23/05/2018, 15:04

Tác hại của chuột

Chuột ăn lượng thực, phá phách hoa màu, cắn quần áo, gặm vật dụng, lan truyền bệnh tật. Cho nên, tuyệt đại đa số các loại chuột đều gây hại cho con người. Trong dân gian có câu “chuột chạy qua đường, người người đuổi đánh” là vì lẽ đó. Nói một cách khái quát, tác hại của chuột thể ...

Chuột ăn lượng thực, phá phách hoa màu, cắn quần áo, gặm vật dụng, lan truyền bệnh tật. Cho nên, tuyệt đại đa số các loại chuột đều gây hại cho con người. Trong dân gian có câu “chuột chạy qua đường, người người đuổi đánh” là vì lẽ đó.

Nói một cách khái quát, tác hại của chuột thể hiện chủ yếu ở 5 điểm sau :

Lan truyền bệnh tật, có hại cho sức khoẻ

Chuột thường chui rúc ở các đống rác, nhà xí, cống rãnh và nơi cất giữ lương thực. Chúng mang theo mầm bệnh, làm ô nhiễm đồ ăn, thức uống và nguồn nước. Đồng thời, qua các phương thức như: chích, đốt của ký sinh trùng sống trên thân chuột, ô nhiễm của chất bài tiết và trực tiếp cắn người mà chuột truyền bá bệnh dịch hạch, bệnh trùng xoắn móc câu, bệnh sốt xuất huyết … cả thảy hơn 10 loại bệnh truyền nhiễm.

Ăn lương thực, phá hoại hoa màu

Một con chuột cống nặng 200 gam, mỗi ngày có thể ăn 20 gam lương thực; Một năm nó ăn mất 9 kg. Trong thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, chuột cắn đứt mạ giống, ăn bông lúa, làm cho sản lượng lúa có thể bị giảm tới khoảng 5%. Trong trường hợp nghiêm trọng, lên tới trên 30%. ví dụ năm 1967, ở phía bác Tân Cương, chuột hoành hành dữ dội gây tổn thất hơn 150.000 tấn lương thực. Lại như năm 1982, chuột cắn đứt 80% bông lúa sắp chín của hơn 200 mẫu (Trung Quốc) tiểu mạch thuộc đội sản xuất Cổ Mộc (công xã Cổ Mộc, huyện Văn Sơn, tỉnh Vân Nam). Mỗi năm, chuột đồng gây hại cho 30 vạn mẫu (Trung Quốc) của tỉnh Sơn Tây, làm tổn thất khoảng 375 nghìn tấn lương thực.

Phá hoại cây rừng, phá đồng cỏ

Ở vùng rừng, chuột ăn cây giống, làm chết cây rừng, gây hại cho việc trồng rừng và tái sình rừng. Đặc biệt nghiêm trọng là vào mùa đông, chuột gặm ăn vỏ cây rừng non, làm cho cây chết hàng loạt.

Ở vùng chăn nuôi, chuột hoang và thỏ chuột chẳng những tranh thức ăn của súc vật, mà còn đào hang hốc khắp nơi phá hoại lớp mọc cỏ. Nơi nghiêm trọng, còn dẫn tới tình trạng sa mạc hóa hoặc hoang mạc hóa đồng cỏ, gây hại cho sự tái sinh tự nhiên của thảm thực vật đồng cỏ. Theo số liệu điều tra trọng điểm năm 1965 của Cục chăn nuôi tỉnh Thanh Hải, bình quân mỗi mẫu có 16,,5 con chuột, tỷ lệ phá hoại đồng cỏ nói chung khoảng 50%, nơi nghiêm trọng có thể tới 80%. Lượng tổn thất cỏ chăn nuôi của toàn tỉnh khoảng 5 triệu tấn, tương đương với lượng thức ăn nuôi 5 triệu con dê.

Làm hỏng công trình, cắn dứt dây diện

Ở nơi có đê điều, đập nước chuột moi đất làm hang, phá hoại đê đập gây nên tai họa vô cùng to lớn. Như ở sông Liêu thuộc Nội Mông, năm 1949, do chuột đào hang tạo thành lỗ hổng trong đê, đã làm ngập hơn 13.000 nghìn mẫu ruộng.

Chuột cắn đứt dây cáp điện, nhẹ thì gây mất điện, nặng thì gây cháy, gây tổn thất kinh tế, ngừng trệ sản xuất.

Cắn nát quần áo, sách vở, tài liệu con người và súc vật

Chuột thường gặm nhấm lung tung, làm hỏng cửa, đồ dùng, quần áo, sách vở, tài liệu … gây ra sự mất mát không sao đánh giá được. Ngoài ra, chuột sống trong nhà tranh ăn ban đêm, cắn nhau, đuổi nhau chí choé, làm cho người ngủ không yên. Có khi chuột cắn người, súc vật, thành thương tích. Ví dụ năm 1982, một trẻ sơ sinh bị chuột cắn chết tươi tại công xã Tây Sái, huyện Tây Trù, tỉnh Văn Nam. Lại như ở thủ đô Bôgôta của Côlumbia, năm 1978, chuột cắn hơn 30 người bị thương, cắn xé ăn thịt 5 đứa trẻ.

0