23/05/2018, 15:13

Bệnh thiếu khoáng ở gà

Trong cơ thể chứa 40 nguyên tố khoáng, trong đó đã phát hiện được 40 nguyên tố cần thiết cho gia cầm. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo bộ xương, cấu tạo tê bào dưới dạng muối của chúng. do khá nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề do người nuôi cho gà ăn thức ăn chưa có các chất khoáng phù ...

Trong cơ thể chứa 40 nguyên tố khoáng, trong đó đã phát hiện được 40 nguyên tố cần thiết cho gia cầm. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo bộ xương, cấu tạo tê bào dưới dạng muối của chúng. do khá nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề do người nuôi cho gà ăn thức ăn chưa có các chất khoáng phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh

Chủ yếu là trong hỗn hợp thức ăn không đủ thành phần khoáng cần thiết hoặc do tỷ lệ giữa các loại khoáng trong thức ăn cho gà không cân đối như một số trường hợp sau:

– Lượng canxi trong khẩu phần quá dư thừa gây tăng hấp thu Ca vào máu và giảm hấp thụ Mg (magiê) gây ra tình trạng thiếu Mg.

– Trong khô dầu lạc, đậu tương có phitin gây ức chê hấp thu kẽm (Zri).

– Thành phần Fe (sắt) qua cao trong thức ăn sẽ gây giảm hấp thụ Mn (mangan) dẫn đến hiện tương thiếu Mn.

– Chuồng thiếu áng sáng, thức ăn thiếu vitamin D thì cơ thể gà kém hấp thu canxi, hoặc nếu trong khẩu phần, thành phần chất béo quá cao cũng giảm khả năng hấp thụ Ca, P (photpho).

– Thức ăn cao hàm lượng protein, axit arsenic cao hoặc vitamin E và các axit amin có chứa lưu huỳnh thấp, sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thu selen (Se) của cơ thể.

Triệu chứng

+ Thiếu Ca, P (canxi, photpho)

Gà còi cọc, xù lông, sã cánh, hay mổ lông nhau, gây co giật, run rẩy, cơ quan nội tạng viêm nhiễm đặc biệt là đường tiết niệu. Gà con mới nở xương mềm, mỏ mềm hoặc vẹó mỏ, chân khuỳnh, ngón chân cong, đầu xương, khóp xương sưng to, dẫn đến bại liệt và chết.

Ở gà đẻ vẹo xương lưỡi hái, xốp xương, vỏ trứng mềm, mỏng hoặc không có vỏ, sau ngưng đẻ. Gà con còi xương, chậm lớn.

+ Thiếu Mn (mangan)

Gây rối loạn thần kinh, chậm lớn, biên đổi xương chân và cánh, gây bệnh vẹo xương, vẹo mỏ, sưng các khớp xương, giảm đẻ, trứng vỏ mỏng, tăng chết phôi.

+ Thiếu NaCl (muối)

Gạ chậm lớn, mắt khô, gà hoảng sơ hay ngã nhoài về phía trước, choãi chân về sau, nằm liệt vài phút, hay mổ nhau, tỷ lệ đẻ giảm và khối lượng trứng giảm.

+ Thiếu đồng (Cu)

Làm giảm hấp thu sắt, gây rối loạn về xương, gây biến màu lông, lớn chậm, rụng lông, vỏ trứng mỏng và không bóng mịn.

+ Thiếu Zn (kẽm)

Gà chậm phát triển, ăn kém do tính thèm ăn giảm, da hoá sừng, xương chân mềm, dày lên và co ngắn lại, gây sưng khớp, chậm phát triển phôi, ấp nở kém, gây hiện tượng Keratoris – trên da tích nhiều ceratin làm da kém đàn hồi.

Ở gà đẻ tỷ lệ phôi chết cao, con nở ra sinh trưởng kém, lông mọc chậm.

+ Thiếu Mg (magiê)

Gà con tăng trọng kém, không điều chỉnh được hoạt động của cơ bắp, tỷ lệ chết cao, không nhanh nhẹn, khi hoảng sợ có triệu chứng thần kinh co giật, làm giảm sử dụng canxi, photpho.

Gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm, ấp nở giảm.

+ Thiếu sắt (Fe)

Gây bệnh thiếu máu, gà con mỏ chân nhợt nhạt, gà mái mào tái, giảm đẻ, lông xù.

+ Thiếu Canxi

Xương có những biểu hiện biến dạng:

Xương ống mềm, xốp, xương ức vặn vẹo, xương sườn có những nếp u do sưng khớp.

+ Thiếu Mn

Xương chân bị xốp, uốn cong, xương và các xương khác ngưng phát triển, phôi ấp thường chết vào lúc 20-21 ngày tuổi. Với biểu hiện sụn hoá các xương trong phôi .

+ Thiếu NaCl (muối)

Xương mềm, giác mạc bị sừng hoá, máu đặc, tuyến thượng thận phình to.

+ Thiếu Iode

Gây hiện tượng goiter làm tăng tuyến giáp trạng dẫn đến tăng tiết tuyến, giảm ấp nở do phôi ít Iode làm giảm sự phát triển của phôi.

+ Thiếu đồng (Cu)

Thớ thịt bị tối xen lẫn màu sáng.

+ Thiếu Zn (kẽm)

Da bị hoá sừng, đặc biệt ở bàn chân, xương chân mềm, dày lên, co ngắn lại do biểu mô sụn không biến thành xương được.

+ Thiếu Se (selen)

Cơ đùi, cơ ngực và các cơ khác bị thoái hoá nhất là ở gà trên 2 tháng tuổi. Niêm mạc mề có xuất huyết.

+ Đối với bệnh thiếu Ca và P

Đảm bảo khẩu phần thức ăn cho gà con 1 – 1,2%, gà giờ 0,9 – 1% và 2,7 – 3,8% Ca và 0,5% p cho gà con: 45 – 0,5% cho gà đẻ. Bổ sung bột xương, bột sò.

– Bột sò có hàm lượng canxi 35%. Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1,5%, còn gà đẻ 4 – 5,5%.

– Bột xương có hàm lượng canxi 22%, photpho 18%. Trộn thức ăn cho gà con và gà giờ 1%, gà đẻ 2,5%.

Chuồng cần có ánh sáng chiếu vào giúp gà có thể chuyển hoá vitamin D1 thành vitamin D3 cho gà hấp thụ.

– Trị bệnh: Trường hợp bại liệt nặng hay đẻ non nhiều, ta có thể tiêm gluconate canxi 10%, tiêm bắp 10 – 20 mg/1 kg thể trọng/ngày, liên tục 5 – 7 ngày.

Vitamin ADE 500 tiêm bắp 0,1 – 0,2 cc/1 gà mái đẻ, tiêm 1 lần, sau 15 – 30 ngày tiêm lần 2.

+ Đối với bệnh thiếu selen (Se)

– Phòng bệnh: Bổ sung Se vào thức ăn: 0,15 – 0,2 mg/1kg thức ăn.

– Trị bệnh: Trộn thức ăn hay nước uống liều 0,2 – 0,5 mg/1kg thức ăn hay/1 lít nước uống, liên tục 5 – 10 ngày.

+ Đối với bệnh thiếu mangan (Mn)

Phòng bệnh: Bổ sung vào thức ăn gà con, gà giò 55 – 70 mg/1 kg thức ăn/ngày, gà đẻ 60 mg/1 kg thức ăn/ngày bằng Premia khoáng chứa Mn nhũ Plastin, Shell- AID, vitamin 200.

+ Đối với bệnh thiếu muối (NaCl)

Bổ sung vào khẩu phần cho gà con, gà giò 0,15 – 0, 16% (15 g/10kg thức ăn). Gà đẻ 0,3% (30g/10kg thức ăn).

Chú ý: Nếu khẩu phần đã dùng bột cả nhạt thì giảm tỷ lệ muối NaCl ở gà con, gà giò còn 0,1%, gà đẻ còn 0,25%, tuỳ theo tỷ lệ muối có trong các loại nguyên liệu nhất là bột cá để tính lượng muối bổ sung.

Lượng NaCl không vượt quá 2% vì tỷ lệ muối cao sẽ làm gà trúng độc.

+ Đói với bệnh thiếu kali (K)

Nhu cầu K của gà thay đổi từ 2,3 – 4 mg/1 kg thức ăn tuỳ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, hàm lượng Na và protein thô trong khẩu phần thức ăn.

+ Đối với bệnh thiêu kẽm (Zn )

Nhu cầu Zn của gà từ 40 – 60 mg/1 kg thức ăn. Gà 0 – 8 tuần tuổi 40, gà tơ – giò 40 – 50mg, gà đẻ 45mg, gà đẻ giống 60 mg/1 kg thức ăn.

+ Đối với bệnh thiếu Magie (Mg)

Nhu cầu của gà từ 500 – 600 mg/1 kg thức ăn,

Một sốPremix khoáng chứa magiê như Plastin (Tiệp khắc cũ), trộn thức ăn cho gà con, gà giò 1% và gà đẻ 3 – 4%.

+ Đối với bệnh thiếu snt (Pe)

Nhu cầu của gà con, gà lớn 80 – 90 mg/1kg thức ăn.

+ Đối với bệnh thiếu đồng (Cu)

Nhu cầu của gà các loại 11mg/kg thức ăn.

+ Đối với bệnh thiếu iode (I)

Nhu cầu của gà con 0,35 – 0,37 mg/kg thức ăn, gà đẻ 0,15mg, bổ sung bằng dạng vô cơ Ioduakali (KI), hoặc tăng tỷ lệ bột cá

0