23/05/2018, 15:58

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na

Cây na là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến trong các vườn trong cả nước. Trong 100g phần ăn được của quả na cho ta 66 kCal; 1,6g protein; 14,5g gluxit; 30mg vitamin C. Na chủ yếu dùng để ăn tươi, làm nước giải khát, làm rượu; rễ, lá, hạt và quả na xanh dùng làm thuốc cho người, hạt na ...

Cây na là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến trong các vườn trong cả nước. Trong 100g phần ăn được của quả na cho ta 66 kCal; 1,6g protein; 14,5g gluxit; 30mg vitamin C.

Na chủ yếu dùng để ăn tươi, làm nước giải khát, làm rượu; rễ, lá, hạt và quả na xanh dùng làm thuốc cho người, hạt na dùng làm thuốc trừ sâu.

Các giống na

Na có khoảng 50 giống khác nhau, ở nước ta thường gặp các giống sau:

Na (mãng cầu): Được trồng phổ biến vì quả thơm ngọt, chịu được rét. Có giống na dai rất được người tiêu dùng ưa thích.

Mãng cầu xiêm: Trồng nhiều ở miền Nam, quả có gai, quả to hơn quả na, có vị chua ngọt, thơm.

: Trồng ở miền Trung, quả hình tim, vỏ quả nhẵn có màu vàng hơi đỏ ăn chua, không ngon.

Bình bát: Mọc nhiều ở kênh rạch vùng đồng bằng sông cửu Long, chịu được nước, quả ít khi dùng để ăn. Hướng dùng làm gốc ghép cho các giống trong họ na để tăng cường khả năng chịu úng cho cây. cây nacây na

Đặc tính sinh học và yêu cầu ngoại cảnh

Cành quả của na thường mọc trên cành mẹ (cành của năm trước). Trên tán cây phần từ giữa trở xuống cành cho quả tốt hơn.

Nhị đực và nhị cái trên cùng một chùm hoa. Nhị cái thường chín sớm so với nhị đực nên thời gian để tiếp nhận phấn ngắn, nếu không có côn trùng hoặc thụ phấn bổ sung thì quả đậu kém. Mùa hoa nở nếu gặp hạn, nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì đậu quả không tốt. Từ khi hoa nở đến quả chín khoảng 90 – 100 ngày.

Na thích khí hậu ấm áp, kém chịu rét, không kén đất. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất vỏ sò hến, đất chua kiềm hay trung tính đều trồng được na. Nói chung các loại na chịu khô hạn tốt, nhưng kém chịu úng, trừ cây bình bát nổi tiếng chịu ngập nước.

Muốn có sản lượng cao nên trồng na trên đất phù sa, đất rừng mới khai phá, đất chân núi đá vôi, dễ thoát nước, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, độ pH: 5,5 – 6,5.

Kỹ thuật và chăm sóc

Nhân giống

Gieo hạt: Chọn những quả phẩm chất tốt ở những cây có nhiều quả. Chọn quả ở ngoài tán, quả chính vụ. Trước khi gieo có thể đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc lấy cát khô cho vào cái túi chà xát cho thủng vỏ để hạt nhanh nảy mầm vì vỏ hạt rắn, có chất sáp ngăn cản không cho nước thấm qua nên khó nảy mầm.

Phương pháp ghép: hoặc ghép cành đều được. Gốc ghép dùng cây gieo bằng hạt của nó, hay dùng cây bình bát, cây nê v.v… Khi đường kính cây đạt 8 – 10 mm là ghép được. Mắt ghép lấy trên các cành đã rụng lá. Nếu gỗ đủ già mà lá chưa rụng thì cắt phiến lá để lại cuống, 2 tuần lễ sau cuống sẽ rụng và có thể lấy mắt để ghép.

Trồng và thu hoạch

Đào hố rộng và sâu 50cm, bón lót 15 – 20kg phân chuồng + 0,5kg lân + 0,2kg kali, trộn đều phân bón với đất mặt cho vào hố trước khi trồng.

Thời vụ trồng: Mùa xuân (tháng 2 – 3), mùa thu (tháng 8 – 9). Ở miền Nam vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5).

Khoảng cách 3 x 3m hoặc 3 x 4m. Có thể trồng xen vào chỗ trống trong vườn đã có cây ăn quả lâu năm.

Bón phân: Tuỳ theo tuổi cây mà bón, lượng bón cho 1 cây trong 1 năm là: Bón phân: Tuỳ theo tuổi cây mà bón, lượng bón cho 1 cây trong 1 nămBón phân: Tuỳ theo tuổi cây mà bón, lượng bón cho 1 cây trong 1 năm

Thời kỳ bón: Đón hoa (tháng 2,3); nuôi cành nuôi quả (tháng 6 – 7); bón thúc kết hợp với với gốc (tháng 10 – 11).

Thu hoạch: Thu làm nhiều đợt khi quả chín đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh, hái quả kèm theo 1 đoạn cuống về dấm trong vài ba ngày quả mềm là ăn được.

Mùa na chín từ tháng 6 đến tháng 9, ở miền Nam thu hoạch sớm hơn miền Bắc.

0