Tìm hiểu về thức ăn hỗn hợp cho gà
Cần hiểu như thế nào cho đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng của gà công nghiệp? công nghiệp cần hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của chúng để cung cấp đáp ứng vi gà công nghiệp như cái máy cho ăn cho uống để đẻ và để tăng trọng. ♦ Gà công nghiệp nuôi nhốt cho ăn uống tận nơi, nếu nuôi thả cũng ...
Cần hiểu như thế nào cho đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng của gà công nghiệp?
công nghiệp cần hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của chúng để cung cấp đáp ứng vi gà công nghiệp như cái máy cho ăn cho uống để đẻ và để tăng trọng.
♦ Gà công nghiệp nuôi nhốt cho ăn uống tận nơi, nếu nuôi thả cũng không thể tự kiếm ăn như gà ta. Như vậy, về dinh dưỡng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của người nuôi.
♦ Gà công nghiệp là gà đã cải tiến theo hướng chuyên dụng trứng hoặc thịt, có năng suất đặc biệt cao nên nhu cầu dinh dưỡng phải cao tương ứng.
♦ Nhu cầu dinh dưỡng của gà công nghiệp cao nhưng không thừa, không thiếu, ăn đủ, ăn đúng về lượng cả về chất, có sự cân đối theo nhu cầu của từng lứa tuổi và tính năng sản xuất. Xin nêu một vài thí dụ:
+ Gà giống ở giai đoạn hậu bị, nếu ăn tự do và với dinh dưỡng cao như gà nuôi thịt sẽ quá béo, không đẻ nhiều trứng, thậm chí không đẻ.
+ Gà ăn đói, ăn thiếu chất sẽ không phát triển bình thường, năng suất giảm và nếu thiếu nhiều kéo dài có thể bị bênh chết. Ví dụ bị thiếu Calci, gà đẻ trứng có vỏ mềm, có thể bị liệt có thể chứng rỗ xương, loãng xương.
+ Gà ăn quá dư thừa về chất cũng có hại. Ví dụ dư muối gây tiêu chảy, hoặc trầm trọng hơn, bị ngộ độc chết hàng loạt…
Thành phần và tác dụng của các loại nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp gà
Thức ăn hỗn hợp của gà được phối chế từ các nguyên liệu có công dụng như sau:
♦ Nguyên liệu cung cấp năng lượng gồm có các loại hạt ngũ cốc, như bắp, gạo, cao lương, kê, khoai củ khô, các loại tấm, cám…
♦ Nguyên liệu cung cấp protein (đạm) gồm bột cá, bột thịt, hạt đậu nành, khô dầu lạc, khô dầu đậu nành, men vi sinh vật…
♦ Nguyên liệu cung cấp chất béo; Trên thế giới, thường dùng dầu thực vật, chất béo công nghiệp, sản phẩm phụ của lò sát sinh để bổ sung vào thức ăn của gà. Ở nước ta các loại nguyên liệu thức ăn có hàm lượng lipid khá cao nên thường không thiếu chất béo.
Nguyên liệu cung cấp khoáng đa lượng. Bao gồm canxi của bột vỏ sò, bột mai mực, bột đá vôi (CaCO3), bột xương… Phospho của bột xương, dicanxi phosphat (Ca2PO4), phosphat tricanxi (Ca3 (HPO4)2)… và Natri, Clo từ muối ăn…
Nguyên liệu cung cấp một số acid amin thường đùng các acid amin tổng hợp, như lysin, methionin, tryptophan, glutamin.
Nguyên liệu cung cấp khoáng vi lượng và vitamin: Chủ yếu dùng các loại premix và các chế phẩm chứa các loại vitamin, bột rau cỏ.
Các loại nguyên liệu khác (không dinh dưỡng) cũng được bổ sung vào thức ăn gà, như chất chống oxy hoá, chất nhuộm màu (nhằm tạo sản phẩm thịt, trứng có màu đẹp), các thuốc phòng bệnh, thuốc diệt dòị bọ ăn phân gà, thuốc chống mốc và các chất kích thích sinh học.
Mỗi loại gà bắt buộc phải có một loại thức ăn theo tiêu chuẩn riêng?
Đúng thế, mỗi loại gà có một loại thức ăn riêng với thành phần dinh dưỡng theo tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu theo lứa tuổi, theo sinh trưởng sinh sản.
Đối với gà thịt (broiler)
Trước đây có hai loại thức ăn: Thức ăn giai đoạn phát triển và thức ăn vỗ béo. Ngày nay có ba thậm chí có tới bốn loại thức ăn cho gà thịt trong bốn giai đoạn: tiền khời động, khởi động, tăng trưởng và kết thúc.
Đối với gà giống bố mẹ
Ở ba giai đoạn có những loại thức ăn riêng, như:
+ có hai loại thức ăn: khởi động và tăng trưởng.
+ Gà giò có hai loại thức ăn: giò I, giò II (sắp vào đẻ).
+ Gà đẻ có hai loại thức ăn. Thức ăn trước đỉnh cao và thức ăn gà đẻ sau đình cao của tỷ lệ đẻ (gọt là pha đẻ I và pha đẻ II).
Đối với gà đẻ trứng thương phẩm:
Thức ăn cũng có các loại phù hợp với ba giai đoạn như gà giống, nhưng ít chủng loại hơn.