23/05/2018, 15:05

Chích Chòe Lửa con chim có dáng đẹp

Nếu được hỏi tại sao bạn thích nuôi Chích Chòe Lửa, thì có lẽ trong mười người đã hết chín đều trả lời do con chim có dáng đẹp. Và lý do sau đó là do con chim có giọng hót hay. Nói đến dáng đẹp thì quả thật Lửa có dáng thanh tú lạ thường, càng nhìn lại càng mê! Đàn ông con trai gì mà dáng hình ...

Nếu được hỏi tại sao bạn thích nuôi Chích Chòe Lửa, thì có lẽ trong mười người đã hết chín đều trả lời do con chim có dáng đẹp. Và lý do sau đó là do con chim có giọng hót hay.

Nói đến dáng đẹp thì quả thật Lửa có dáng thanh tú lạ thường, càng nhìn lại càng mê! Đàn ông con trai gì mà dáng hình thon thả, ẻo lả như đàn bà con gái không bằng!

Thì ra người đời nuôi chim hót, không những chỉ thích được nghe giọng hót không thôi, mà còn đời hỏi ở dáng vóc, màu sắc, điệu bộ đẹp đẽ của con chim nữa! Chẳng khác nào người chơi cây kiểng, chọn được cây kiểng quý chưa phải là chuyện đáng hài lòng, mà còn phải chọn cho được cái chậu xưa với nước men và hoa văn vừa ý nữa!

Chích Chòe Lửa là con chim tài sắc vẹn toàn, nên đã đáp ứng được sự đời hỏi của người hâm mộ chơi chim, không hẳn là khó tính, mà là biết am tường nghe thuật! Chích Chòe LửaChích Chòe Lửa

Chúng tôi được biết có nhièu người cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống Chích Chòe Lửa. Họ nuôi cả chục, vài ba chục con trong nhà, thậm chí còn treo ngay trong phòng ngủ để lúc nào cũng được tận mắt thưởng thức dáng vẻ của con chim, và cũng để tận tai nghe chim hót… Chơi như vậy không còn là… chơi, mà là ghiền! Mà với kẻ ghiền thì làm sao mới thực sự thỏa mãn được?

Tuy cũng là giống Chích Chòe: Than – Đất – Lửa. nhưng Chích Chòe Than và Chích Chòe Đất có nhiều điểm giống nhau (nhất là giọng hót y như khuôn đúc), còn Chích Chòe Lửa thì khác Xa từ dáng hình và giọng hót… Nó gần như là mội giống chim khác… Chích Chòe ThanChích Chòe Than

Chích Chòe Lửa cỏ dáng hình thon thả, mình nhỏ hơn Chích Chòe Than. Chim có dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước, đầu như như nào cũng ngẩng cao, mình lại thon, đuôi dài như đuôi phượng hoàng đất, nên trông ra vẻ yểu điệu, mảnh mai, chứ không quê mùa, cục mịch như một số chim rừng khác.

Trên mình Chích Chòe Lửa có ba sắc lông:

Màu đen nhiều nhất, choáng trọn phần đầu, cổ, lưng cánh và phần trên của chiếc đuôi dài.

Màu trắng ít nhất, nằm ở mặt dưới của đuôi, và một đốm nhỏ ở vùng thắt lưng, cận đuôi.

Màu nâu sẫm thì điểm tô ở phần còn lại như ức, bụng.

Với màu sắc này thì nhìn con chim… hơi tối, nhưng do các màu được phân bố hài hòa, nên cũng tạo cho con chim có một vẻ đẹp riêng. Chích Chòe ĐấtChích Chòe Đất

Khi con chim mới xong, lớp lông mới đã giúp màu đển nổi lên ánh sắc. Ngay màu nâu ở ức, ở bụng cũng ửng đỏ lên át được sắc tối như bầm. Vì thế, con chim mới có tên là Chích Chòe Lửa, để phân biệt với con chim đồng loại là Chích Chòe Than.

Đúng ra, nếu căn cứ vào sắc lông mang trên bụng mà phân hiệt con này là Than, con kia là Lửa, e rằng không đúng lắm. Nhưng Than mà đi chung vứi Lửa âu đó cũng là điều chấp nhận được, dù có chút gượng ép cũng không sao. Lửa và Than tuy hai nhưng vần chung một nhiệm vụ nấu nướng kia mà!

Hiện nay, chưa có tài liệu xác đáng nào nói đến xuất xứ của chim Chích Chòe Lửa, vì vậy, không ai biết đích thực quê hương bản quán của tổ tiên nó thuộc vào nước nào hoặc châu lục nào trên thế giới. Chỉ biết hiện nay giống chim rừng này có mặt ở nhiều nước Á Châu, và chỉ ở những vùng có khí hậu ấm áp quanh năm như ở miền Nam nước ta vậy. Tiếc thay, con chim đẹp lại có giọng hót hay mà xuất xứ lại quá mù mờ, không ai biết đến! (Tên khoa học là COPSYCHUS MALABARIOUS INDICUS).

Tại nước ta, miền Bắc và miền Trung không hề có giống chim này sinh sống, chắc chắn là do khí hậu và thời tiết không thích hợp với chúng đó thôi!

Nhưng, không thể gọi Chích Chòe Lửa là con chim của miền Nam, vì ngay ở trong Nam, nhiều tỉnh cũng không hề có bóng dáng của Chích Chòe Lửa sinh sống, dù là chỉ một đôi con! Thế nhưng, những vùng mà chúng tập trung sinh sống lại sinh sôi nảy nở rất nhiều, quanh năm lúc nào cũng có! Kể ra đó cũng là điều khác lạ, chưa ai tài nào giải thích nổi! Khí hậu giữa miền Đông và miền Tây nào có khác chi nhau (?), thế thì do đâu mà Chích Chòe Lửa chỉ sống được vùng này mà lại không sống được ở vùng khác? do đâu mà Chích Chòe Lửa chỉ sống được vùng này mà lại không sống được ở vùng khácdo đâu mà Chích Chòe Lửa chỉ sống được vùng này mà lại không sống được ở vùng khác

Người ta thấy Chích Chòe Lửa sống tập trung nhiều nhất ở các vùng Trảng Bàng, Trảng Bom, Long Khánh, Bình Dương, Bình Phước, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp… Một vài tỉnh ở miền Tây cũng có, nhưng không được nhiều. Nhưng, dù sao thì cũng có thể cho rằng đây là con chím hót của rừng miền Đông Nam bộ nước ta.

Khác với chim Chích Chòe Than thích sống gần người, và làm lo trong vườn cây trái quanh nhà, con Chích Chòe Lửa lại thích sống trong rừng sâu, rừng già, sống xa người, xa làng mạc.

Nó thích sống ở nơi có nhiều cây cao hóng cả, có thác có suối và làm tổ trên các cháng ba cây dọc theo đường rừng, nơi thính thoảng có người qua lại. Khác với Chích Chòe Than làm tổ ở độ thấp, khoảng vài ba thước cao, Chích Chòe Lửa lại làm tổ ở cao hơn, tới bốn năm thước. Do độ cao không thuận tiện cho việc leo trèo để thăm dò, nên ít khi người ta bắt được chim con. Và điều này rất dễ thấy, đến mùa sinh sản, ra các chợ chim, ta thấy số lượng Chích Chòe Than con bày bán nhiều gấp nhiều lần số lượng Chích Chòe Lửa con. Chích Chòe Lửa lại làm tổ ở cao hơnChích Chòe Lửa lại làm tổ ở cao hơn

Hơn nữa, do giống chim này nuôi chim bổi mau dạn, lại dễ thuần hóa hơn Chích Chòe Than bổi, nên nhiều nghệ nhân thích nuôi chim bổi hơn là thuần dưỡng chim con.

Đây là sự tính toán khôn ngoan, vì nuôi Chích Chòe Lửa con đã tốn nhiều công của, mà phải chờ đến vài mùa con chim mới hót được giọng tròn trịa. Nôm na gọi là giọng rừng”…

Người ta cũng nhận thấy, nếu làng mạc ở gần bìa rừng các địa phương vừa kể trên đây, thỉnh thoảng cũng có ít cặp Chích Chòc Lửa về làm tổ trong vườn cây trái. Nhưng khi ở chim con ra ràng là chúng rủ nhau kéo vào rừng mất dạng. Điều này chứng tỏ cho ta biết là giống Chích Chỏe Lửa không thích sống gần người. Nó là giống chim rừng, chứ không phải là “vườn” như Chích Chòe Than!

Thế nhưng, có điều lạ là dọc theo các đường mòn trong rừng nhất là các đường xe be (xe chở súc) gần bìa rừng, Chích Chòe Lửa lại thường xuất hiện, và tỏ ra không quá nhát người như nhiều người lầm tưởng. Người ta thấy chúng xuắt hiện cùng lúc với các giống chim khác như Khướu, Bồ Chao… Nhưng bắt gặp chúng đang đứng hót như kiểu gặp Chích Chòe Than hót là chuyện hiếm thấy!

Chỉ những lúc trời còn tò mò sáng, chưa rõ mặt người, chúng mới chịu hiện ra trên các ngọn cây cao và lảnh lót cất tiếng hót vàng rần. Cạnh đó là giọng Bách Thanh oang oang như lệnh vỡ…

Ai được nghe tiếng nhạc rừng buổi sáng, thì dù người đó tâm hồn có bị ma chiết đến đâu chắc chắn cũng cảm thấy lòng mình rạo rực, ham sống một cách lạ thường, và nhận ra được một điều là đời này quá đẹp còn hơn là ta tưởng. Cảnh tĩnh mịch của đêm rừng bỗng nhiên thức giấc hỏi ca đoàn chim hót chào đón bình minh…

Trở lại việc bàn về dáng đẹp của con chim, giới nghệ nhân thích nuôi Chích Chòe Lửa từ trước đến nay, mỗi người một ý. Người thì thích nuôi con chim có hình dáng này, kẻ lại chọn con chim có hình dáng khác.

Xin đừng hỏi họ tại sao, vì đó là ý thích riêng tư của mỗi người. Và cũng không nên lý giải với họ nên chọn con này hơn là con khác! Chúng tôi thưa như vậy, vì trong giới chơi chim, đã có nhiều cuộc tranh luận xảy ra, đôi khi gay gắt, nhưng kết cuộc thì mạnh người nào giữ ý kiến của người nấy.

Do con chim Chích Chòe Lỏa có dáng hình không thuần nhất, mặc dầu chúng vẫn có một vẻ đẹp riêng, tùy theo nhận xét của mỗi người:

Có con thân mình nhỏ (nhỏ con).

Có con lớn con (cũng vừa phải).

Có con đuôi ngắn.

Có con đuôi dài.

Nhưng không nhất thiết là hễ mình nhỏ thì đuôi dài, hoặc là mình to thì đuôi ngắn. Kích cỡ thân hình to nhỏ là tùy từng con, mà đuôi dài hay ngắn cũng tùy từng con. Nghĩa là thực tế:

Có con mình nhỏ mà đuôi dài, hoặc mình nhỏ mà mang đuôi ngắn.

Có con thân mình to mà đuôi ngắn, nhưng cũng có con đuôi dài mà thân hình lại to

Do đó, có người chỉ chọn mỗi cái thân chim cho vừa ý. Cũng có người chỉ lo chọn mẫu đuôi, còn thân chim lo nhỏ không xét đến. Nhưng cũng có người chỉ chọn nuôi chim thân nhỏ đuôi dài, cho như vậy là mảnh mai, chim bay nhảy thướt tha uyển chuyển… Đó là do “hách nhân bách tính”, Irăm người trăm ý mà thôi…

Do bản tỉnh Chích Chòe Lửa khi xoay trở trên cầu thường giựt đuôi (như múa) đồng thời miệng kêu “pặc! pặc!” rất sinh động. Tất nhiên, nếu đuôi ngắn (nhẹ) thì giựt mạnh đuôi lên cao ra đáng mạnh mẽ. còn chim đuôi dài, có thể từ hai mươi đến hăm lăm phân, nên nặng nề mỗi lần giựt đuôi không thể cất cao lên được. Tuy nhiên, chim đuôi dài cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nhất là khi chim đậu hoặc lúc đang bay chấp chới trong lồng. Nếu đuôi dài mà mình lại thon nhỏ thì dáng con chim đó lại càng đẹp.

Riêng nhận định Chích Chòc Lửa mình to thì hót giọng lớn, chim mình thon nhỏ thì hót giọng nhỏ là điều không đúng. Giọng to hay nhỏ là tùy ở mỗi con: có con giọng Kim, có con giọng Thổ, có con lại giọng Đồng… Đâu có chất giọng nào giống với chất giọng nào….

0