23/05/2018, 15:49

Kỹ thuật trồng sứ thái lan

Ai cũng biết Sứ Thái Lan rất dễ trồng, dễ sống. Ngay việc cắt cành giâm xuống đất ẩm độ vài tuần cũng mọc rễ thành cây và hột gieo xuống đất cũng dễ nẩy mầm. Thế nhưng, trồng cho cây Sứ sống là một chuyện, mà sống như thế nào để đạt được những yêu cầu của người trồng đề ra, mới là chuyện đáng bàn. ...

Ai cũng biết Sứ Thái Lan rất dễ trồng, dễ sống. Ngay việc cắt cành giâm xuống đất ẩm độ vài tuần cũng mọc rễ thành cây và hột gieo xuống đất cũng dễ nẩy mầm. Thế nhưng, trồng cho cây Sứ sống là một chuyện, mà sống như thế nào để đạt được những yêu cầu của người trồng đề ra, mới là chuyện đáng bàn.

Trồng Sứ ai cũng muốn có cây Sứ đẹp. Đẹp ở đây là sai hoa, hoa to và tươi thắm, thân phải “gỗ ghề” củ, rễ mới tạo được ấn tượng khó quên đối với người xem. Còn hoa ít hay nhiều màu, cánh thường hay cánh dún, lá màu nọ sắc kia … là thuộc về các giống mới do mới nhập đắt tiền, giới bình dân chưa ai nghĩ đến ! Nhưng, dù là giống mói đi nữa mả trồng không đúng kỹ thuật, cây sinh trưởng cùng chẳng ra gì !

Mặc dầu kỹ thuật trồng Sứ Thái Lan không khó, nhưng nó vẫn có những …qui tắc mà bất cứ ai mới vào nghề cũng cần phải tìm hiểu.

1/ Đất trồng: Không biết ở nước ngoài người ta có bí quyết để pha trộn đất trồng Sứ Thái Lan như thế nào cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nó, chứ ở Việt Nam mình thì điều này đến nay vẫn còn được nhiều người tranh cãi, ít ai chịu đồng ý với ai.

Chúng tôi còn nhớ khoảng gần 40 năm về trước khi cây Sứ Thái Lan mới được nhập về Sài Gòn, đi đâu cũng nghe giới trồng kiểng thời đó … tranh luận sôi nổi về vụ pha trộn đất trồng cho cây Sứ Thái Lan. Có người chủ trương chỉ nên trồng bằng cát không thôi, vì họ nghĩ rằng giống cây sống trong hoang mạc này thì nơi đó làm gì có đất mà sống ! Có người cãi lại rằng trồng bằng cát không thôi, đâu cung cấp được chất bổ dưỡng gì cho cây sống được, vì vậy phải pha trộn nửa cát nửa đất. Có vị cũng đồng ý trong cát sống cát biển quả là không có chất dinh dưỡng nên họ … trồng bằng thứ cát quét được ở nhà, ở sân. Vì họ cho rằng thứ cát đó có trộn lộn với đất, nhiều dinh dưỡng hơn.

Có người không trồng với cát mà bằng phân tro trấu, vì nghĩ rằng chất giá thể này lúc nào cũng tơi xốp, không giữ nước nên không làm thối rễ, thối cát mà tro trấu lại có thành phần dinh dưỡng cao. Bản thân tro trấu cũng là một loại phân, lại có pha trộn phân bò khô, phân ngựa khô sẽ giúp cây Sứ phát triển mạnh …

Cuộc tranh cãi về đất trồng này kéo dài suốt hơn chục năm trường mà kết cuộc vẫn không có kẻ thắng người thua.

Còn nay, việc tranh cãi tuy có dịu lại, nhưng chưa hẳn đã hạ màn. Vì rằng người ta đã trồng Sứ trên dưới 40 năn, nhưng đến nay các nhà vườn khắp nước vẫn chưa thống nhất được thành phần của đất trồng Sứ nên pha trộn ra sao cho đúng cách! Ngày nay, có vùng thiên hạ vẫn trồng Sứ bằng cát, hoặc lớp trên là đất, lớp dưới là cát, vì quan niệm rằng trồng Sứ Thái Lan bằng cát Củ và rễ Cát sẽ mau lớn và có dáng đẹp hơn. Có vùng nhiều người sử dụng nửa đất, nửa tro trấu cũng nhằm vào mục đích trên.

Thật ra Sứ Thái Lan là giống kiểng không kén đất trồng. Đem trồng trên đất có cấu tượng ra sao cây vẫn sống và phát triển tốt. Có điều đất đó phải tơi xốp, thoát nước tốt là được.

Muốn có đất tơi xốp như ý muốn, xưa nay người trồng Sứ phải tự pha trộn theo kinh nghiệm riêng của mình.

Các loại đất thịt nặng, đất sét tất nhiên là không thích hợp với Sứ Thái Lan, vì chúng không có sự tơi xốp nên không thoát nước nhanh. Đất thịt nhẹ, đất mùn pha cát, hoặc đất trộn lần tro trấu tỏ ra thích hợp hơn. Đất thịt nhẹ với phân chuồng hoai phân rác mục cũng được nhiều người dùng …Có điều tỷ lệ pha trộn ra sao thì kinh nghiệm mỗi người mỗi khác.

Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân hoa kiểng sống lâu năm trong nghề thì đất cần phải được trộn trước, ủ đống lại ba bốn tháng trở lên cho ải ra đem trồng mới thực sự tốt. Cây Sứ chịu nhất thứ “đất cũ” này.

2/ Phân bón: Nếu ai đó bảo rằng trồng Sứ Thái Lan không cần đến phân bón, vì giống cây này có nguồn gốc ở sa mạc, nơi đất đai khô cằn, thời tiết khắc nghiệt mà vẫn sống được, e rằng không đúng.

Kinh nghiệm cho thấy, Sứ Thái Lan rất cần phân bón. Đất càng tốt, cây Sứ càng sinh trưởng tốt, càng phát triển mạnh. Trồng cây Sứ con từ năm sáu lá, trồng cảnh giâm mới đâm chồi bén rễ ta đã phải bón phân cho cây mau “phát” rồi, đừng nói chi những giai đoạn sau. Vì thiếu phân cây con chậm lớn còn cây trưởng thành sẽ chậm ra hoa … Đó là điều ai trồng Sứ Thái Lan cúng nhận thấy như vậy.

Do đó câu “Nhất nước nhì phân” rất đúng trong trường hợp trồng Sứ.

Phân bón cho Sứ Thái Lan nên bón lót bằng phân chuồng, phân rác, vì loại phân này giúp cải tạo đất trồng vừa màu mỡ vừa tơi xốp. Trong trường hợp thiếu hai thứ phân này thì ta có thể thay thế bằng phân tro trấu, phân rơm rạ mục, thêm phân bánh dầu, xác dừa …

Dù là phân gì cùng nên trộn thật đều vào đất, không nên bón phân một đằng đất một ngả, khiến sự hiệu nghiệm của phân đối với không cao. Đã thế, không những trộn đều mà còn phải ủ hoai nhiều tháng để mọi thành phần hòa trộn đều đặn vào nhau mới giàu dinh dưỡng giúp cây hấp thụ nhanh để phát triển mạnh.

Mặt khác, như quí vị đã biết phân đối với cũng giống như thuốc bổ đối với con người. Nếu thiếu thuốc bổ cơ thể con người sẽ ốm yếu, nhưng lạm dụng thuốc bổ quá nhiều lại dễ sinh ra chứng nọ tật kia như bị béo phì chẳng hạn.

Cầy trồng cũng vậỵ thiếu phân cây sẽ èo uột, còi cọc, lớn không nối, nhưng nếu bón phân quá dư thừa đà phát triển của cây cũng sai lệch với ý muốn của người trồng. Chẳng hạn chúng ta bón phân để cây mau ra rễ, chóng đâm chồi, nhưng cây cứ phát triển mãi chiều cao ,.. đến nổi phải lăn giàn chống đỡ đổ ngã …Như vậy quả là chuyện đáng buồn.

Mỗi loại phân đều có công dụng riêng của nó do đó, dùng không đúng chỗ, không đúng cách thì lợi đâu không thấy, chỉ thấy hại mà thôi.

Ví dụ, cây trồng nào cũng vậy, trong đó có Sứ Thái Lan, rất cần được bón phân qua ba chất chính là Đạm (N), Lân (P) và Kali (K).

Đạm có công dụng kích thích cho cây con mới lớn để chúng phát triển nhanh và mạnh mẽ về rễ và chồi. Cảy con cần bón nhiều đạm hơn các thứ phân khác.

Lân có công dụng kích thích cho cây đã trưởng thành, đang bước vào thời kỳ phát triển hoa, cho nên phải bón lượng phần lân nhiều hơn hai thứ phân kia.

Kali có công dụng giúp cây cứng cáp, giúp hoa nở lâu tàn, và nhất là sắc hoa tươi thắm hơn, rực rỡ hơn. Vì vậy cây đang ở vào thời kỳ ra nụ ta nên bón kali nhiều hơn các phân khác.

Có nắm được công dụng của từng loại phân như vậy ta mới bón phân đúng cách, giúp cây tăng trưởng mạnh được.

Cách trồng sứ thái lan

Trồng Sứ Thái Lan ít ai trồng thẳng trên líp, trừ trường hợp gieo hột với số lượng nhiều nhà vườn mới lên líp để ương mà thôi. Khi cây con được chừng năm sáu lá, nhà vườn đã bứng lên trồng vào chậu, hay giỏ tre bên trong có lót ny lông, chờ Sứ lớn lên để bán.

Nhưng trước khi bàn đến chuyện này ta hãy đề cập đến chuyện làm giàn che mưa cho Sứ Thái Lan đã.

1/ Giàn che mưa: Sứ Thái Lan ưa nắng nhưng kị mưa. Mưa nhỏ thì cây chịu được, nhưng mưa lớn lại mưa dai đất trồng dễ bị trương nước, bộ rễ bị thúi dẫn đến chết cây.

Trồng mùa mưa, dù không bị úng thủy. Sứ chỉ tốt cây xanh lá mà ra hoa kém, thậm chí có cây không ra hoa. Do đó, nếu trồng ít thì tìm cách che mưa hoặc tạm thời dời chậu vào nơi có sẵn mái che như hàng hiên, chái nhà chẳng hạn. Còn trồng với số lượng nhiều thì tốt nhất ta nên làm giàn che mưa.

Tùy theo nhu cầu mà ta làm giàn tạm thời, sau mùa mưa lại bỏ, hoặc là làm vĩnh viễn dùng cả chục năm. Làm tạm thời thì nên sử dụng vật liệu rẻ tiền lại dễ kiếm, như “cột tre kèo nứa” trên mái lợp lá chằm là xong. Nhưng dù là “cột tre kèo nứa” cũng phải chống đỡ cho chắc chắn, vì nếu gặp mưa tơ gió lớn lỡ ra giàn sập thì mức thiệt hại không thể lường trước được. Nào là bể chậu, nào là cây hoa tan tác … hàng trăm hàng ngàn chậu đều như vậy thì thiệt hại vô cùng !

Còn làm giàn chắc chắn để sử dụng nhiều năm thì phải sử dụng đến vật liệu đắt tiền là sắt thép. Thà tốn kém một lần mà nhiều năm khỏi lo toan, khỏi phải tính toán nữa.

Giàn che mưa cho Sứ Thái Lan nên làm mái di động mới tốt. Khi mưa thì đậy lại, lúc nắng dỡ ra để cho cây tiếp xúc với ánh nắng trực xạ. Ở thành phố Hồ Chí Minh trong mùa mưa vẫn có nhiều ngày nắng. Mà ngay những tháng mưa nhiều, cùng thường chỉ có buổi chiều mới mưa thôi.

Trong trường hợp làm mái di động không được, ta có thể lợp mái bằng loại ny lông trong, tuy cường độ ánh sáng có giảm nhưng còn hơn là mưa mà cứ để cây Sứ ở ngoài trời!

Nếu lâu ngày không cho tiếp xúc với nắng, hoặc chỉ tiếp xúc với lượng nắng 50 phần trăm, Sứ cũng không đủ sức ra hoa ! Đó là điều quí vị đã biết.

[AdSense-A]

2/ Trồng chậu: Người chơi Sứ Thái Lan nghiệp dư trồng cây vô chậu đã đành, nhưng nhà vườn cũng thường trồng Sứ vào chậu, hoặc vào giỏ tre để dễ di chuyến mà nếu bán cũng tiện.

Với người trồng Sứ năm ba chậu để chưng chơi thì ai cũng chọn cho mình loại chậu men, có hoa văn đẹp để xứng với cây kiểng quí của mình. Chậu men tuy đắt, nhưng sử dụng đến vài chục năm hơn nên … cũng rẻ chán. Còn nhà vườn họ chỉ dùng chậu đất nung, hay chậu đúc bằng xi măng non (tiếng trong nghề gọi là dot) hoặc với giỏ tre đan sơ sài, nên trong có lót ny lông để giữ đất trồng khỏi rơi vãi ra ngoài.

Chậu đất nung rẻ tiền, chậu xi măng non rẻ hơn, giỏ tre rẻ hơn nữa. Khi bán Sứ trồng trong chậu đất nung, nhà vườn còn ngầm tính thêm ít tiền mua chậu, nhưng với chậu đúc bằng xi măng non (đúc ít xi măng nhiều cát) và giỏ tre thì vì giá mua quá rẻ nên hầu như họ … quên tính giá !

Trồng Sứ Thái Lan phải sắm nhiều cỡ chậu. Ngay đời của một cây Sứ cũng phải lắm phen … dời chỗ ở: lúc cây còn nhỏ thì trồng chậu nhỏ, cây đến tuổi trưởng thành sang qua chậu to hơn và khi cây ra hoa thành mặt hàng “thương phẩm” thì chủ vườn liền sang qua chậu lớn cho tương xứng.

Riêng cây trồng trong giỏ tre vốn là mặt hàng bán sỉ nên ít có dịp sang qua sang lại. Hơn nữa giỏ tre đâu có nhiều kích cỡ, chỉ vài loại mà thôi. Giỏ mà dan to quá không đủ sức cứng để chịu đựng lâu dài.

Nhưng dù sử dụng loại chậu gì để trồng Sứ ta cũng phải quan tâm đến các lỗ thoát nước trổ dưới đáy chậu. Yêu cầu đòi hỏi là mỗi chậu phải có tờ 2 đến 3 lỗ thoát nước, và 16 phải đủ rộng mới đảm bảo cho việc rút hết nước tưới dư thừa. Nếu chậu không đủ số lỗ thoát nước cần thiết thì phải khoét thêm. Và ngay với giỏ tre, ta cũng phải trố lỗ thoát nước nhiều như vậy mới được.

Những lỗ thoát nước này rất dễ bị bít nghẹt do đất tụ lại, hoặc do rễ trồng lâu ngày dài ra bít kín. Muốn tránh điều này ta nên dùng miếng sành hay miếng gạch ngói để chêm lên lỗ thoát nước để chặn đất đai lại cho nước theo chỗ hở mà rút hết ra. Nhiều người cẩn thận hơn, họ xé nhỏ xơ dừa hoặc dùng cát đổ dưới đáy chậu một lớp chừng vài ba phân, sau đó cho đất vào chậu mà trồng.

Trồng Sứ Thái Lan phải trồng chậu sâu, không ai trồng chậu cạn. Chậu sâu mới chứa được nhiều đất, mới “dung nạp” hết bộ rễ “đồ sộ” của cây. Khi đặt cây vào trồng, phải đặt làm sao cho bộ rễ ở mức lưng chừng chậu để rễ đủ chỗ mà tỏa ra tìm thức ăn khắp chậu. Trồng làm sao để có rễ cách mép chậu độ vài ba phân, và đó cũng là mức đất trồng cho vô chậu.

Đất trồng mà ngang với mặt chậu là điều không tốt, vì nước tưới sẽ trào hết ra ngoài, vừa uổng phí, vừa hại cây do không đủ nước để sống. Mức đất trong chậu hụt xuống vài phân so với mặt chậu, nước tưới sẽ có chỗ đọng lại để rút xuống từ từ …

Nếu là cây mới trồng vào chậu, vào giỏ tre cần phải dùng que chống đỡ trong thời gian đầu, vi đất mới chưa kịp dẽ chặt xuống, mà rễ cây cũng chưa bám sâu vào đất.

3/ Sang chậu: Như phần trên chúng tôi đã trình bày, Sứ Thái Lan trong quá trình sinh trưởng, từ lúc còn là cây con cho đến lúc sắp ra hoa, phải nhiều lần sang chậu trồng để cây có đủ chất dinh dưỡng mà sinh trưởng tốt. Sang chậu ở đây có nghĩa là cây từ trong chậu nhỏ được trồng qua chậu lớn hơn. Chậu càng lớn thì lượng đất chứa bên trong càng nhiều như vậy mới đáp ứng đúng mức nhu cầu của cây.

Cái khó của việc sang chậu là khi bứng cây ra khỏi chậu cu tránh làm sao cho bộ rễ không bị thương tật mới tốt. Muốn được vậy, trước đó vài giờ ta nên tưới nước thật đẫm cho đất vốn đã đóng chắc trong chậu được mềm bở ra. Sau đó ta dùng chiếc bay nhỏ moi móc dần lớp đất đóng chung quanh thành chậu ra ngoài, như vậy khối đất giữa chậu (có bộ rễ) sẽ dễ dàng lung lay và tróc ra khỏi chậu.

Nếu có cái rễ nào bị đứt hay bị giập nát, nên cắt bỏ và bôi vôi lên vết cắt để sát trùng giúp vết cắt mau lành. Đất cũ nên bỏ đi, nếu đất đó còn mới, dùng được thì trộn thêm phân rồi sử dụng tiếp. Chậu cũ nên đem cọ rửa, phơi nắng vài ngày xong đem xếp cất vào một nơi nào đó chờ có dịp dùng tiếp.

Khi sang qua chậu mới, một là giữ nguyên bầu đất để cây không bị mất sức (vì không dụng chạm đến bộ rễ). Cứ đặt nguyên bầu đất vào chậu mới, sửa cho cây ngay ngắn rồi chèn thêm đất vào cho đầy là được. Ngược lại, nếu đây là dịp cần sửa cành tạo tán lại cho cấy thì chưa vội trồng. Nên nhẹ tay gỡ hết đất đai dính chắc vào bộ rễ sau đó rửa sach rồi đem cả cây vào nhà tìm chỗ thoáng mát treo ngược gốc lên độ mươi lăm ngày, không cần săn sóc cũng không tưới nước để cành nhánh và bộ rễ mềm dịu, mới đem ra trồng vào chậu mới.

Mọi việc uốn sửa bây giờ không còn khó khăn nửa.

Cây mới trồng vào chậu nên chống đỡ cho thân cành mọc ngay ngắn, đúng theo chiều mà mình đã uốn sửa, sau đó đặt vào chỗ thoáng mát trong vài ba tuần. Chừng nào cây tươi tỉnh bén rễ trở lại mới đem dần ra nắng. Thời gian này vẫn tưới cho đất đủ ẩm.

Sang cây từ giỏ tre qua chậu. Cây Sứ Thái Lan trồng trong giỏ tre thường là cành giâm hay cành chiết mới bén rễ chưa được bao lâu. Mới trồng vài ba tháng thì đất chưa dẽ chặt, nghĩa là bầu đất còn …lỏng lẻo.

Mua cây Sứ này về, không ai lại tiếp tục trồng trong giỏ tre như trước mà dời sang trồng qua chậu mới. Chậu mới chắc chắn sẽ có dung tích lớn hơn giỏ tre nên ta phải chuẩn bị thêm đất mới đủ trồng.

Muốn giữ luôn bầu đất trong giỏ tre thì phải tìm cách loại bỏ bao ny lông ra ngoài giỏ. Bao ny lông mà nằm trong đất chỉ hại cho cây vì phải mất 50 năm nó mới tiêu hủy được.

Chỉ có cách dùng mũi dao nhọn khéo léo luồn lách vào giỏ tre để rọc bao ny lông rách nát ra, như vậy ta mới lôi hết từng mảnh nhỏ để vứt ra ngoài. Bây giờ chỉ còn giỏ tre và bầu đất. Nên cho vào chậu một lớp đất rồi đặt cả giỏ tre vô chậu, sửa cây ngay ngắn, rồi chèn thêm đất mới cho chặt gốc là được. Giỏ tre rồi sẽ mục đi. Những thanh tre nhỏ mỏng như sợi lạt sẽ mục thành phân trong đất ẩm không mấy hồi.

0