23/05/2018, 14:59

Chăm sóc cho Khướu

Nhiều người có tính lạ, dám bỏ tiền triệu ra mua chim, nhưng lại không quan tâm mấy đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng. Có thể do tính họ lười biếng, cũng có thể do chủ quan, mà cũng có thể do thiếu tình thương đối với ! Những người này thường làm việc tùy hứng, nếu không muốn nói là bốc đồng, ưa ...

Nhiều người có tính lạ, dám bỏ tiền triệu ra mua chim, nhưng lại không quan tâm mấy đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng. Có thể do tính họ lười biếng, cũng có thể do chủ quan, mà cũng có thể do thiếu tình thương đối với !

Những người này thường làm việc tùy hứng, nếu không muốn nói là bốc đồng, ưa chạy theo phong trào, thấy người ta nuôi chim hót nghe cũng vui tai thì mình cũng bỏ tiền ra mua chim, sắm lồng để nuôi. Nhưng, nuôi mà không học cách nuôi, nuôi mà không chịu khó thức khuya dậy sớm bỏ công ra chăm sóc, thì rốt cuộc chỉ hao tiền tốn của một cách vô ích mà thôi. Có khi, họ còn làm trò cười cho thiên hạ nữa.

Thường thì những người nuôi chim xưa nay, dù ở nước ta hay là người nước ngoài, là những người có lòng yêu thương thú vật. Tình yêu thương này ở họ càng cao độ thì việc nuôi dưỡng càng chu đáo, do chịu khó bỏ công đích thân chăm sóc thường xuyên, khiến cho chim mập mạp, tránh được nhiều bệnh tật.

Nuôi chim mà chỉ biết có việc xuất tiền, còn việc chăm sóc thì bỏ bê, hoặc giao cho người khác, thì cái thú chơi chim của người đó bị giảm sút rất nhiều.

Người nuôi chim chuyên nghiệp, dù giàu sang tột đỉnh, dù địa vị xã hội thật cao, họ cũng muốn được tự mình lo lắng cho con chim từ thức ăn nước uống, đến việc tắm táp, ngủ nghê… Họ chăm sóc cho chim với tất cả sự yêu thương trìu mến. Có như vậy, khi dựa mình ra ghế để lắng nghe chim hót họ mới cảm nhận được cái thú vị toàn vẹn của việc nuôi chim!

Nếu nuôi chim chỉ biết bỏ tiền ra mua để khi cần thì nghe tiếng hót, còn mọi việc khác có người khác lo giùm, thì xin lỗi, thà ngồi nghe tiếng chim qua băng Cassette còn hay hơn, và đỡ tốn hơn!

Việc chăm sóc cho thật ra không có gì nặng nhọc lắm, nhưng phải có phương pháp thì mới có kết quả tốt.

Buổi sáng, nên mỏ áo lồng rồi cho chim ăn uống. Cóng tấm trộn trứng nên cho vào để đủ cho Khướu ăn trong ngày. Cóng nước nên súc rửa kỹ rồi thay vào nước mới.

Treo lồng ra hướng đông để chim đón nhận ánh nắng mặt trời ban mai (không nên để qua chín giờ), với thời lượng tối đa là 45 phút. Sau đó đem lồng vào treo ở nơi thoáng mát, và có thể cho chim ăn thức ăn bổ như trứng kiến, cào cào, hoặc sâu tươi.

Khoảng 11 giờ đến 2 giờ chiều, ta nên cho Khướu tắm nước. Việc tắm nước đối với Khuớu có thể mỗi tuần tắm hai lần cũng được. Mỗi lần tắm chừng mười lăm phút là vừa. Tắm phải sang lồng tắm, tắm xong sang chim trở lại lồng nuôi, và đem phơi phóng sơ sịa ngoài nắng để chim rủ bớt nước trên mình. Nên treo chim vào nơi khuất gió để chim khỏi bị cảm lạnh.

Xin lưu ý, có nhiều con Khướu rất nhát nước nên dù sang lồng lắm nó cũng đứng trơ ra. Sự thật không có giống chim nào nhát nước cả, chỉ do nó không quen tắm trong lồng tắm mà thôi. Những chim này, khi tắm ta nên để lồng vào chỗ khuất, mình cũng tránh chuyện rình mò… Khi thấy khuất người, chim sẽ tắm. Nên để cho chim này tắm lâu hơn những chim khác một chút, mục đích là để tập cho quen đần với việc tắm lồng này.

Vệ sinh lồng nuôi: Trong khi sang chim qua lồng tắm, ta nên tranh thủ vệ sinh lồng nuôi. Dùng cọ mềm quét sạch các nan lồng và đáy lồng, để thức ăn và phân chim rơi vãi bị bung ra. Bố lồng đem ra giặt giụa kỹ và phơi nắng. Thay bố lồng mới cho chim, và phơi lồng ra nắng độ mươi phút để khử trùng. Chờ chim tắm xong là cho nó sang lồng nuôi trở lại.

Buổi chiều nên treo chim vào nơi thoáng khí, mát mẻ đẻ Khướu được nghỉ ngơi. Việc tập dượt chim nên tranh thủ đi vào buổi sáng, sau khi cho ăn uống xong.

Tối lại, ta cần cho ngủ sớm. Nết chủ nuôi thức khuya thì Khướu cũng thức khuya. Hễ nhà còn đèn sáng là Khướu còn hót, nhất là gần đó văng vẳng có tiếng đờn ca phát ra từ cassette, hay TV là nó hót theo. Con chim thức khuya nó cũng quen mắt, mà thức khuya thì rất có hại cho sức khỏe của chim. Hễ tối thức khuya thì sáng chim lại hót trễ vì dậy trễ!

Giống chim có thói quen hót từ tờ mờ sáng để chào đón một ngày mới. Người nuôi chim cũng thích chim hót sớm, vì buổi sáng mà nghe tiếng chim hót líu lo thì còn gì

sảng khoái tinh thần cho hằng. Thế nhưng, nếu đầu hôm không cho Khướu ngủ sớm thì sáng dậy làm sao được thưởng thức tiếng Khướu Bách Thanh!

Vậy tốt hơn hết, khi trời vừa chập choạng tối, khoảng sáu bảy giờ, ta nên trùm áo lồng cho Khướu ngủ sớm. Việc trùm áo lồng vào ban đêm có nhiều điều lợi:

Khướu được yên tĩnh để ngủ nghê.

Ngăn ngừa được gió độc, gió lạnh từ bên ngoài xâm nhập vào.

Ngăn ngừa được chuột bọ, thằn lằn, gián… khỏi phá hại thức ăn của chim, đồng thời giúp chim được yên ổ ngủ nghê, không phải sợ hãi bay loạn xạ trong lồng…

Việc trùm áo lồng buổi tối và mở áo lồng buổi sáng, nếu chim chưa quen thì sợ, nhưng lâu dần chúng cũng đứng yên.

Đó ỉà việc chăm sóc cho Khướu mạnh. Nếu Khướu bị bệnh thì tùy theo mức độ suy yếu ra sao mà liệu định.

Với Khướu bệnh thì áo lồng phải phủ cả ngày đêm. Có thể ngưng tắm nước (dù là nước ấm) một thời gian. Chỉ chú trọng đến phần thức ăn bổ dưỡng và giúp chim lúc nào cũng được yên tĩnh để dưỡng bệnh.

Nếu việc chăm sóc chu đáo, thì ta tránh được cho Khướu nhiều bệnh tật. Thật ra, chim Khướu là con chim hót rừng dễ nuôi nhất, thức ăn dễ tìm nên sự tốn kém không đáng bao nhiêu. Nhiều tiền thì cho ăn cào cào, sâu tươi; ít tiền thì vài ngày cho ăn một con thằn làn, hay đôi ba con gián cũng đủ chất bổ…

Chính vì dễ nuôi như vậy nên Khướu mới được nuôi khắp nơi, từ thị thành đến thôn quê, ngay ở làng mạc miệt rừng, miệt núi đâu đâu cũng nuôi Khướu được…

0