23/05/2018, 15:13

Bệnh sán lá ở gà (trematodosis)

Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, các bệnh sán lá ở gà và chim rất phổ biến, trong đó có 2 bệnh chủ yếu: Bệnh sán lá sinh dục và bệnh sán lá ruột. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh sán lá sinh dục ở gà mái gây ra do sán Prosthogonimus ovatus, ký sinh ở dạ đẻ của gà. Bệnh sán lá ruột do Echinostoma ...

Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, các bệnh sán lá ở gà và chim rất phổ biến, trong đó có 2 bệnh chủ yếu: Bệnh sán lá sinh dục và bệnh sán lá ruột.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sán lá sinh dục ở gà mái gây ra do sán Prosthogonimus ovatus, ký sinh ở dạ đẻ của gà.

Bệnh sán lá ruột do Echinostoma revolutum sinh ở ruột non của gà.

Cả hai loài sán lá này đều nhỏ:

-Prosthogonimus ovatus: Dẹt, mỏng, dạng quả lê, kích thước: 5-15 X 3-7mm. Trứng có kích thu 24-30 x20-15.

-Echinostorna revolutum: Dẹt, thon, dài, đầu thót lại hình thành cổ, màu hồng hay đỏ. Trứng có kích thước: 97-126 x 58-72.

Lây truyền bệnh

Sán Pr.ovatus cần 2 vật chủ trung gian là các loài Ốc nước ngọt và ấu trùng của chuồn chuồn phát triển thành kén, tức ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải kén bám vào rau cỏ, nguồn nước sẽ nhiều bệnh sán. Vào cơ thể gà, kén phát triển đến trưởng thành cần 15-17 ngày.

Sán E.revolutum cũng cần 2 vật chủ trung gian là các loài Ốc nước ngọt, ếch và nòng nọc của ếch. Trứng sán nở ra mao ấu, được ốc ăn phải trở thành vĩ ấu. Vĩ ấu được ếch, nòng nọc ăn vào sẽ phát triển thành kén tức ấu trùng cảm nhiễm. Khi ra ếch, gà ăn phải kén qua thức ăn, rau xanh và nước uống sau thời gian 15-20 ngày trong ruột sẽ có sán trưởng thành.benh san la o ga

Triệu chứng, bệnh tích

-Gà mái bị bệnh đẻ trứng không có vỏ cứng, đôi khi không có vỏ hoặc mỏng mềm như giấy vì sán phá huỷ chức năng tạo vỏ canxi trứng của dạ đẻ gà. Một số trường hợp gây viêm dạ con do vi khuẩn kế phát và gà ngừng đẻ. Trường hợp nặng gà sẽ chết.

-Gà nhiễm sán lá ruột thể hiện triệu chứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng nhiều, ít sán ký sinh. Gà thường gầy yếu suy nhược do sán chiếm chất dinh dưỡng. Mặt khác sán cũng gây viêm ruột do vi khuẩn kế phát. Gà dò giảm tăng trọng, gà đẻ giảm sản lượng trứng khi mắc bệnh sán.

Kiểm tra, tìm trứng và mổ gà bệnh xác định sán ký sinh.

Phòng và trị bệnh

Tẩy sán định kỳ ở khu vực lưu hành bệnh sán bằng một trong hai loại thuốc sau:

-Tetrachlorua carbon (CCl4): liệu dùng 1-2 ml/gà từ 3 tháng tuổi trở lên. Dùng ống cao su bơm thuốc vào diều gà.

– Hexacloretan: liều dùng 0,2-0,8 g/gà từ 3 tháng tuổi trở lên. Dùng 3 ngày liền.

+ Vệ sinh chuồng trại và môi trường, thực hiện ủ phân có trộn với vôi bột diệt trứng sán

Đảm bảo nguồn nước, rau xanh và thức ăn cho gà không bị ô nhiễm ấu trùng sán. Chú ý diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.

0