23/05/2018, 15:04

Nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật nuôi dưỡng thỏ

Gây các phản xạ có điều kiện Thỏ rất nhạy cảm dễ phản ứng với những thay đổi đội ngột về ăn uống, chăm sóc, chuồng trại hơn các gia súc khác. Trong nuôi dưỡng cần gây các phản xạ có điều kiện khi uống, chủ yếu là phản xạ về thời gian cho ăn, và thứ tự thức ăn. Thỏ sẽ quen hẳn với các phản xạ đó ...

Gây các phản xạ có điều kiện

Thỏ rất nhạy cảm dễ phản ứng với những thay đổi đội ngột về ăn uống, chăm sóc, chuồng trại hơn các gia súc khác. Trong nuôi dưỡng cần gây các phản xạ có điều kiện khi uống, chủ yếu là phản xạ về thời gian cho ăn, và thứ tự thức ăn. Thỏ sẽ quen hẳn với các phản xạ đó nếu ta duy trì đều đặn giờ giấc và thứ tự thức ăn.

Về mặt cơ sở khoa học, phản xạ đó dựa vào đặc tính sinh lý của thỏ: kích thích các tuyến tiêu hoá tiết dịch tiêu hoá cần thiết để tiêu hoá thúc ăn và tính thèm ăn sẽ tăng lên tính ngon miệng cũng sẽ tăng. Nếu ta thay đổi giờ giấc cho ăn không ổn định thì dẫn đến gây rối loạn tiêu hoá (như ăn không ngon, sử dụng thức ăn kém hơn, sinh bệnh đường tiêu hoá) bởi vì dịch vị không tiết hoặc tiết ít, quy luật sinh lý bị thay đổi. Thỏ rất thích ăn ban đêm, đây cũng là đặc tính di truyền từ tổ tiên để lại (thỏ ăn ban đêm nhiều gấp 2 – 2,5 lần ban ngày).

Thứ tự cho ăn uống là yếu tố quan trọng, một số kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy thứ tự thích hợp như sau:

-Buổi sáng: đầu tiên cho thỏ uống nước (nếu không có hệ thống cung cấp nước uống tự động bằng van, bằng ống bình thông nhau), tiếp đến cho ăn thức ăn hạt hoặc hỗn hợp thức ăn tinh, sau 2 giờ sẽ cho ăn thức ăn xanh trong buổi sáng.

-Buổi chiều: đầu giờ cho thỏ ăn thức ăn mềm nhão hoặc củ, quả như khoai lang, su su, su hào, cà rốt, khoai tây, sau đó cho ăn rau cỏ xanh hoặc cỏ khô.

Thức ăn thô xanh danh 3/4 số lượng cho ăn vào buối tối và chiều.

Thức ăn tinh không để tồn lại trong máng lâu và qua đêm.

Phương pháp cho ăn trên là căn cứ vào đặc tính sinh lý tiêu hoá và đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hoá của thỏ. Trong quá trình tiêu hoá của thỏ, thức ăn dưa vào được xếp theo thứ tự tầng tầng lớp lớp, không xáo trộn, vì vậy nếu thay đổi thức ăn đột ngột sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, thỏ có thể bị đói vì không ăn.

Mùa thu từ rau cỏ xanh tươi (xuân hè) chuyển sang cho ăn cỏ khô, rơm khô (mùa đông) ta phải tăng dần cỏ khố, giảm dần cỏ tươi, rau tươi từ cuối thu sang đông, nếu rau cỏ tươi không có đủ. Khi sắp sang mùa xuân hè lại giảm dần cỏ khô, rơm khô, tăng rau, cỏ xanh tươi. Đây là một việc làm đơn giản, nhưng rất quan trọng không được coi thường dẫn đến thất bại ngay trong khâu nuôi dưỡng thỏ (làm thỏ chết).

Nếu là thức ăn mới chưa cho ăn bao giờ,cần cho ăn thử và tăng dần nếu thỏ ăn được và thích ăn.

Thức ăn nước uống sạch sẽ bảo đảm không độc

Để thực hiện tốt vấn đề này, nên cho thỏ ăn rau, lá trên cạn, phân bón đã được ủ, xử lý, không có mầm dịch bệnh. Không cho thỏ ăn rau, cỏ trồng ở nơi ẩm ướt, bùn lầy nước đọng, những loại rau cỏ này rất dễ gây cho Thỏ bệnh cầu trùng, sán lá. Rau cỏ trồng cạn dễ thu hoạch và có thể dùng cơ giới hoá để thu hoạch hàng loạt (thích hợp với quy mô lớn). Trường hợp rau cỏ trồng ở dưới nước thì phải xử lý, để phòng bệnh trước khi cho thỏ ăn, có nghĩa là phải rửa bằng nước sạch, không rửa bằng nước ao tù đọng, tốt nhất là dùng nước máy, nước giếng khơi. Phải rửa ít nhất là 3 lần, nếu thấy còn bẩn thì cần phải rửa thêm.

Cần chú ý nếu cho thức ăn tinh, thức ăn mềm nhão ẩm ướt thì phải rửa sạch máng ăn, bình uống. Thức ăn còn lại trong máng ăn, dễ bị hư hỏng, thối lên men gây bệnh viêm ruột. Thức ăn mốc dễ làm thỏ bị ngộ độc.

Vệ sinh thức ăn, nước uống rất quan trọng vì thỏ đẻ bị bệnh đường tiêu hoá do cho ăn uống không hợp lý, do nguồn nước bệnh truyền từ thức ăn, nước uống. Nhiều gia đình và cơ sở tập trung để thỏ chết hàng loạt là do khâu này.

Để cung cấp nước cho thỏ thường xuyên và tuỳ ý, cần chế tạo hệ thống uống nước bằng van tự động hoặc theo nguyên tắc bình thông nhau, đồng thời bảo đảm vệ sinh, không để bụi bẩn vào nước. Nếu không có hệ thống cung cấp nước uống tự động phải cho thỏ uống nước thường xuyên đầy đủ nước sạch, không lạnh, Nước cho thỏ uống phải như nước uống cho người. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 15oC- nếu lạnh dưới 8oc thì thỏ có thế bị bệnh và chết. Thỏ uống nước liên tục thì thường không tác hại gì. Nhưng nếu dể lâu không cho Thỏ uống nước đến khi có nước cho uống nhiều quá trong một lần thì cũng dễ gây bệnh. Nguyên tắc là khi thỏ khát thì cho uống dần, uống làm nhiều lần. Nếu không có nước máy thì dùng nước giống khơi để rửa rau, và cho thỏ uống cũng được.

Nuôi dưỡng tiết kiệm nhiều nhất, năng suất sản phẩm cao nhất

Trong nuôi dưỡng thỏ cần tránh những hao phí không cần thiết về thức ăn, cả thức ăn thô xanh và thức ăn tinh. Muốn vậy phải cho thỏ ăn rau, cỏ, lá cây tổng hợp, nhằm đạt yêu cầu khối lượng ít, chất lượng cao, tác động mạnh đến sinh trưởng và sinh sản.

Nên thu hoạch rau, cỏ ở giai đoạn thỏ ăn được nhiều, ngon miệng và cần chế biến để thỏ ăn được hết thức ăn không để thừa, gây lãng phí.

Còn có thể tiết kiệm thức ăn bằng cách cho thỏ ăn đúng nhu cầu của thỏ. Giai đoạn nào Thỏ cần ít thức ăn tinh bột mà cho ăn nhiều thì sẽ thừa thậm chí còn gây bệnh, ờ lứa tuổi cần lượng đạm đầy đủ mà lại cho ăn thiếu thì tốc độ sinh sản sẽ chậm, sức lớn bị hạn chế, từ đó không thể đạt năng suất tối ưu, đó không phải là tiết kiệm mà là lãng phí. Có tài liệu nghiên cứu cho biết, nếu chất đạm thiếu 50% thì sẽ gây lãng phí sản phẩm từ 40 – 60%.

Do đó có mấy điều cơ bản cần nhớ như sau:

Thỏ ở giai đoạn bú sữa và giai đoạn 30-60 ngày tuổi phải đảm bảo có đủ lượng đạm.

Thỏ ở giai đoạn 70 – 100 ngày tuổi nuôi vỗ béo lấy thịt, nếu thiếu chất bột đường, thiếu nước sẽ gây lãng phí 20 – 30% sản phẩm.

Thỏ có chửa và nuôi con nếu thiếu đạm, thiếu rau cỏ xanh thì con đẻ ra nhỏ, chậm lớn, tỷ lệ nuôi sống thấp. Nhưng nếu cho ăn nhiều thức ăn tinh bột để thỏ béo lại là lãng phí là dẫn đến thỏ không đẻ hoặc con đẻ ra bé nhỏ, sức sống kém,…

Tiết kiệm thức ăn còn được thực hiện bằng cách làm máng ăn đúng quy cách, không để rơi vãi nhiều thức ăn khi thỏ ăn, không để thỏ ỉa đái vào phải bỏ nhiều gây lãng phí (có thể gây lãng phí từ 5 – 10%). Ở khâu này nếu để mất 5% thức ăn tinh có chất lượng dinh dưỡng cao, thì có ảnh hưởng đến sức lớn, làm cho giá thành cao hơn nhiều (so với thức ăn thô bị lãng phí).

Trong 3 nguyên tắc nuôi dưỡng thỏ, không được coi nhẹ nguyên tắc nào cả, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hương sâu sắc, quyết định về cả kinh tế và kỹ thuật đến kết quả chăn nuôi.

Vấn đề là không phải cứ đủ số lượng và chất lượng thức ăn, rồi là cứ đổ thức ăn tuỳ tiện, mà phải cho thỏ ăn đúng nhu cầu, tác động thức ăn đúng lúc và thích hợp thì mới có thể đạt hăng suất chăn nuôi và hiệu quả kinh tế mới cao

0