18/06/2018, 16:37

Chính sách của vua Gia Long

Vũ Ngự Chiêu Vừa chiếm lại Huế ngày 13/6/1801, nỗ lực đầu tiên của Nguyễn Chủng (Gia Long, 1/6/1802-3/2/1820) là thiết lập sự chính thống cho tân trào. Những bước cơ bản nhằm thiết lập liên hệ với nhà Thanh và các lân bang; tuyên dương mệnh trời [thiên mệnh] của nhà Nguyễn; phục ...

79_nguyenanh

Vũ Ngự Chiêu 

Vừa chiếm lại Huế ngày 13/6/1801, nỗ lực đầu tiên của Nguyễn Chủng (Gia Long, 1/6/1802-3/2/1820) là thiết lập sự chính thống cho tân trào. Những bước cơ bản nhằm thiết lập liên hệ với nhà Thanh và các lân bang; tuyên dương mệnh trời [thiên mệnh] của nhà Nguyễn; phục hưng chính giáo, tức chọn Khổng giáo làm nền tảng chính trị; và, tách biệt dần khỏi ảnh hưởng Ki-tô.

Tuy nhiên, người đặt xuống những nền móng cho nhà Nguyễn là Nguyễn Phước Đảm, tức Minh Mạng (14/2//1820-20/1/1841). Lên ngôi khi đã gần ba chục tuổi, Nguyễn Phước Đảm thực hiện cải tổ triều chính, dựa trên kiểu mẫu nhà Thanh, nhưng lại tự hào chế độ của mình giống nhà Hán hơn chinh vua quan Thanh. Tuy nhiên, vua thứ hai nhà Nguyễn phạm phải ba lỗi lầm lớn. Thứ nhất, là vua đã quay lưng lại với các cường quốc Âu Mỹ, theo đuổi chính sách tự cô lập—không ở chung với di địch—bỏ lỡ một cơ hội hiện đại hóa như Nhật Bản hay Xiêm La (Thái Lan, từ 1938), khiến vương quốc trở thành thuộc địa của Pháp gần một thế kỷ, từ 1859 tới 1955. Tình trạng nửa thuộc địa, nửa bảo hộ này khiến Đại Nam ngày thêm lạc hậu về cả kinh tế lẫn quân sự, đó là chưa nói đến hiểm họa phân chia dài theo ranh giới địa phương, mà cho tới đầu thế kỷ XXI, sau 40 năm thống nhất, vẫn chưa giải quyết được.

Lỗi lầm thứ hai là vấn đề Trấn Tây Thành, hay âm mưu xâm chiếm và đồng hóa nước Kamboja từ năm 1837, tạo nên nhiều hậu quả xấu—như tinh thần bài Việt (cáp duồn, giết mọi Việt) trong nhiều tầng lớp Khmer; hay, sự hiềm khích với Xiêm La. Lỗi lầm thứ ba là sự thiển cận, bài Ki-tô, với tham vọng dung “thánh giáo” Trung Hoa, hay Thanh Nho, để đối xử với tín đồ Ki-tô và các nhà truyền giáo Tây Phương. Vì Nguyễn Phước Đảm được coi như gương mẫu, suốt hai triều Miên Tông (Thiệu Trị, 11/2/1841-4/11/1847) và Hường Nhiệm (Tự Đức (10/11/1847-19/7/1833) phải gánh chịu hậu quả tai hại, nặng nề về tái chính, kinh tế cũng như chính trị. Với ảo vọng làm sang đạo Trời do Khổng Khâu lưu truyền, Hường Nhiệm còn phạm vào lỗi lầm thứ tư—tức sát nhập vào vương quốc Thanh, khiến hải tặc, thổ phỉ cùng quan quân Thanh thống trị miền Bắc, biến quan tướng Việt trở thành những nhân viên tiếp vận suốt 15 năm dài. Nhưng khi có người nhắc nhở đến mối họa cướp đất của nhà Thanh, “Hán Văn Đế” nhà Nguyễn giận dữ tuyên bố, “ Chớ nên lấy lòng tiểu nhân đo dạ quân tử.” Có thể nói, những người trực tiếp đóng góp vào việc mất nước từ năm 1883 là chính Hường Nhiệm, Hoàng thái hậu Từ Dụ [Dũ], cùng nhóm cận thần gốc Hoa như Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp, và Trương Đăng Quế.

I. Liên hệ “hiếu cống” nhà Thanh (1644-1912):

Từ thế kỷ XIX trở về trước, công tác ngoại giao ở Á Châu là một việc tế nhị và phức tạp, dựa theo luật kẻ mạnh, cá lớn nuốt cá bé. Tại lục địa, hai trung tâm quyền lực lớn là Trung Hoa và India. Do vị trí địa dư và văn hóa, Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Hoa, xoay quanh quĩ đạo của hệ thống “thông hiếu” hướng về kinh đô lân bang khổng lồ phía Bắc—nôm na hơn là phục vụ con Trời, nửa người, nửa Thánh, thường tự nhận là chủ nhân của muôn loài, muôn vật dưới vòm trời—biểu dương sức mạnh của Trời, Đất, và Thần linh. Nhiệm của các chư hầu như Đại Việt (xuất hiện dưới tên Giao Chỉ, An Nam, hay Man Di (Nam Man, Tây Nam Man Di) gồm nộp cống lễ định kỳ, và xin thừa nhận, ban phong chức tước mỗi khi lên ngôi, lễ phục cùng lịch hàng năm để thay mặt con Trời vỗ nuôi man di. Văn thư trao đổi giữa hai nước thì luôn luôn có những thuật ngữ như “sợ sệt, run rẩy tâu trình,” hay đội ơn mưa móc như ánh mặt trời soi rọi tới hang hốc tối tăm. Truyền bản An Nan zhi-lue [An Nam Chí Lược] của Lê Tắc—một người Việt gốc Hoa tự nhận là truyền nhân thứ sử Nguyễn Phu (453), theo hàng Mông Cổ năm 1285 cùng chủ nhân là Trần Kiện, rồi làm việc cho triều đình lưu vong của Trần Ích Tắc, định cư tại Trung Hoa—ghi chép lại nhiều chứng từ của loại văn chương “khúm núm, nhưng độc tài” này của những người cầm quyền tại cổ Việt. Một nguồn tư liệu phong phú khác là bộ Minh thực lục [Ming shi-lu]. Mặc dù có những sai lầm phải có khi viết về một nước lân bang như Đại Việt—tức Giao Chỉ đô thống sứ ti, An Nam quốc, rồi An Nam Đô thống sứ ti từ 1540-29/4/1541 tới năm 1647—giúp thấy rõ đầu óc thực dân, kỳ thị chủng tộc, và những tội ác chiến tranh của vua quan Trung Hoa. 

Từ ngày chiếm lại Sài Gòn lần thứ ba năm 1788, Nguyễn Chủng đã không ngừng mua chuộc cảm tình của nhà Thanh và khoét sâu mâu thuẫn Thanh-Tây Sơn. Mùa Hè 1798, theo đề nghị của Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường, Nguyễn Chủng sai Ngô Nhân Tỉnh đáp tàu buôn người Thanh qua Quảng Đông, hỏi tin vua Lê Duy Kỳ (10/8/1786-2/2/1789), nhưng thực ra để mở liên hệ “hiếu cống” với Ải Tân Giác La Ngung Diễm (Gia Khánh [Jiaqing], tức Thanh Nhân Tông, 1796-1820), với món qùa ra mắt là nhóm tù binh hải tặc Tề Ngôi, lúc ấy đang liên minh với Quang Toản nhà Tây Sơn. (2)

Sau khi tái chiếm Huế Nguyễn Chủng cho Trịnh Hoài Đức, mang chức Thượng thư Bộ Hộ, làm Chính sứ đi Hổ Môn, Quảng Đông, trao trả ấn tín nhà Thanh đã ban cho Tây Sơn, đồng thời nộp ba thủ lĩnh giặc biển Tề Ngôi họ Mạc, Lương và Phàn. Phái đoàn có Ngô Nhân Tĩnh (Tham tri bộ Binh), và Hoàng Ngọc Uẩn (Tham tri bộ Hình) làm Phó sứ. Theo sử Nguyễn, Tổng đốc Quảng Đông Giác La Cái Khánh mừng rỡ, tiếp đón rất hậu, và cho chuyển ấn tín Tây Sơn về kinh. Ngung Diễm cũng rất vui. (3)

Sau khi chiếm Hà Nội ngày 16/7/1802, để mau chóng giải quyết việc thông hiếu, vua cho hai cựu Thượng thư Ngô Thì Nhậm, và Phan Huy Ích—từng giúp việc ngoại giao thời Quang Trung và Quang Toản—tham gia vào công tác giao hiếu. Thí dụ như khi được tham khảo ý kiến, cả Ngô Thì Nhậm lẫn Phan Huy Ích chống lại ý định tiếp sứ ở ngay biên giới, sau khi Nguyễn Chủng gửi Lê Chính Lộ và Trần Minh Nghĩa tới Trấn Nam Quan chờ tin; rồi tháng 7-8/1802, cử Đinh Minh làm chính thủ hiệu đất đối diện cửa Trấn Nam Quan, và Đinh Giáp làm Phó thủ hiệu giữ ải Du Thôn, với ấn đồng “Văn Uyên châu thủ hiệu chi chương.” (4)

Tháng 11-12/1802, với sự chấp thuận của Bắc Kinh, Nguyễn Chủng lại sai Lê Quang Định làm chính sứ, Lê Chính Lộ và Nguyễn Gia Cát làm phó sứ, lên Bắc Kinh cầu phong và xin đổi quốc hiệu thành Nam Việt. Cho lệnh Trịnh Hoài Đức cùng sứ bộ cũ đưa cống phẩm (2 cân kỳ nam, 2 cặp ngà voi, 4 tòa sừng tê, 100 cân trầm hương, 200 cân tốc hương, và 200 tấm trừu, the và vải) đến Quảng Tây để tháp tùng bọn Lê Quang Định lên Bắc Kinh. (5)

Nhưng Ngung Diễm chẳng có gì vội vã, chỉ đồng ý sẽ điều tra kỹ càng hơn sau khi nhận được biểu cầu phong của Nguyễn Chủng. Điều khiến Ngung Diễm và các cận thần quan tâm nhất là tên Nan Yue [Nam Việt] mà Nguyễn Chủng đề nghị đã được Lưu Bang (202-196 TTL) ban cho Zhao Tuo [Triệu Đà, 207-137 TTL] từ năm 198 TTL, và chỉ bị Lưu Triệt (Hán Vũ Đế (140-87 TTL) sai Lộ Bác Đức (Lu Bo-De) xâm lược năm 112-111 TTL, sát nhập vào đế quốc Tây Hán (202 TTL-08 TL). Cuối cùng, Ngung Diễm khai sinh tên Việt Nam và chức Việt Nam quốc vương cho Nguyễn Chủng, để bảo đảm không có sự lầm lẫn giữa “Việt Thường” thời Tây Chu (1112-249 TTL, hiện nay, 1045-248 TTL), với hai tỉnh “Tây Việt” và “Đông Việt” (Lưỡng Quảng) thuộc vương quốc Nam Việt (207-112 TTL) cũ của Zhao Tuo. (6)

Các bộ quốc sử cũ đều chép theo chính sử Trung Hoa là cổ Việt đã bị Zhao Tuo chiếm giữ, chia làm hai hay ba quận. Tuy nhiên, chẳng đưa ra được một tư liệu khả tín nào. Truyền bản Sử Ký [Shiji] của Tư Mã Thiên [Sima Qian], chẳng hạn, tưởng tượng ra một con đường bộ từ Thiểm Tây, dài theo duyên hải tới Phù Nam [Funan], Lâm Ấp [Lin-Yi], Việt Thường [Yue Shang] vào khoảng năm 1110 TTL; một điều bất khả. Thủy Kinh Chú và Thủy Kinh Chú thì ngủ mơ thấy song Lan Thương chảy ra biển ở Nhật Nam. Truyền bản Sử Ký của Tư Mã Thiên còn thêm Zhao Tuo tuyên bố cho xứ ở truồng có vua. Đó là chưa nói đến việc tộc Ô Hử thích ăn thịt người, biết cách ướp muối để ăn dần; nổi loạn từ năm 178 tới 181, khi bị dồn vào huyện Cao Lương [Gao Liang]; Sima Guang [Tư Mã Quang], Zizhi tongjian [Tư Trị Thông Giám], chương 57-58. Các chi tiết trên đều được chép trong bộ sử Nguyễn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (1884), phần Tiền Biên.

Năm 1803, Ngung Diễm mới ra quyết định sai án sát Quảng Tây Tề Bố Sâm sang phong vương cho Nguyễn Chủng. Ngày “đại lễ bang giao” 24/2/1804, Nguyễn Chủng ra Hà Nội nghe Tề Bố Sâm đọc Dụ của Ngung Diễm: “Đặt chữ Việt lên trên, tỏ ý vẫn theo cương thổ đời trước, đặt chữ Nam ở dưới để biểu dương phiên quốc mới được sắc phong; tên xưng chính đại, mà đối với tên cũ của Lưỡng Việt ở nội địa lại phân biệt hẳn.” Rồi ngày 28/3/1804, sau lễ ở Thái Miếu Huế, Nguyễn Chủng chính thức đổi quốc hiệu thành Việt Nam, xuống chiếu thông báo cho toàn dân được biết.(7)

Có ít nữa hai động lực khiến Nguyễn Phước Chủng xin nhà Thanh sắc phong. Trước hết, vua muốn tuyên dương sự “chính thống” cho họ Nguyễn, mới thay nhà Hậu Lê Trung hưng (1533-1789) nhận lĩnh thiên mệnh cai trị toàn cõi “Việt Thường” và Viêm bang. Trong mắt những lý thuyết gia Khổng giáo, ấn tín sắc phong của nhà Thanh biểu hiệu sự chính thống—hoặc một sự bảo đảm sẽ tạm thời tránh được nạn binh đao. Đọc kỹ các bộ sử Trung Hoa thời quân chủ chuyên chế, tham vọng thực dân, bành trướng luôn luôn tiềm ẩn trong đầu óc vua quan Hán tộc. Kinh nghiệm sắt máu mà Nguyễn Chủng và các cận thần chứng kiến từ xa là cuộc biểu dương uy đức của Hoằng Lịch năm 1789, rồi đến chuyến du hành của một Nguyễn Quang Bình giả năm 1790, khiến Hoằng Lịch chấp nhận chi phí khoảng 4,000 lạng bạc mỗi ngày để có thành tích được Quốc Vương Nam Man đến ôm đầu gối ngày lễ thượng thọ 80—trong khi năm thế kỷ trước, Hốt Tất Liệt [Qublai Khan] đã 15 lần thất bại, dù phải ba lần đưa quân xuống chinh phạt; nhưng chưa đủ khiến Trần Thánh Tông hay Trần Nhân Tông hãi sợ. Bài thơ tặng Nguyễn Quang Bình năm 1790, và rồi văn bia trên mộ giả của Quang Bình bên Hồ Tây Hà Nội, chứng tỏ Hoằng Lịch rất vui với chiến thắng ngoại giao này. Đúng hơn, cả hai bên đều thắng lợi—một kỳ công của Phúc Khang An (1753-1796), thuộc dòng họ Phú Xát của Đệ Bát Kỳ, đảm nhận chức Tổng đốc Lưỡng Quảng từ ngày 19/2/1789, thay Tôn Sĩ Nghị—khéo léo rửa mặt cho ông vua già, đã hoang phí tới hơn 150 triệu nén bạc cho mười võ công từ Thanh Hải tới Tây Tạng, Mian Dian, Đài Loan, rồi An Nam. (8)

Chẳng những tự hào là dân tộc văn minh duy nhất trong thiên hạ, vua quan Hán còn tự xưng là “con Trời,” làm chủ muôn loài, muôn vật dưới vòm trời. Đến đời nhà Minh— dù đã biết có nhiều quốc gia hung mạnh khác—nhưng guồng máy tuyên truyền khua chiêng gõ trống cho ngai vị độc tôn của Hán tộc; tất cả mọi dân tộc khác đều là mọi rợ—“man yi,” cần được tắm gội ánh sang “thánh giáo,” của những thánh nhân như Khổng Khâu, Lý Nhĩ, cùng đệ tử của họ, nổi danh muôn đời qua thứ kiến thức trái đất là một định tinh hình khối vuông, có mặt trời, mặt trăng cùng tinh tú xoay quanh. Mặt trời hay mặt trăng có những trục di chuyến từ điểm mọc, tới điểm lặn, ở những cuối chân tròi xa thẳm, nơi đất trời gặp nhau. Gia đình Ban Cố (Ban Gu, 32-92), trong Tiền Hán Thư, cho rằng chỗ “mặt trời lặn” chỉ cách xứ Tiaozhi vài trăm ngày đi đường về hướng Tây—dù chưa ai đặt chân tới Tiaozhi, hay đứng trên bờ vực thẳm đầy sương mù để ngắm cảnh mặt trời lặn. Sự ngu dốt sặc sỡ và kiêu căng còn đi xa hơn nữa khi vua quan Hán thường nhắc đến cổ Việt hay cổ Chăm (Chiêm hay Champa) nằm về phía nam của trục quay của mặt trời; và đó không phải là chuyện nói xuông, mà được trắc nghiệm nhiều lần trên thực địa.. Thí dụ như trồng một cây nêu ở Giao Châu, bóng của nó nằm về phía nam “ba tấc một phân;” nhưng ở Lâm Ấp thì bóng cây nêu dái tới “tám tấc một phân.” Vẫn theo những khối óc kiệt xuất của Hán tộc, chiều dài của bóng cây nêu còn tương ứng với khoảng cách từ địa điểm đo trắc nghiệm tới kinh đô Trung Hoa, tức Lạc Dương. Thí dụ như Giao Châu cách Lạc Dương tới 7700 dặm [3,850 cây số], trong khi từ Shu Le (Kasgar, một thị trấn trên trục lộ tơ lụa cổ thời [silk road], cũng một trung tâm truyền bá Phật Giáo vào Đôn Hoàng và Đông Á), cách Lạc Dương 10,300 lí, hay 9,282 cây số. (9)

Các sử quan định hướng Nho giáo đã từng gọi những vua Việt—như Ngô Quyền (939-945)—là “tiếm thiết,” dùng Đinh Tiên Hoàng (968?-979) để khởi đầu phần “chính biên” của quốc sử phần vì họ Đinh có công thống nhất đất nước, và xin sắc phong của nhà Tống. Nhưng Lê Duy Đàm (Thế Tông, 2/2/1573-12/10/1599) phải hai lần mang đông đảo tùy tùng, kể cả Nguyễn Hoàng, tới Trấn Nam Quan trình diện, ngày 25/11/1597 mới được Chu Dực Quân (Minh Thần Tông, 5/7/1572- 18/8/1620) phong chức “An Nam Đô thống sứ ti Đô thống sứ” giống Mạc Đăng Dung, Mạc Phúc Hải và Mạc Mậu Hợp.(CMCB XXX:26; (Hà Nội: 1998), II:221) Mãi tới đời Lê Duy Kỳ (Thần Tông, 1619-1643, TTH 1643-1649, 1649-1662) khi nhà Minh đã mất Yên Kinh, rút chạy về xó đất Hàng Châu phía nam, năm 1647 Chu Do Lang (1647-1662) mới phong Duy Kỳ làm ANQV. Riêng nhà Thanh, năm 1667, Huyền Hoa tức Khang Hy (Kangxi, 1662-1722) phong Lê Huyền Tông (11-12/1662- 16/11/1671) làm An Nam Quốc vương, vì không tiếp tay Ngô Tam Quế nổi loạn ở Vân Nam. (CMCB, XXXIII:21, (Hà Nội: 1998), II:317). Trong khi đó, năm 1702, triều đình Thanh từ chối biểu cầu phong của chúa Nguyễn, vì đã phong cho vua Lê ở Đàng Ngoài. (10)  (10) Năm 1744, Võ vương Nguyễn Phước Khoát (1738-1765) phải tự đúc ấn ANQV, sai sứ giả đi các nước lân bang thông báo việc này. Một sứ giả phải tự tử để phản đối.

Yếu tố thứ hai là Nguyễn Chủng hành xử theo đúng “trật tự” chính trị Á Châu lúc bấy giờ—tức hoà hiếu với cường quốc phương Bắc để tạm thời bảo đảm nền hoà bình mới thiết lập sau hơn phần tư thế kỷ nội chiến. Nhận ấn phong vương, bởi thế, nặng tính cách nghi thức—của hệ thống ngoại giao nước nhỏ thờ phụng nước lớn cho đến ngày bị tiêu diệt—hơn công nhận chủ quyền Trung Hoa trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này giải thích tại sao trong khi thảo luận về quốc hiệu, Nguyễn Chủng từng đe dọa không xin tấn phong nữa nếu vua Thanh không chấp nhận quốc hiệu Nam Việt. Và, dù chỉ được phong “quốc vương,” từ ngày 28/6/1806 Nguyễn Chủng tự xưng “Hoàng đế” trong nước hay quốc thư với các chư hầu—một hành động mà ngày còn ở Sài Gòn, Nguyễn Chủng đã từng tố cáo với nhà Thanh là biểu hiệu sự thiếu thành thực và tận trung của cha con Quang Trung (1788- 1792). (11)

Ngoài ra, trong khi thảo luận cùng các đại thần về bang giao với các nước, Nguyễn Chủng không dấu niềm tự hào đã đả bại đạo quân một thời bách chiến của Tây Sơn, chẳng những phá tan quân Xiêm năm 1785 mà còn khiến đạo quân “hưng Lê” của Tôn Sĩ Nghị [Sun Shi-Yi] rã nát trong vòng sáu ngày Tết Kỷ Dậu ngắn ngủi. (12)

Giống như bất cứ chế độ nào mới lên cầm quyền, thiết lập quan hệ với đại cường phương Bắc là ưu tiên hàng đầu về ngoại giao của các vua Việt. Các đại thần thường khúm núm chúc mừng vua chúa khi giải quyết xong vấn đề thông hiếu. Ngay đến Quang Trung Nguyễn Huệ ([1753]-1789-1792)—người hùng của bao chiến thắng quân sự, diệt Nguyễn, diệt Trịnh, và ghi hai chiến công vĩ đại chống quân Xiêm do Nguyễn Chủng và Châu Văn Ngạnh đón về, hay đạo quân phò Lê của Tôn Sĩ Nghị qua vô công sáu [6] ngày Tết Kỷ Dậu (1789). Tuy nhiên, vua quan Trung Hoa chưa hài lòng với quan hệ thông hiếu trịch thượng do họ áp đặt, mà luôn tham vọng chiếm đoạt đất nước, hay nô lệ hóa các tộc “man di” bên ngoài “nội địa.” Điều ít ngưới quan tâm hay biết đến là mười “võ công” của Ải Tân Giác La Hoằng Lịch (tức Qian-long hay Càn Long, 1735-1796) và món chiến phí khổng lồ lên tới 150 triệu nén bạc, đổi lấy cả một vùng đất bao la tứ đông bắc tới cực tây như Thanh Hải, Tibet, Tân Cương [Xinjiang]—nơi sắc tộc Uyghur đang bị diệt chủng, chỉ còn lại khoảng nửa dận số.

Ba tiểu quốc “Nam Man” hay “Tây Nam Man Di”—tức Mian Dian, Taiwan và “An Nam”—cũng trực tiếp bị xâm lấn năm 1766-1770, 1786-1788, và 1788-1789, nhưng thoát nạn. Thái độ tự tôn khiến Hoằng Lịch, giống như những người tiền nhiệm, chỉ chấp nhận “ân xá” hay “tha tội” cho các nạn nhân, Phúc Khang An, tổng đốc Lưỡng Quảng từ ngày 19/2/1789 dàn cảnh cho một Nguyễn Quang Bình giả tới tận Nhiệt Hà ôm đầu gối ông già 80 tuổi Hoằng Lịch, hầu rửa mặt sau thảm bại Tết Kỷ Dậu. Vì thế quân bằng quyền lực quá chênh lệch, mọi quan hệ hầu như được dàn xếp và quyết định tại Lưỡng Quảng, tức phiên ti Quảng Đông và Quảng Tây, hay Vân Nam, qua các ải Trấn Nam, hay Liên Hoa. Quảng Đông và Quảng Tây còn được biết như “Tây Việt” và “Đông Việt” mà theo truyền thuyết vốn là đất cũ của người Việt, đã bị dân Hán chiếm đoạt và Hán hóa trong thiên niên kỷ đầu tiên Tây lịch.

II. Liên hệ với các lân bang Đông Nam Á:

Với lân bang Đông Nam Á, Nguyễn Chủng cũng giữ thể thức hiếu kính bắt chước của Hán tộc nói chung.

Hai nước Đông Nam Á được coi như lân bang là Xiêm La (Thái Lan từ năm 1938) và Lữ Tống (Luzon, Philippines). Với Miến Điện [Ava, Burma hay Mayannar], Nguyễn Chủng giữ một khoảng cách, phần vì xa cách, phần do thế đối nghịch Xiêm-Miến từ năm 1767, phần vì sự suy tàn của vương quốc này sau cuộc bại trận năm 1811. Trong số các phiên thuộc có Chân Lạp [Chenla], Vạn Tượng [Viêng Chăn] và các tù trưởng rải rác giữa rặng Trường Sơn và sông Khung (Mekong, hay Cửu Long). Với lân bang ở vùng Đông Nam Á, Nguyễn Chủng giữ một chính sách thân hữu, cởi mở. Liên hệ với Xiêm La kéo dài tốt đẹp cho tới cái chết vào năm 1809 của Rama [Phật vương] I—vua lập nghiệp dòng Chakri, cũng người từng ra tay cứu trợ Nguyễn Chủng, được Chủng gọi là “cha,” tiến cống hoa vàng, hoa bạc như dấu hiệu thần phục. Cao Man (Kam-puchia hiện nay) bắt đầu thần phục Việt Nam từ ba năm trước (1806), nhưng thực tế tiểu quốc này biến thành một thứ “chim nhiều đầu”—một hướng về Krung Thêp, một hướng về Huế, một hướng về Trung Hoa, và một về Đại Tây.. Các xứ Nam Chưởng, Ai Lao đều chịu triều cống. Những sắc tộc trên vùng Trường Sơn, đặc biệt là các bộ lạc Gia Rai, cũng bắt đầu biến thành chư hầu của Việt Nam. (13)

Năm 1815, Nguyễn Chủng công bố một danh sách 13 nước đến “cống” (viễn phương chư quốc lai cống) gồm Nam Chưởng [Luang Prabang], Vạn Tượng [Vientiane], Trấn Ninh [Siang Khuang], Miến Điện [Burma], Phật Lang Sa [France], Anh Cát Lợi [Britain], Thủy Xá [“Water Heaven”] và Hoả Xá [Fire Heaven]. (14)

A. Xiêm La:

Nguyễn Chủng nếm đủ mùi vị mặn ngọt, chua cay trong liên hệ với Xiêm La. Trước chiến dịch 1782-1783 của anh em Tây Sơn, Nguyễn Chủng tương đối độc lập với Xiêm. Quân Nguyễn và Xiêm từng giao tranh trên đất Kamboja (Chân Lạp) để bảo vệ quyền bảo hộ tiểu quốc “chim nhiều đầu” hay “tim chín lổ” này. (15)

Tuy nhiên, sau ngày chạy qua Bangkok xin cầu viện lần thứ nhất năm 1783, Nguyễn Chủng trở thành phiên thuộc của Xiêm. Chủng gọi Rama [Phật vương] I (1782- 1809)—vua lập nghiệp dòng Chakri, tức cựu nguyên soái Chakri cầm quân tàn phá Viêng Chăn (Vạn Tượng) năm 1777-1779, và xâm lấn Kamboja năm 1781—là “cha nuôi,” mỗi năm hai lần tiến cống hoa vàng, hoa bạc như dấu hiệu thần phục. Chủng còn đồng ý cho Xiêm quyền bảo hộ Kamboja và các tiểu vương Lào, đặc biệt là xứ Viêng Chăn, cùng cai quản đất Hà Tiên của dòng giõi Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ. (16)

Đổi lại, năm 1784, Rama I từng đưa binh thuyền qua giúp Chủng, nhưng bị Nguyễn Huệ đánh tan đầu năm 1785. Cuộc thảm bại này khiến Rama I tuyên bố không can thiệp vào nội tình Việt Nam và đứng ngoài cuộc tranh chấp Nguyễn-Tây Sơn. Tuy nhiên, năm 1786, Rama I từ chối đề nghị dẫn độ Nguyễn Chủng của Tây Sơn, và đồng thời sử dụng các tù trưởng Lào ngăn chặn tham vọng Tây tiến của nhà Tây Sơn. Thập niên 1790, dù đang bận tranh chấp với Miến Điện, Rama I vẫn ít nhiều tiếp tay Chủng mở mặt trận thứ hai trên đất Lào. Vua Viêng Chăn (Vạn Tượng) là Nanthasen (1781- 1794), rồi Chao In (Inthavong, 1794-1804) cùng phó vương Chao Anou (1794-1804) khá tích cực trong cuộc chiến ủy thác [proxy wars] này.

Sau cái chết của Quang Trung năm 1792, Rama I ngả hẳn về phe Nguyễn Chủng. Các tiểu vương Lào bắt đầu thuận gió đổi buồm, trực tiếp tham gia chiến dịch tổng tấn công Tây Sơn từ Nghệ An trở ra Bắc. (17)

Sau ngày Rama II (1809-1824) lên kế vị, giao tình giữa Huế và Krung thêp nhạt dần. Trước hết, thực tế chính trị và cân bằng thế lực địa phương đã hoàn toàn thay đổi. Nguyễn Chủng đang làm chủ một vương quốc rộng lớn chưa hề có, quân lực hùng cường, không còn là một người quí tộc “mất nước” lưu vong mưu việc “chín đời phục thù mới là đại nghĩa.”

Thứ hai, hậu quả tất nhiên là việc sửa đổi dần những điều kiện bất đồng đẳng trong liên hệ giữa hai nước. Chẳng những ngừng cống hiến hoa vàng, hoa bạc như biểu hiệu một vua phiên thuộc của muang yuon [yuan], Nguyễn Chủng còn tăng gia uy thế của một Thiên vương “định hướng Khổng giáo” bằng cách củng cố sự kiểm soát Gia Định thành, qua việc cắt cử một Tổng trấn ở Sài Gòn từ năm 1808, tái tổ chức guồng máy hành chính địa phương ở vùng hạ lưu châu thổ Cửu Long, chia biên giới miền nam thành sáu trấn loại bỏ dần ảnh hưởng của Xiêm tại Hà Tiên, và đào kinh Vĩnh Tế như ranh giới mới giữa Châu Đốc và nước Kambojia. (18)

Tháng 10-11/1808, đặt chức Tổng trấn Gia Định thành. Nguyễn Văn Nhân làm Tổng trấn; Trịnh Hoài Đức, Hiệp tổng trấn. Ban ấn bạc có tay cầm hình sư tử. Tháng 1- 2/1810, sau cái chết của Trấn thủ Mạc Tử Thiêm, Hà Tiên đặt dưới sự cai trị trực tiếp của Tổng trấn. Con Thiêm là Công Thế, Công Tài còn nhỏ, trong khi cháu đích tôn là Công Du phạm tội mang vợ nhỏ của Thống chế Phan Văn Triệu bán cho Xiêm. Cai đội Ngô Y Nghiễm và Lê Tiến Giảng quyền lãnh việc trấn. Vua Xiêm can thiệp cũng không được. Tháng 8-9/1810 vua cử Nguyễn Văn Thiện làm trấn thủ Hà Tiên. (19)

Thứ ba, theo đúng luật kẻ mạnh truyền thống, Nguyễn Chủng không ngừng khôi phục lại ảnh hưởng tại vùng trái độn trên đất Kamboja và Lào. Tự xưng là Thiên vương, hay Phật vương, và lựa chọn bất cứ ý thức hệ nào đi nữa, những người cầm quyền ở Á Châu nói chung và Đông Nam Á nói riêng đều quan niệm biên giới vô cùng đàn hồi [elastic] và không ngừng biến đổi. Những đạo quân viễn chinh mang theo trên lưng ngựa, voi và khoang chiến thuyền trụ mốc ranh giới sau khi tàn phá kinh thành các lân bang nhỏ yếu, cướp bóc tài sản, thóc gạo, giết lãnh đạo, và săn bắt dân địa phương, thích chữ [tatooing] vào tay hay thân thể làm nô lệ. Lịch sử quân sự, ngoại giao và kinh tế còn được ghi chép lại của các triều đình Đông Nam Á trong ba thế kỷ XVIIIXX đầy rẫy những sự cố đẫm máu này. Rama III (1825-1851), chẳng hạn, từng dùng việc tra tấn cho đến chết vua Viêng Chăn, Chao Anu (1804-1829) gần hai tuần lễ trước công chúng ở Khrung thêp (Bangkok) vào hạ tuần tháng 1/1829 để cảnh cáo dân Lào về hậu quả của những hành động “nổi loạn” chống chính sách bá quyền Xiêm La. Trong thời gian thế chiến thứ hai (1939-1945), những người chủ trương Đại Thái [Pan Thaism] ở Bangkok không ngừng tố cáo “thực dân Âu châu” đã chiếm đóng và cắt xén hàng triệu cây số vuông của Thái Lan; và, khẳng định biên giới của Xiêm La về phía Đông nới rộng tới cả triền Đông rặng Trường Sơn, bao gồm các tỉnh Kontum, Pleiku [Gia Lai], Buôn Ma Thuột hiện nay. (Cho tới thế kỷ XXI, Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc “tiến bộ”—định hướng xã hội chủ nghĩa—vẫn tiếp tục mở rộng biên cương về phía Tây và Bắc, lại xâm cướp cả vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (mà họ đổi tẹn là Nansha) ngoài khơi biển Đông Nam Á), và từ năm 2007, tự nhận chủ quyền 80-90% biển Đông Nam Á mà những nhà hang hải Tây phương đã lười biếng gọi là “Nam Trung Hoa.” Chuyến viếng thăm Mỹ và tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc vào hạ tuần tháng 9/2015, dường ẩn dấu mưu toan dàn xếp với chính phủ Barack Obama để Bắc Kinh được tự tung, tự tác xâm lược lân bang và biển đảo. Nhưng thượng viện Mỹ đã đanh giọng chê trách âm mưu bành trướng và thái độ hiếu chiến của Trung Cộng. 

Ngay đến hạ bán thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Bộ Chính Trị Đảng “Cộng Sản” Trung Hoa còn xâm chiếm Tibet, Thanh Hải, và tự nhận chủ quyền từ 80 đến 90% biển Đông Nam Á, cùng hải đảo Đài Loan, hay Ryukyu ở biển Đông Á Châu, ngạo mạn thách thức hàng chục quốc gia Á Châu cùng toàn thế giơi, kể cả tổ chức Liên Hiệp Quốc, và hệ thống công pháp quốc tế hiện hành—khiến không thể không liên tưởng tới thái độ hung hăng, hiếu chiến của Germany, Nhật Bản và Italia trong giai đoạn tiền Thế Chiến Thứ Hai. Đáng e ngại hơn nữa là Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng CSTH, kiêm Chu tịch nhà nước, sử dụng chuyến viếng thăm chính thức Liên bang Mỹ cùng diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, để áp lực chính phủ Barack Obama quay mặt làm ngơ trước chính sách ngoại giao hiếu chiến, với những màn dương oai, diễu võ, trên không, trên biển, cùng những lời đe dọa rằng phải đồng lõa, hay im lặng nhận kế hoạch xếp đặt lại trật tự thế giới phù hợp với tiến trình bành trướng của Bắc Kinh, hay sẽ gánh chịu những khổ sở sẽ tới. Thượng viện Mỹ và Ủy Ban Quân Sự Thượng Viện của TNS John McCain—và ngay cả tân Thủ tướng Australia Malcom Turnbull, cùng Quốc Hội Nhật và Thủ tướng Abe Shinzo đã bày tỏ sự bất mãn, nhưng người thông hiểu tình hình không thể không tự hỏi liệu thế giới văn minh có sẵn sàng đối đầu bầy ruồi gây máu lửa Trung Nam Hải [Zhongnanhai] đang vo ve trên lãnh thổ Mỹ, hay sẽ dẫm lại trên những dấu chân Hội nghị Munich năm 1938?

Có thể hy vọng rằng Tổng thống Obama tiếp tục duy trì vị thế bảo vệ tự do hàng hải hay hàng không ở Đông Nam Á, ngăn chặn kịp thời những cảnh phi cơ chiến đấu Trung Cộng nhào lượn dọa nạt các phi cơ dân sự, và tiếp tục nồng nhiệt yểm trợ dân tộc Phi-líp-pin chống lại sự xâm lược của Trung Nam Hải. Đồng thời, tích cực giúp Phi-lip-pin thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ công pháp quốc tế, và chủ quyền tự nhiên, hợp lý của các nước tiếp giáp Đông Nam Á, hay Đài Loan, Nhật Bản. Và nếu cần, triệu tập một phiên tòa hình sự quốc tế tại Đông Nam Á, đưa những người cầm đầu Trung Nam Hải ra trước vành móng ngựa

Tại Kamboja, tháng 1/1805, Rama I làm lễ phong vương Ang Chan (Nặc Ông Chăn, 1790-1835) rồi đưa về Oudong. Nhưng ngay sau đó, với sự đồng ý của Bangkok, Ang Chan xin thuần phục muang yuon, và từ tháng 10/1807, Nguyễn Chủng định lệ cống lễ ba năm một lần ở Gia Định. (20)

B. Kamboja: “Miếng xương sườn gà” khó nuốt:

Kamboja hay Chân Lạp là quốc gia trái độn giữa Xiêm La và Việt Nam. Từ thế kỷ XVI-XVII, Kamboja bắt đầu suy yếu dần, liên tục bị Ayuthya và rồi Thuận Hóa xâm lăng, tằm thực dần đất đai. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, nhờ sự tiếp sức của đợt di dân trung thành với nhà Minh (1368-1664)—như Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu—và những cuộc nội chiến giành đoạt ngai vàng của giới quí tộc Khmer, các chúa Nguyễn chiếm được vùng châu thổ hạ lưu sông Mekong, thường được biết như Thủy Chân Lạp. Trong khi đó, Xiêm La xâm lấn dần vùng lãnh thổ phía Tây và Tây Bắc Kamboja.

Cuộc nội chiến Nguyễn-Tây Sơn (1778-1802) giúp Kamboja tạm thời yên ổn một thời gian dưới sự bảo hộ của Xiêm. Một số viên chức và quân sĩ Khmer cũng tham gia đạo quân Lê dương của Nguyễn Chủng. Tiêu biểu là Nguyễn Văn Tồn, một cựu nô lệ ở Nam Vang. Sau chiến thắng của Nguyễn Chủng, việc tranh chấp ảnh hưởng ViệtXiêm trên Kamboja ngày một gia tăng. Kamboja bắt đầu triều cống Huế từ năm 1807, nhưng thực tế trở lại tình trạng “chim hai đầu” cũ—một đầu hướng về Krung Thêp, một hướng về Huế.

Nhưng chứng bệnh di truyền “nối ngôi” của các vua Kamboja lại tái phát từ 1810. Ba anh em cùng cha khác mẹ của Ang Chan là Ang Em [Nặc Ông Yểm], Ang Duong [Nặc Ông Giun] và Ang Snguon [Nặc Ông Nguyên], đang bị giữ làm con tin ở Xiêm, muốn về nước chia chác quyền lực. Bởi thế, Rama II sai Uât Vô Thi đưa bọn Ang Em [Yểm] về, và áp lực Ang Chan lập Ang Em làm vua thứ hai, Ang Duong [Đôn hay Ông Giun] làm vua thứ ba. Lại còn đòi 10,000 quân Khmer đi đánh Miến Điện. Ang Chan nghi Phụ chính [Ốc Nha] Cao La Hâm Mang Trà Tri Biện thông mưu với Xiêm, nên tháng 9/1810, giết đi. Rồi cầu cứu Gia Định. Gia Long cho sứ Kamboja tới kinh, hỏi rõ tình hình. Nhận hiểu tình hình có thể nghiêm trọng, Gia Long cho lệnh các trấn Gia Định thành tái lập hương binh, động viên nửa dân đinh làm lính, vì họ hợp phong thổ. Lại sai các thành thần lo việc chế áo trận, rèn khí giới, luyện thuốc đạn, lập kho lương, đề phòng trường hợp phải dụng binh. (4:90-91) Đồng thời cho tăng cường việc phòng thủ tại Qui Hợp (Nghệ An), Cam Lộ (Quảng Trị), cùng các cửa Eo, cửa Nhật Lệ. (4:92) Những chuyên viên về Xiêm-Lào hay Kamboja như Lưu Phước Tường (trấn thủ Kinh Bắc), Phan Tiến Thiện (Hiệp trấn) hay Nguyễn Văn Thoại (trấn thủ Lạng Sơn) đều được triệu về kinh. (4:93) [Tháng 10-11/1810, sai Đô thống chế Lê Văn Phong, Nguyễn Văn Trí và Nguyễn Văn Giám mang binh thuyền tới Tân Châu, đi tuần biên giới. Lại sai ký lục Định Tường Bùi Đức Mân và Nguyễn Văn Tồn mang binh hai phủ Trà Vinh, Mân Thít đi theo. (4:94)

Trong khi đó, tại Kamboja, tình hình ngày một căng thẳng. Sau khi Ang Chan giết Phụ chính do Xiêm bổ nhậm, đồng đảng là bọn Đê đô Minh chiếm Bông xuy, A Phi Phù Biệt Điện ở đồn Bắc Tầm Bôn nổi lên làm phản. Xiêm cũng sai hai tướng Phi Nhã Long Mang và Phi Nhã La Trật đem binh đến giúp. Ang Chan sợ, sai sứ đi cầu viện. Nguyễn Chủng và đình thần nghĩ rằng Đê đô Minh là thần thuộc của Ang Chan ngày trước, vì ngờ sợ mà phản lại, cần chiêu phục. Battambang là đất của Kamboja, Xiêm không thể chiếm được. Bèn sai Tổng trấn Nguyễn Văn Nhân từ Gia Định qua Kamboja định liệu. (ĐNTLCB, I, 4:98-99) Tháng 1/1811, Nhân tới La Bích. Ang Chan yêu cầu Nhân lấy lại Batttambang. Nguyễn Chủng cho lệnh đóng quân bất động, vì chỉ muốn giúp ngầm, và “quân của Trung Quốc có phải là đồ dùng để báo oán cho người di địch đâu.” Phái Trần Văn Năng vào Gia Định phụ tá Nhân việc binh. Cử Lưu Phước Tường làm trấn thủ Vĩnh Thanh; Nguyễn Văn Thoại, Định Tường, cùng Mai Văn Tô dẫn 1200 quân qua La Bích. (4:101-102) Ít ngày sau, Tướng Xiêm Phi Nhã Long Mang từ Battambang thư cho Ang Chan, nói không đòi lính nữa. Nguyễn Chủng Gia Long bèn viết thư cho Rama II, bênh vực viêc Ang Chan giết Cao La Hâm. Vua Xiêm bí mật cho quân Xiêm rút về. (ĐNTLCB, I, 4:103)] (21)

Năm 1813, với sự thỏa thuận của Xiêm, Nguyễn Chủng lại sai tân Tổng trấn Lê Văn Duyệt đem 13,000 binh và chiến thuyền Gia Định thành đưa Ang Chan về nước. Xây giúp thành Nam Vang và Lô Yêm xong, Duyệt rút quân về Gia Định, để Nguyễn Văn Thoại—người từng quen biết Rama II từ năm 1782—ở lại làm Bảo hộ. Quân Xiêm cũng rút khỏi Battambang. Mùa Đông 1813, Nguyễn Chủng ban mũ áo Việt cho Ang Chan, cử một cai đội lo việc phiên dịch. Vua cũng giúp xây dựng ba đường trạm từ Nam Vang tới Kampot và một số vị trí quan trọng khác. Đổi lại, Ang Chan “cống hiến” [có trả tiền] số voi đực cần thiết cho các đơn vị Tượng binh nhà Nguyễn. (22) 22. ĐNTLCB, I, 3:347, 4:90-92 [Ang Chan than phiền việc Xiêm đòi chia đất cho các em], 98-99, 101, 103 [Nguyễn Văn Nhân kinh lý Nam Vang], 154 [cống voi], 163-164 [Ang Chan chạy qua Gia Định], 169 [Nặc Nguyên chạy qua Xiêm; Xiêm nạp qua Gia Định], 187 [Duyệt đưa Ang Chan về nước], 194-195 [rút quân], 198-199 [ban mũ áo, thông ngôn]. [39 voi đực năm 1812, 4:154], 4:27 [cho ốc-nha Siêu làm cai đội, chuyên bắt voi, mỗi năm nạp 30 con, 4:272], 26:195 [88 voi năm 1813, 6:195]. Khi Ang Chan chết năm 1834, Minh Mạng lập Ang Mey (Ngọc Vân) lên làm nữ chúa. Năm 1835, và rồi 1840-1841, anh em Ang Duong theo Tướng Xiêm Bodin về nước đánh xâm lược yuon [duồn]. Năm 1847, Ang Duong lên ngôi, xây tượng Bodin để thờ. Ang Duong có 3 con là Norodom, Sisowath và Sri Votha. Cả ba đều khác mẹ.

C. Các tiểu vương Lào:

Vạn Tượng, và các tù trưởng Ai Lao đều chịu triều cống, dù trên thực tế Xiêm vẫn bảo hộ. Từ năm 1788-1789, Rama I sử dụng các tiểu vương Lào mở một mặt trận thứ hai uy hiếp Nghệ An, chống Tây Sơn, để tiếp tay Nguyễn Chủng. Anh em Nanthasen (1781-1794), Chao In (Inthavong, Chiêu Ấn, 1794-1804) và Chao Anu (A Nỗ, 1804- 1829)—người sẽ trở thành anh hùng của dân tộc Lào sau cái chết bi thảm tại Bangkok đầu năm 1829—tạo nhiều khó khăn cho Tây Sơn. Năm 1791, Khâm sai Xiêm là Phraya Kraikosa đến Vạn Tượng và Phraya Kalahom Ratchasena cai quản Kamboja. Từ Nghệ An, Trần Quang Diệu sai quân qua đánh Vạn Tượng, tiến đến sát sông Khung (Mekong). Quân Vạn Tượng thua to, ngầm đầu hàng Tây Sơn, yêu cầu Trần Quang Diệu đưa quân qua đánh Xiêm. Đồng thời lại xin Xiêm đưa quân tới chống Tây Sơn. Tuy nhiên, cái chết của Quang Trung năm 1892 khiến Trần Quang Diệu bãi bỏ việc dụng binh trên đất Lào. Năm 1793, Rama I khám phá ra chính sách “đòn sóc hai đầu” của Vạn Tượng, cho lệnh bắt giam Nathasen, rồi lập Chao In (Inthavong) làm vua từ năm 1794

Từng gặp gỡ Nguyễn Chủng ở Bangkok, và vì sự thay đổi tình hình quân sự tại Việt Nam—tức Tây Sơn suy yếu dần tại miền Trung, ở vào thế phòng ngự hơn tấn công— Chao In ngả hẳn về phe Nguyễn Chủng. Năm 1797, Rama I đề nghị mở mặt trận thứ hai, dùng Lào từ phía Tây đánh Tây Sơn. Nguyễn Chủng cử Nguyễn Văn Thoại qua Vạn Tượng chỉ huy thượng đạo, hầu phối hợp tấn công Nghệ An. Tuy nhiên, kế hoạch này phải tạm đình hoãn vì Miến Điện tấn công Xiêm, và liên quân Xiêm-Vạn Tượng phải bận rộn chống giữ. Sau đó, Chủng cử Lê Văn Xuân thay Thoại, rồi đến Lưu Phước Tường chỉ huy mặt trận Lào. Tháng 9/1801, sau khi Chủng chiếm Phú Xuân, Tường và Phraya Khu-bô của Vạn Tượng giết được đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Hiện ở Thanh Chương, khiến Nghệ An rúng động

Năm 1804, Chao In chết. Xiêm đưa Chao Anou (Chiêu A Nỗ) lên làm vua. Tháng Chạp Ất Sửu [20/1-17/2/1806], Anou sai một sứ đoàn theo ngả Cam Lộ sang cống. Gia Long cho phép ba năm cống một lần [sửu, thìn, mùi, tuất]. Đồ lễ cống gồm 2 voi đực, 2 sừng tê, 2 ngà voi, 5 cân vỏ quế. Sứ đoàn sẽ có 1 chánh phó sứ, 3 tù trưởng, 2 thông ngôn, 30 người hầu. Do đường trạm theo ngả Nghệ An; không được dùng đường Cam Lộ. (23)

Trong khi đó, Syam [Xiêm] cũng sử dụng các tiểu vương và tù trưởng Champassak (phía Nam Lào) để áp dụng chính sách “tằm thực” Chân Lạp. Với những sắc tộc trên Trường Sơn—ngoại trừ các bộ lạc Gia Rai (Jarai), vẫn được coi như chư hầu của Huế, dù quan triều còn lẫn lộn giữa “Thủy Xá” với “Hoả Xá”— đại diện vua tiếp tục “ban” cho các tù trưởng những mặt hàng như chén, đĩa sứ và nhận cống phẩm như kỳ nam, mật ong, v.. v… Năm 1834, Minh Mạng mới phong chức “quốc vương” và đặt cho vua Thủy Xá tên Việt là Vĩnh Bảo. Sáu năm sau, nhân dịp lễ thọ 50 tuổi của Minh Mạng, có sứ đoàn Hỏa Xá tới chiêm bái. Tuy nhiên, theo báo cáo của Trương Minh Giảng, vua nước Thủy Xá tên là Tiết, có quỉ thuật, tới gần Nam Vang. Tiết quen Phiên vương thường đến xin tiền. Minh Mạng muốn đón về tra hỏi, để viết tập Thái Bình Quảng Ký, nhưng quốc trưởng kia đã đi rồi. (24)

Liên hệ với Lữ Tống đã mở ra từ thời nội chiến, qua các chuyến thu mua vũ khí. Sau ngày Nguyễn Chủng thống nhất vương quốc, một lính đánh thuê cũ là d’Ayot từng ghé thăm Huế với cương vị đại diện thương mại của Manila.

Riêng với Miến Điện, vì là đồng minh của Xiêm, Nguyễn Chủng không có liên hệ chính thức.

III. Không Ở Lẫn Với Di Địch:

Riêng đối với Tây Phương, nhất là Pháp, Nguyễn Chủng theo đuổi một chính sách ngoại giao có thể mệnh danh là không có chính sách, tùy thời phản ứng. Vua tỏ vẻ thân thiện với các thuyền Pháp ghé Việt Nam, nhưng cương quyết phản đối việc đòi thực thi Hiệp định Versailles (21-28/11/1787) mà Georges Pigneau đã nhân danh vua ký với Bộ Ngoại giao Pháp. Với Bri-tên, một cường quốc thù nghịch của Pháp, vua cũng giữ một chính sách tương tự

Lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam là lãnh vực còn cần nhiều công trình nghiên cứu. Ngay quan hệ giữa Việt Nam với Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp, Nga mới chỉ được nghiên cứu rất giới hạn—trên căn bản của cơn sốt thuộc địa và phong trào giải thực (decolonialization) trong thế kỷ XIX-XX. Trở ngại thứ nhất là vấn đề tư liệu—hoặc đúng hơn là thiếu tư liệu khả tín. Trước Thế chiến thứ hai (1939-1945), đa số nghiên cứu về lịch sử Việt do các viên chức thuộc địa, giáo sĩ hoặc giáo dân Việt thực hiện— nhờ được tiếp cận tài liệu văn khố Hội truyền giáo Pháp, và có điều kiện hơn. Bởi vậy, mục tiêu văn minh hóa (mission civilisatrice) và truyền đạo (propagation de la foi) thường che khuất sự thực sử học. Ngoài ra, còn có chính sách văn hóa/thông tin thuộc địa. Vì người Pháp muốn giữ Việt Nam như một thuộc địa đóng kín, người ta chỉ biết đại cương—do nỗ lực từ một chuyên viên Mỹ tại tòa lãnh sự Sài Gòn—về những nhân vật như hạm trưởng John White, hay hai sứ đoàn của Edmund Roberts, v.. v…

Sau năm 1945, nhờ tài liệu văn khố nhà Nguyễn được công bố và phiên dịch—đối chiếu với các văn khố Pháp, Mỹ, Bri-tên, Espania, Portugal, Trung Hoa, Thái Lan, Nga, v.. v…—lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam nói chung, bắt đầu có những y cứ vững chãi, gần sự thực hơn là những cảm nhận đại chúng.

Liên hệ Việt-Mỹ xứng đáng được nêu lên như một trường hợp tiêu biểu, dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh lạnh Tư Bản-“Cộng Sản” (1947-1991). Thí dụ như cho tới đầu thế kỷ [6] XXI, các chuyên viên còn khá nhức đầu với câu hỏi “Ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ?” Và, dĩ nhiên, là một câu hỏi phụ khác, không kém quan trọng: “Ai là người Việt đầu tiên tiếp cận với hệ thống chính trị Mỹ?

Trong dân gian, một trong những huyền thoại được truyền tụng là việc Bùi Viện (1837-1878) từng qua Mỹ vào khoảng năm 1873.(25) Vì nhiều lý do khác nhau, rất ít người đề cập đến việc Nguyễn Sinh Côn (1892-1969), tức Paul Thành, có mặt ở Mỹ trong khoảng Thế chiến thứ nhất (1914-1918), làm quen với Bản tuyên ngôn độc lập 4/7/1776 của Liên bang Mỹ, và nhiều lần lập lại một câu bất hủ của văn kiện lịch sử này: từ những bài huấn luyện hội viên Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Đồng Chí Hội trong giai đoạn 1925-1927, tới bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Hà Nội. (26)

PHỤ LỤC:  NỖ LỰC Không Thành Công TỪ PHÍA MỸ:

Những nỗ lực mở quan hệ giữa Liên bang Mỹ và Việt Nam thoạt tiên chỉ có tính cách thương mại, và do Mỹ chủ động. 1. Chính khách Mỹ đầu tiên chú tâm đến “Cochin China” [tức Đại Việt] là Thomas Jefferson (1743-1826), khi còn giữ chức Đại sứ tại Paris. Chuyến qua Pháp xin cầu viện của Giám mục Pedro [Pierre] Pigneau [“de” Béhaine] (Bá Đa Lộc) và Hoàng tử Nguyễn Cảnh (1780-1801) vào mùa Xuân 1787 khiến Jefferson chú ý đến lúa gạo của Đại Việt. Ngày 28/11/1787, Jefferson tỏ ý muốn có một số lúa mẫu của “Cochin China,” và đề nghị nên tìm cách giao thương. Jefferson còn muốn nhờ Hoàng tử Cảnh và một số chuyên viên Pháp cung cấp một số mẫu lúa trồng trên cao (dry rice), hy vọng sẽ thí nghiệm ở Carolina, nhưng không thành công.(27) 

Tuy nhiên, suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống từ 1801 tới 1809, Jefferson không có chính sách cụ thể nào đối với Việt Nam.

2. Trong nhiệm kỳ đầu của Jefferson, Jeremiah Briggs, hạm trưởng tàu Fame, giương buồm đến Việt Nam. Ngày 21/5/1803, Briggs hạ neo ở “Turon,” tức Vũng Thùng (Đà Nẵng). Đây là thương thuyền đầu tiên tiếp cận với Đại Việt ghi trong lịch sử hàng hải Mỹ.

Tàu rời Boston ngày 17/1/1803; thấy Côn Sơn ngày 15/5/1803; Vũng Tàu ngày 16/5/1803. Tại Đà Nẵng, Briggs lên một trong hai tàu của thủy sư Nguyễn, do một người Pháp chỉ huy. Được khuyên nên đến “Cowe” (Huế?) mới có hy vọng buôn bán (vì vua nắm độc quyền ngoại thương, và không có giai tầng thương gia bản xứ). Ngày 23/5, Briggs cùng năm [5] thuộc hạ và một lái tàu người Portuguese sống ở Macao lên Huế bằng thuyền nhỏ. Nghỉ đêm ở Haifoo, nơi dân chúng sống bằng nghề đánh cá, nhà cửa tồi tàn. Hôm sau, ngược sông Haifoo lên Huế. Thấy thuyền và tàu xuôi ngược. Tới [8] Huế, lên tàu buồm do một người Pháp chỉ huy. Theo nhật ký (logs) của Briggs, vua Nguyễn sai một linh mục tới gặp để hiểu thêm về nước Mỹ. Briggs ở lại Huế ba ngày. Hạm trưởng người Pháp giới thiệu cho Briggs được phép buôn bán. Trong 10 ngày, Briggs giong tàu chạy dài theo bờ biển, và không cặp bờ nữa. Ngày 10/6/1803, Briggs hướng về Manila. (28)

Đại Nam Thực Lục triều Nguyễn Chủng [Gia Long] không nhắc đến Briggs hay nước Mỹ. Nhưng tháng 7-8/1803 [6 Quí Hợi, 19/7-16/8/1803], ghi: Hồng Mao sai sứ đến hiến phương vật, dâng biểu xin lập phố buôn ở Trà Sơn, dinh Quảng Nam. Vua nói rằng hải cương là nơi quan yếu sao cho người ngoài được. Không cho. Trả vật lại mà bảo về. (29)

John W. Roberts thuộc công ty Đông Ấn [East India Company] của Bri-tên cũng hai lần đưa tàu Gunjava tới Đà Nẵng với nhiệm vụ thiết lập buôn bán và loại ảnh hưởng Pháp khỏi Việt Nam, nhưng thất bại. Lần thứ nhất, ngày 16/12/1803 Philippe Vannier (1762-1842)—người đã tháp tùng Giám mục Pigneau tới Sài Gòn năm 1789, cùng 13 người khác (kể cả anh em Félix và Jean-Marie d’Ayot [Dayot]) và 80 binh sĩ, rồi được giao chỉ huy tàu Đồng Nai, dưới quyền J. M. d’Ayot—cùng một người Việt có tên “Juan Babtiste” xuống Đà Nẵng gặp Roberts, cho biết Nguyễn Chủng chỉ trở lại Huế vào mùa Xuân 1804. Roberts bèn nhổ neo, hướng về Malacca. Khi Roberts trở lại Đà Nẵng, Giám mục Jean Labartette, cùng các Linh mục Jacques Liot và Francois-Joseph Guérard ít nhiều liên hệ trong việc thảo luận, nhưng Nguyễn Chủng không thuận. Vua nói với đình thần: “Tiên vương kinh dinh việc nước, không để người Hạ lẫn với người Di, đó thực là cái ý đề phòng việc từ lúc còn nhỏ. Người Hồng Mao gian giảo, trí trá, không phải nòi giống ta, lòng họ hẳn khác, không cho ở lại.” (30)

Quyết định trên phản ánh chính sách đối ngoại mới của Nguyễn Chủng: Đó là đồng ý buôn bán—hiểu theo nghĩa thông thường, trả tiền bạc cho các hóa vật, hoặc trao đổi sản vật trong nước lấy vật dụng cần thiết, nhưng không thuận cho công ty ngoại quốc đặt trụ sở trên đất liền, với lý do an ninh quốc gia. Đúng hơn là mối đe dọa mà một thành ngữ Malay diễn tả một cách thâm thúy: “Kim xuyên qua rồi, chỉ chắc sẽ vào theo.” Vì vậy sau này sử quan Nguyễn đã ca tụng “khước đồ hiếu của Tây di” như công lao để đời hàng đầu của vua, trên cả những việc “cẩn thận phòng nước Xiêm, yêu nuôi nước Chân Lạp, vỗ về nước Vạn Tượng, uy danh lừng phương xa, nhân đức trùm nước nhỏ. . . .” (31)

Đây là một thay đổi quan trọng, cắt đứt dần quan hệ với phương Tây mà Gia Long từng tiếp cận nhiều thập niên—sự tiếp cận có lẽ quá gần với những “tên tôi tớ” đủ quốc tịch, các lái súng mà sự lương thiện là những dấu hỏi lớn, và các nhà truyền giáo tham vọng. Bởi [9] thế từ đầu năm 1790, Nguyễn Chủng (1762-1820) đã chính thức hủy bỏ Hiệp ước 1787, yêu cầu đích thân Giám Mục Pigneau dịch qua tiếng Pháp, gửi về Paris—một trong những lý do chính khiến Pigneau đã có lần muốn bỏ đi, trong khi một số lính đánh thuê rời Gia Định.(32)

Dẫu vậy, Nguyễn Chủng cũng chẳng có thiện cảm gì với Bri-tên, một đại cuờng quốc và nguồn cung cấp vũ khí quan trọng trong thời gian này. Năm 1797, Nguyễn Chủng đề nghị với Rama I (1782-1809) hợp binh đánh nếu “Hồng Mao” tiếp tay Miến Điện (Burma, Myanmar hiện nay) tấn công Xiêm.(33) Tuy nhiên Nguyễn Chủng—với quan niệm “chín đời báo thù mới là đại nghĩa”—đủ khôn ngoan để duy trì những quan hệ cần thiết với Tây phương cho mục tiêu cuối cùng của mình. Vương chấp nhận nhượng bộ một số yêu cầu của Pigneau, như cho tự do truyền đạo, sử dụng giáo dân Ki-tô, và cho Đông cung Cảnh tôn Pigneau làm phụ đạo. Đạo quân Lê dương cũng được tận dụng trong mọi lãnh vực, kể cả việc tìm mua vũ khí ở các thuộc địa Bri-tên, Portugal, Dutch. Một “đầy tớ” người Bri-tên—Laurent Barizy—được giao trách nhiệm mua bán vũ khí và hành xử như đại diện không chính thức cho các công ty Bri-tên, đặc biệt là công ty Abbott & Maitland tại Madras (Pondichéry). (34)

Các thuyền buôn ngoại quốc đến làm ăn từ đó phải theo luật lệ mới. Nguyễn Đức Xuyên, Jean Baptiste Chaigneau, và Philippe Vannier đặc trách công tác tế nhị này. Số tàu ngoại quốc thường xuyên ghé Đà Nẵng và Sài Gòn là tàu Bri-tên, Portuguese (Macao), Xiêm, và nhất là Trung Hoa.

Vua rất nghiêm ngặt trong việc xuất cảng sản phẩm nội địa và kiểm soát tàu buôn ngoại quốc. Tháng 7/1804, cấm dân không được lấy bán các thứ gỗ cấm (gỗ tàu, gỗ lim, gỗ giáng hương); thuyền nước ngoài mua lậu sẽ bị tội nặng như người bán. Đã lỡ mua trước khi có lệnh cấm, nạp lại, trả tiền cao. Dân chúng cũng không được buôn bán đường biển. Ai vi phạm, thuyền và hàng hóa bị tịch thu, phạt 100 trượng, đồ [đầy] 3,000 dặm. Trong khi đó, thuế cảng (nhập bến), thuế đánh trên hàng hóa và tiền “ba lễ” [dâng hoàng thái hậu, dâng vua, dâng hoàng thái tử] khiến các hạm trưởng ngoại quốc rất bất bình. Đó là chưa nói đến khoảng cách biệt giữa luật pháp và việc thi hành, cùng tục lệ hiện nay thường biết như “cải thiện” cho các viên chức và môi giới.(35)

Sự thay đổi thái độ với những nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược trong thời nội chiến này phần nào do dịch vụ của họ không còn cấp thiết nữa. Trong khi đó, vua không khỏi nhức đầu vì những chủ nợ cũ. Ít nhất có 2 tàu Bri-tên ghé Đà Nẵng đòi thêm tiền bán khí giới. Tháng 10/1807, Kê-lê-mân tới Kinh, nói với bọn Chaigneau, Vannier và de Forcanz là Áp bột miệt lăng [Abbott & Maitland] trước đây bán nhiều súng đạn cho vua, nay túng tiền xin vua trả thêm. Gia Long cấp cho 24,000 đồng, rồi bảo đi. Năm năm sau, tháng 7/1812, Ốc Luân ghé tàu ở Trà Sơn, đòi tiền mua khí giới còn thiếu. Nguyễn Đức Xuyên tâu lên, vua nói: “Người Di địch chỉ biết có lợi, khó nói nhân nghĩa được. Giá hàng mua năm trước còn ở sổ kia. Gần đây Kê Lê Mân đến xin thêm giá ta cũng không thèm so đo, đã cho đủ số rồi. Nay lại tham lam không chán sở dục biết làm sao cho no được?” Sai Xuyên trả lời. Ốc Luân xấu hổ bỏ đi. (36)

Tưởng nên lập lại và nhấn mạnh thêm, việc ngoại thương dưới triều Nguyễn Chủng— giống như các quốc gia láng giềng—do triều đình độc quyền. Vua nhập cảng những gì cần thiết cho chế độ như vũ khí, vải vóc, cùng vật dụng dành riêng cho giới quí tộc và quan lại. Đồng thời độc quyền thu mua và xuất cảng những mặt hàng mà thị trường ngoài nước ưa chuộng. Đại đa số dân chúng phải sử dụng hàng nội hóa, ngoại trừ một số nhu yếu phẩm như thuốc “Bắc,” trà, sâm, sách, giấy mực, v.. v… Việc ngoại thương cũng chỉ được diễn ra tại các hải cảng chọn lọc: Nam Định, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn và Hà Tiên. Sau này, do sự xuống cấp của ngoại thương và lý do an ninh, Đà Nẵng trở thành cảng duy nhất các tàu Tây phương được cặp bến làm ăn với Huế. Mọi giao tiếp với dân chúng đều bị tuyệt cấm. Bởi thế, gần cuối đời Nguyễn Chủng, việc ngoại thương giảm hẳn.

Để điền vào chỗ trống, vua sử dụng “Thanh nhân” làm giai tầng trung gian (“lãnh trưng” [farming]) trong mọi lĩnh vực—từ khai mỏ, thầu thuế chợ, chuyên chở, tới buôn bán với nhà Thanh về những nhu yếu phẩm như thuốc Bắc, vải vóc, v.. v…

3. Năm 1819, hai trong số bốn tàu Mỹ được cặp bến Sài Gòn. Đó là tàu Marmion của Oliver Blanchard, và chiến hạm Franklin của Thiếu tá John White (1782-1840).

Theo White, rời Salem ngày Thứ Bảy 2/1/1819, hơn 5 tháng sau tàu Franklin buông neo ở Vũng Tàu. Hôm sau, 8/6, tới “Canjeo” (Cần Giờ), nằm về phía tây nam Vũng Tàu. Vì không được phép vào Sài Gòn, ngày 12/6 nhổ neo ra Huế. Ngày 18/6, tới Turon (Đà Nẵng). Trở ngại nhất là ngôn ngữ; nhưng White hiểu đại khái rằng vua hiện không ở kinh đô, Việt Nam mới qua cơn binh lửa nên không có nhiều hàng xuất cảng. Tháng 7/1819, White giương buồm qua Manila, nhân tiện tìm thông ngôn. Ở đây hai tháng, White gặp hạm trưởng John Brown của tàu Marmion. Tàu Marmion đã đến Vũng Tàu vài ngày sau khi White rời nơi này, nhưng được phép vào Sài Gòn nhờ sự dễ dãi của “Phó vương” (tức Tổng trấn Gia Định thành). Chẳng may thuyền trưởng Blanchard chết bệnh ở gần hải phận Vũng Tàu; và Brown lên thay, đưa tàu về Manila. Ngày 6/9, Brown và

0