23/05/2018, 15:29

Cây bèo sen

còn gọi là bèo Nhật Bản, lục bình, bèo tây. là cây thân cỏ, sống lâu năm, nổi trên mặt nước hoặc bám dưới bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới, có kích thước thay đổi tùy theo môi trường sống có nhiều hay ít chất màu. Lá mọc tbành hoa thị, có cuống xốp phồng lên thành phao nổi; ở cây ...

còn gọi là bèo Nhật Bản, lục bình, bèo tây.

là cây thân cỏ, sống lâu năm, nổi trên mặt nước hoặc bám dưới bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới, có kích thước thay đổi tùy theo môi trường sống có nhiều hay ít chất màu. Lá mọc tbành hoa thị, có cuống xốp phồng lên thành phao nổi; ở cây con, các phao ngắn và phồng to, còn ở cây già, các phao kéo dài ra, có thể tới 30cm. Cụm hoa hình bông hay chuỳ, ở ngọn dài 15cm hoặc hơn, rất sặc sỡ. Hoa không đều, màu xanh nhạt hoặc tím. Đài và cánh hoa cùng màu, bàn liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng. Mọc ở Việt Nam, chưa bao giờ thấy có quả.

Bèo sen gốc ở Braxin, ngày nay lan tràn ra nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và các đảo ở châu Đại Dương.

Bèo sen xâm nhập vào nước ta từ năm 1905 và đã nhanh chóng lan ra khắp nơi, thường gặp ở các chỗ có nước bị tù hãm hoặc nơi nước ngọt chảy chậm như ao, hồ, giếng, đầm, mương, máng, ven sông…

Bèo có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 10° đến 40°c, nhưng mạnh nhất ở nhiệt độ 20° đến 23°c, vì vậy ở nước ta bèo sống quanh năm. Riêng bèo chỉ phát triển mạnh từ tháng 4 đến tháng 10, ra hoa vào tháng 10, tháng 11, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên vào mùa đông khá lạnh.

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bèo sen

Bèo sinh sản chủ yếu bằng con đường vô tính. Từ các nách lá, đâm ra những thân bồ dài, và mỗi đỉnh thân bồ cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ để trở thành một cá thể độc lập.

Bèo sen là loại cây dễ tính, phàm ăn, bất cứ ao hồ nào cũng sống được. Tuy vậy, ở các vùng đất trung du bạc màu, muốn bèo sinh trưởng tốt, phải bón phân và tro bếp. Còn ở các ao đầm nước lặng, nhiều màu thì bèo sinh trưởng với một tốc độ rất nhanh. Chỉ cần thả một đám nhỏ bèo sen xuống ao đầm để trong một khoảng thời gian ngắn, bèo đã lan ra khắp mặt ao đầm, lấn át tất cả các loại cây thủy sinh khác, do đó bèo thường bị coi là một loại cây lấn chiếm. Năng suất đạt 150 tấn chất khô/ha/năm.

Ở nước ta, người ta thường dùng bèo sen làm phân xanh bón ruộng, làm chất độn để ủ phân chuồng và đặc biệt là làm thức ăn xanh hoặc nấu chín với cám, bột ngô cho lợn ăn.

Khi sử dụng bèo sen tươi để nuôi lợn, chỉ nên lấy những cây bèo còn non, vì bèo già có nhiều xenhuloza. Trong trường hợp thiếu thức ăn xanh, như trong mùa đông chẳng hạn có thể sử dụng những cây bèo già nhưng phải băm nhỏ, giã nát nấu chín trộn với thức ăn khác cho lợn ăn. Tuy vậy, cũng không nên dùng số lượng bèo già nhiều quá, ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của lợn. Để nâng cao giá trị làm thức ăn của bèo sen, người ta tiến hành ủ bèo cho lên men.

Ở Trung Quốc, bèo sen được ủ lên men để làm thức ăn nuôi cá. Cách chế biến như sau: Bèo vừa vớt lên, được vặt hết các lá khô và nát, rửa sạch, cắt nhỏ từng đoạn dài 2 – 3cm, rồi cứ 50 kg bèo trộn đều với 10kg cám gạo, 0,5kg tro bếp, 0,500 – 0,700kg muối ăn. Sau đó, cho tất cả vào hố hay chum vại, nén chặt cho đến khi đầy, trên mặt phủ một lớp cỏ. Dùng đá nén chặt, đổ một ít nước vào cho ngập lớp cỏ chừng 6cm để cách ly bèo với không khí làm cho bèo dễ lên men. Sau độ 5 – 7 ngày thì bắt đầu dùng được, lúc này, thức ăn có màu vàng nhạt, mềm và thơm.

Bèo sen cũng là một nguồn thức ăn tốt của bò trong mùa khô thiếu cỏ tươi. Cây bèo được vặt bỏ hết phiến lá và rễ, băm nhỏ, đem ủ lên men trong 24 giờ với một ít nước muối rồi trộn lẫn với cám.

Bèo sen còn có những công dụng

0