tiếp. Nếu có muốn thay đổi thức ăn theo ý mình cũng nên chờ đợi một thời gian. Sau đó, việc gia giảm một thành phần nào đó trong thức ăn cũ, cũng nên ở mức độ từ từ, nay một ít, tuần sau một ít… để Khướu tập quen dần với thức ăn mới.

Do đói ăn, khát uống: Khướu là loại chim hót lớn con nên chim mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn và nước uống khá lớn. Nhất là nước uống. Trong mùa nắng, một con Khướu mỗi ngày uống hết từ 05 đến 10 xăng ti lít nước (tức gần nửa xị). Thức ăn nước uống của Khướu thì đâu có đáng bao nhiêu, nhưng do vì nuôi nhiều chim nên nhiều khi chăm lo không xuể, hoặc do công việc bề bộn nên có khi quên cho ăn cho uống. Sự trễ nãi đó quả là một tai hại lớn. Trong mùa nắng mà Khướu nhịn khát một buổi nó đã xuống sức rồi. Còn ăn thì đừng quên bắt chim nhịn đói quá một ngày! Tốt hơn hết là mỗi sáng, ta nên tập thói quen lo thức ăn nước uống trong ngày cho Khướu thật đầy đủ là được. Nước uống nên đựng trong hai cóng lớn mới đủ lượng nước cho Khướu uống.

Do thay đổi môi trường sống: Giống chim rất mẫn cảm, chúng khó lòng thích nghi ngay với môi trường sống khác lạ. Đừng nói chi, trong khuôn viên nhà mình ở thôi, thường treo lồng Khướu ở góc nhà này, nay treo nó ra trước hiên nó đã dáo dác chồm lên chồm xuống nhìn quanh mười lăm phút một đôi giờ, rồi mới yên tâm đứng hót!

Chim đang sống ở nhà người ta, quen thuộc với cảnh cũ; nay về sống ở nhà mình, cảnh lạ, người lạ, Khướu sinh ra nhát. Từ đó biếng ăn (do sợ) và dễ suy!

Vì vậy, để tránh trường hợp này, dù là chim thuộc ta cũng nên trùm áo lồng trong tuần lễ đầu, nuôi như nuôi Khướu bổi, để tập cho chim thích nghi dần với môi trường sống mới.

Do thay đổi thời tiết, khí hậu: Thời tiết và khí hậu thay đổi bất thường cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, huống chi là chim thú. Mặc dầu con người do khôn ngoan lại biết lo xa nên đã có sự chuẩn bị chu đáo từ trước, nhưng vẫn còn bị ảnh hưởng nặng. Chủ nuôi cần phải chú tâm vào việc chăm sốc cho chim nhiều hơn. Đêm hôm tiết trời thường trỏ lạnh, và ngay cả trước khi mưa bão đến, ta nên trùm kín áo lồng cho chim, và nên treo lồng vào nơi khuất gió để chim được sống trông không khí ấm áp và yên tĩnh.

Do thiếu chăm sóc chu đáo: Chim rất chịu sưởi nắng sớm và tắm nước. Nếu lâu lắm không cho Khướu ra tắm nắng và tắm nước nó cũng suy. Ngược lại, nếu tắm nắng quá lâu (thay vì chỉ nửa giờ hay 45 phút là nhiều) Khướu cũng bị hóc nắng và suy. Tắm nước xong rồi đem chim ra treo nơi chỗ gió lùa chim cũng bị bệnh. Chăm sóc càng cẩu thả Khướu càng dễ bị suy…

Như trên chúng tôi đã trình hày, con chim khi suy thì yếu sức dần, mọi sinh hoạt hằng ngày của nó bị đình trệ hẳn. Ngay cả việc ăn uống cũng giảm sút, đừng nói chi là hót.

Kinh nghiệm của các người nuôi chim lâu năm là căn cứ vào giọng hót của chim để đo lường sức khoẻ của nó. Con chim vẫn hót nhưng giọng khàn, là chim có triệu chứng bệnh. Con chim tự nhiên bớt hót, hoặc ngưng hót là con chim có triệu chứng bị suy yếu sức khỏe. Hãy đến với nó ngay, và có tìm hiểu nguyên nhân bị suy này để có hướng trị liệu kịp thời và thích hợp. Biết chim suy mà cố tình dây dưa không trị, chim dễ bị tử vong.

Thức ăn: Chim suy, dù là suy vì lý do gì cũng biếng ăn uống, do đó ta phải bồi dưỡng tối đa để chóng vực được sức khỏe cho chim.

Nên cho Khướu ăn đầy đủ cào cào, trứng kiến, sâu tươi (có thể chỉ cần một trong ba thứ này), nó ăn được nhiều chừng nào tốt chừng nấy.

Nếu suy nặng thì thay nước uống bằng sữa bò, Khướu vẫn chịu uống. Sữa bò (sữa hộp) hay sữa bột không nên khuấy quá ngọt, và khuấy ngày nào chỉ để uống đủ ngày ấy. Nếu còn dư thì phải đổ đi vì sữa để lâu dễ lên men có vị chua. Có thể cho chim uống sữa suốt tuần thay nước lã. Tuy nhiên, trong ngày đầu cũng cần phải theo dõi, xem chim có chịu uống sữa hay không. Nếu không thì phải đặt cóng nước lã vào để tránh cho chim bị chết khát.

Chăm sóc: Tùy theo tình trạng sức khỏe của chim mà có chế độ chăm sóc thích hợp. Nếu suy nhẹ thì việc chăm sóc gần như bình thường, sáng vẫn cho Khướu ra tắm nắng sớm, nhưng rút ngắn thời gian lại độ mười lăm phút đến nửa giờ là nhiều. Vài ba ngày vẫn cho tắm nước một lần, nhưng tắm với nước ấm. Tối lại phủ kín áo lồng cho chim ngủ thật sớm. Ngược lại, với chim suy nặng thì vài ngày vẫn cho tắm nắng một lần (nhưng rút ngắn thời gian lối đa, khoảng 15 phút thôi). Tạm ngưng tắm nước ấm trong một thời gian. Áo lồng phủ cả ngày nhưng hơi hé mở, chỉ tối lại là phủ kín để chim ngủ sớm.

Con Khướu suy thì đứng lù rù, lông xù lên, đầu rụt xuống trông rất thảm hại. Thường những con đã suy yếu nặng thì rất khó nuôi. Nếu chúng có lướt qua được sự hiểm nghèo thì lại vướng vào việc bất thường, ít ra cũng mất vài ba tháng mới lại sức.

Suy yếu là chứng bệnh rất thường xảy ra đối với chim, với Khướu. Người nào nuôi chim, dù nhiều dù ít cũng không tránh khỏi cảnh bực nhọc này, vì giống chim có rất nhiều lý do để mà suy.

Có điều đáng lo là khi chim đã suy thì chúng xuống sức rất nhanh. Ngay con Khướu to lớn và mạnh mẽ là thế, nhưng chỉ một vài ngày suy yếu, thân mình nó đã nhẹ tênh, bụng giơ cả lưỡi hái bén ngót ra chứ không mập mạp như trước nữa!

Nhiều người cứ ỷ y tin rằng con Khướu có sức mạnh sẵn nên hy vọng sẽ lướt được mọi sự đau ốm. Vì nghĩ như vậy nên không bắt tay ngay vào việc chăm sóc. Đến chừng thấy Khướu nằm chỏng vó lên trời lại bảo rằng: Con Khướu thế mà yếu, chỉ đau vài hôm là chết!

Tóm lại, việc suy yếu của chim trong một số trường hợp, có thể ngăn ngừa trước được. Đừng nghĩ rằng con chim này mạnh, con chim kia yếu mà lơ là đến việc chăm sóc, hoặc không chăm sóc kịp thời. Xin nhớ một điều, tất cả các giống chim hót rừng đều yếu, kể cả Khướu, Họa Mi… chúng chỉ lơi việc ăn uống một đôi ngày là khó lòng cứu chữa được. Chim hót thưòng tiêu thụ ít thức ăn, vậy, tốt hơn hết ta nên cho chúng ăn uống bổ dưỡng hơn, như vậy chim mới mạnh khỏe và siêng hót.

0