23/05/2018, 15:13

Nguồn gốc và lịch sử tiến hóa của đà điểu

Lịch sử tiến hóa của trải qua một quá trình khá lâu dài, từ thời phục hưng châu Âu con người đã biết dùng các sản phẩm lông, da của đà điểu phục vụ đời sống. Các nước khác nhau gọi đà điểu bằng những tên khác nhau, ví dụ như: Arập gọi đà điểu bằng tên na- ama, Pháp – autruche, Đức – Straub, Ý ...

Lịch sử tiến hóa của trải qua một quá trình khá lâu dài, từ thời phục hưng châu Âu con người đã biết dùng các sản phẩm lông, da của đà điểu phục vụ đời sống.

Các nước khác nhau gọi đà điểu bằng những tên khác nhau, ví dụ như: Arập gọi đà điểu bằng tên na- ama, Pháp – autruche, Đức – Straub, Ý – struzzo, Na-Uy – struts, Tây Ban Nha – avestruz.

Đà điểu là loài vật mang lại lợi ích lớn cho con người. Từ thời cổ, đà điểu đã cung cấp các loại thực phẩm thịt, trứng, còn da lông thì làm quần áo, đồ dùng và đồ trang trí trong gia đình. Đã có thời trứng đà điểu hoàn toàn chỉ được tiêu thụ ở vùng Địa Trung Hải. Thổ dân và các thủy thủ châu Âu đã nhận thấy trứng đà điểu là loại thực phẩm quí giá có thể giữ tươi được trong một thời gian dài. Những người da đen Tây Nam Phi đã dùng vỏ trứng còn nguyên để làm cốc đựng nước rất hữu ích và dùng các mảnh vở trứng vỡ để làm các chuỗi hạt đeo cổ. Các loại lọ, cốc bằng vở trứng đà điểu được khắc trổ tinh vi đã có ở Ai Cập và Mesopotamia 5000 năm trước đây, còn ở châu Âu thì sau thời kỳ phục hưng (thế kỷ 14 – 16).

Ở Tây Phi, người ta tin rằng trứng đà điểu có đặc tính ma thuật bảo vệ các ngôi nhà tránh khỏi sét đánh. Ở Nam Ethiopia, trứng đà điểu đặt trên các ngôi mộ mang hàm ý là có người nào đó đã chết, còn từ Tây Á tới Nigeria chúng được coi là biểu tượng của lễ tang và sức mạnh của vũ trụ.

Đà điểu còn là hình ảnh đặc trưng trong nghệ thuật khắc đá và văn hóa dân gian thời tiền sử, trong kinh thánh và các cuốn sách cổ. Trong hầm mộ của Tutankhamen hiện còn một bức tranh khắc vua đang săn đà điểu bằng cung tên và xe ngựa. Một bức tranh ghép lớn mô tả cảnh săn bắn đà điểu tại nông trang Piazza Armerina ở Sicily đã từng nổi tiếng vào thế kỷ thứ 14.

Ngoài việc săn bắn để lấy thịt, da và lông, đà điểu còn bị người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã trưóc đây nuôi nhôt để thuần hóa. Những con đà điểu này từng bị nhốt lại, vỗ béo để cho các quí bà Ai Cập và La Mã cưỡi trong những ngày lễ. Đà điểu còn có mặt trong các gánh xiếc ở thành La Mã cổ. Vào thế kỷ thứ hai thì hoàng đế Hy Lạp Commodus đã ra lệnh không đưa đà điểu vào trong những cuộc chiêu đãi, ngày lễ vì chúng đi lại lung tung làm đổ vỡ mọi thứ. Đôi khi, đà điểu được dùng để kéo các xe hàng nhỏ. Trong các cuộc diễu hành, Đức Vua Ptolemaeus Philadelphus đã dùng loại xe ngựa kéo bằng tám con đà điểu. Từ thời đó, người ta đã dựng một bức tượng mô tả hoàng hậu của ông vưa này đang cưỡi đà điểu, Hoàng đế La Mã Heliogabalus ở thế kỷ thứ ba đã dùng 600 bộ óc đà điểu trong một bữa tiệc. Lông đà điểu từng được dùng để trang trí từ rất lâu đời. Chúng được trang trí trong những chiếc quạt của vua và Đức Giáo Hoàng Assyrian, trên mình ngựa ở các xe ngựa của vaa Pharoon và trên khăn trùm đầu của người dân Hy Lạp, La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng vẫn thường được trang trí trênkhăn trùm đầu của các hiệp sĩ thánh chiến châu Phi. Lông đà điểu thường là nét đặc trưng trong chữ tượng hình của người cổ Ai Cập vì chúng có vẻ đẹp cân đối, đã được chọn làm biểu tượng của công lý và lẽ phải. Không giống lông của các loại chim khác, các ngạnh của lông đà điểu được phân chia, đối xứng cả hai bên dọc theo cuống lông ở giữa.da dieu

Trong suốt thế kỷ thứ 17,người châu Âu đã thực hiện ý đồ nuôi đà điểu để lấy thịt nhưng không thành công. Tuy nhiên, điều chắc chắn gây sức cuốn hút trong việc dùng lông đà điểu làm đồ trang trí đã tạo ra nền tảng cho việc thuần hóa đà điểu. Ở Pháp, trong suốt nửa sau của thế kỷ thứ 18 hoàng hậu Marie Antoinette đã đặc biệt khuyến khích dùng quần áo bằng lông đà điểu. Đến thế kỷ thứ 19, toàn bộ lông đà điểu cung cấp cho châu Âu đều được lấy từ những con đà điểu hoang dã bị săn và giết ở Bắc Phi và Ả rập.

Trong suốt nửa đầu thế kỷ thứ 19, do lông đà điểu ngày càng được ưa chuộng hơn trong thế giới thời trang nên số lượng đà điểu hoang dã ngày càng giảm dần. Điều này đã khiến tổ chức thời trang của Pháp năm 1851 đưa ra chế độ trả tiền công cao cho việc thuần hóa đà điểu thành công ở các vùng thuộc địa Pháp và tiến hành chăn nuôi chúng ở châu Âu. Tuy nhiên kết quả đầu tiên của việc này chỉ thu được ở riêng Angiêri vào 1856. Và cũng vào thời điểm này vấn đề thuần hóa đà điểu đã được đặt ra ở Nam Phi. Tiếp sau đó, việc chăn nuôi đà điểu cũng được thử nghiệm ở châu Á, Ôxtrâylia, Bắc và Nam Mỹ.

Mặc dù số lượng đà điểu đã bị giảm đi nhiều vào nửa cuối thế kỷ thứ 19 và có nguy cơ tuyệt chủng do cả nguyên nhân săn bắn ngày càng tăng (một số lượng lớn đà điểu đã bị bắn ở Bắc Phi khi người ta phát hiện thấy có kim cương ở trong mề của đà điểu) lẫn sự hủy diệt chúng chỉ vì lý do tàn phá các cánh đồng cỏ. Nhưng những người dân ở vùng Oudtshoorn của Nam Phi đã thuần hóa thành công.

Việc chăn nuôi đà điểu để kinh doanh đã thu được kết quả lần dầu tiên và duy nhất ở Nam Phi vào năm 1865 nhằm mục đích lấy lông, (cứ cách sáu tới tám tháng cắt lông một lần). Phong trào chăn nuôi đà điểu sau này đã dần dần lan rộng tới các nước khác, nhất là Ai Cập, Ôxtrâylia, Níuzilân, Mỹ và Achentina. Đến năm 1913, toàn bộ số lượng đà điểu đã tăng tới hơn một triệu con. Việc kinh doanh lông đà điểu (đặc biệt là lông cánh) rất có lãi trong vòng khoảng 50 năm cho tới khi bị suy giảm một cách thảm hại do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914. Từ sau thời kỳ này, việc chăn nuôi đà điểu tiếp tục bị giảm sút và số lượng trang trại nuôi đà điểu đã giảm một cách đáng kể cho tới khi xảy ra chiền tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này lại được tổ chức ở qui mô nhỏ hơn nhiều tại Nam Phi, chủ yếu là để cung cấp sản phẩm thay thế cho người tiêu dùng. Trong việc kinh doanh đà điểu, người ta không chỉ thu lấy lông mà còn lấy thịt và da của chúng nên ngành công nghiệp này sau đó phát triển một cách vững vàng. Hiện nay, không còn bộ phận nào của đà điểu là không sử dụng được, nhưng nếu chí để đáp ứng riêng về nhu cầu thời trang thì sẽ không quyết đinh nhiều lắm sự thành công của việc chăn nuôi đà điểu.

Vào năm 1986, mỗi năm Nam Phi đã độc quyền xuất khẩu sang Mỹ 90.000 bộ da đà điểu. Sự khan hiếm da đà điểu sau năm 1986 đã làm cho giá mặt hàng này tăng cao. Điều này làm cho việc chăn nuôi đà điểu trở thành một ý định hấp dẫn và khiến nhiều cơ sở kinh doanh châu Âu, đặc biệt là ở Mỹ bắt đầu chăn nuôi đà điểu nhằm đáp ứng một phần nhu cầu đang ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Do đó, ngành nuôi đà điểu công nghiệp trên thế giới hiện nay đang phát triển với triển vọng thành công rất cao.

Có 5 loài đà điểu hóa thạch đã được phát hiện. Loài xuất hiện sớm nhất có nguồn gốc cách đây từ 50 tới 60 triệu năm. Từ dấu tích của các bộ xương và các mảnh vở trứng đã hóa thạch có thể thấy các loài đà điểu này nói chung lớn hơn so với các loài hiện nay. Trong suốt thời kỳ Phôxen và Plêtôxen (khoảng hơn năm triệu năm trước đây), chúng đã từng tồn tại ở nhiều vùng trên thế giới như Trung Quốc, miền nam nước Nga, An Độ, Đông và Nam Âu, Trung Đông cũng như châu Phi.

Một điều thú vị được phát hiện là giữa loài đà điểu cổ đại và loài chim Voi tuyệt chủng của Bắc Phi và Madagascar có sự giống nhau rất kỳ lạ. Những di tích hóa thạch của loài chim Voi từ 60 triệu năm trước đă được tìm thấy ở các núi đá Bắc Phi. Bộ xương của loài chim Voi là bằng chứng xác đáng minh chứng rõ ràng rất giống đà điểu lúc sống: đầu nhỏ, cánh bị teo dần, cẳng chân dài, khỏe thích hợp với sự chạy trốn. Loài chim lớn nhất A.maximus có chiều cao tới trên 3m từng là nguồn gốc về các câu chuyện truyền thuyết trong quá khứ.

0