23/05/2018, 15:29

Lợn rừng ăn những thức ăn gì

? Cách cho ăn như thế nào? Thức ăn được xem như là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn rừng vì nếu không cẩn thận thì thịt lợn rừng sẽ nhanh chóng giống thịt lợn nhà và như vậy sẽ mất đi khả năng cạnh tranh ưu thế trên thị trường. Hơn nữa, thức ăn không tốt, không đúng và phù hợp với từng ...

? Cách cho ăn như thế nào?

Thức ăn được xem như là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn rừng vì nếu không cẩn thận thì thịt lợn rừng sẽ nhanh chóng giống thịt lợn nhà và như vậy sẽ mất đi khả năng cạnh tranh ưu thế trên thị trường. Hơn nữa, thức ăn không tốt, không đúng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát dục và các khả năng sản xuất khác làm chăn nuôi thua lỗ, kém hiệu quả.

Lượng thức ăn và nước uống mỗi ngày của một lợn rừng trưởng thành thường là:

– 0,5 kg thức ăn tinh/ngày.

– 2 kg thức ăn thô xanh/ngày .

– Uống 4 lít nước /ngày.

Thức ăn xanh chủ yếu là củ, quả, cỏ và các loại thức ăn thô xanh khác dễ kiếm và rẻ tiền.

Nhóm thức ăn thô xanh

Không giống như nuôi lợn công nghiệp, trong nuôi dưỡng lợn rừng, thức ăn xanh tỏ ra rất quan trọng bởi chúng phù hợp với khẩu vị, mức tiêu hóa và tập tính ăn uống của chúng. Nếu chỉ cho lợn rừng ăn thức ăn tinh, lợn kém ăn do không quen, không thấy ngon miệng và chất lượng thịt sẽ giảm sút. Đồng thời việc chăn nuôi lợn rừng không hấp dẫn nữa bởi giá thành cao và sức tiêu thụ giảm.

Hầu hết các loại thức ăn thô xanh trong chăn nuôi nói chung đều có thể cho lợn rừng ăn như các loại bèo, cây ngô non, các loại cỏ chăn nuôi, bí đao, bí đỏ, sắn, khoai,…. và một số phụ phẩm công, nông nghiệp thông thường khác như dây lang sau thu củ, ngọn lá sắn, quả giả điều, vỏ và thịt quả cà phê, vỏ các loại trái cây là phụ phẩm trong công nghiệp sấy khô hoa quả, các loại bã trong công nghệ chế biến nông sản như bã đậu, bã bia,…

Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung

Là nhóm thức ăn được chế biến đơn giản từ bột các loại ngũ cốc, các loại khô dầu, các loại phụ phẩm của công nghệ giết mổ gia súc, gia cầm như bột xương, bột máu, bột .thịt xương, bột đầu cá, đầu tôm,…. và cả các loại thức ăn giàu đạm có thể sản xuất ngay tại trang trại lợn rừng như bột giun, bột côn trùng.

Việc cho lợn rừng ăn rất đơn giản:

– Đặt thức ăn vào máng hoặc trải cỏ trực tiếp dưới đất.

– Cám pha với nước thành dạng bột đặc cho vào các chậu để sẵn ở trong chuồng.

Chế độ cho ăn ngày 2 bữa sáng, chiều (nên cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ có điều kiện cho lợn rừng nuôi thả trong trang trại).

Tôi cho lợn rừng ăn thức ăn công nghiệp có được không và cho ăn với liều lượng như thế nào?

Hiện chưa có trang trại nuôi lợn rừng nào cho ăn thức ăn công nghiệp, cùng lắm là sử dụng ít ngày thức ăn lợn nái đẻ cho lợn nái rừng lai sau đẻ có sức khỏe không tốt lắm hoặc loại thức ăn công nghiệp dành cho lợn con sơ sinh cho một số lợn sơ sinh yếu. Liều lượng không điển hình song thường là rất ít.

Việc sử dụng thức ăn công nghiệp tỏ ra không thuận lợi do lợn rừng không quen ăn các thức ăn được phối trộn sẵn, đóng viên, bánh hoặc bột nên chúng thường dễ bị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, lợn rừng vốn có tốc độ sinh trưởng, phát triển chậm hơn lợn nhà, nếu ăn thức ăn công nghiệp thì hương vị và phẩm chất thịt kém đi thì người chăn nuôi sẽ lỗ do giá thành cao và thị trường bị thu hẹp.

Có những phương pháp nào sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng?

Do lợn rừng ăn chủ yếu là thức ăn thô xanh nên các phương pháp sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng là các phương pháp trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến một số thức ăn xanh thông dụng.

Kỹ thuật trồng thức ăn xanh trong trang trại lợn rừng tương tự như kỹ thuật trồng cây thức ăn đó ở các vùng khác, nó tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật riêng cho từng loại cây thức ăn.

Về phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng thì chủ yếu là phương pháp làm khô hay bột cỏ (bột xanh) và cao rau mặc dù trong các phương pháp chế biến thức ăn xanh có phương pháp ủ chua (ủ xanh) khá hiệu quả nhưng trên thực tế nuôi lợn rừng hiện vẫn chưa dùng. Còn phương pháp ủ chua hay ủ xanh thì chưa có trang trại nào thực hiện. Trên thực tế, với nguồn thức ăn xanh khá sẵn và dồi dào ở nước ta thì các trang trại lợn rừng vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp lọc bỏ tạp chất và cho ăn tươi sống các loại thức ăn xanh vừa ngon, bổ rẻ tiền và hiệu quả.

Phương pháp làm bột cỏ (bột xanh)

Phơi sấy khô là phương pháp cổ điển để bảo quản thức ăn xanh. Khi sấy khô, các quá trình lên men bởi vi sinh vật sẽ bị đình trệ vì nước tự do đã được tách khỏi thức ăn (thường thi độ ẩm tụt từ 70 – 80% đến 10 – 16%).

Phương pháp này thường sử dụng để chế biến và bảo quản các loại thức ăn là các loại thức ăn thô xanh ngoài cỏ như bèo, su su, thân lá chuối, keo dậu, chè khổng lồ, đậu Sơn Tây,… đến các phụ phẩm còn tươi xanh như rơm,thân, lá khoai lang sau thu hoạch cử; thân, lá lạc; vỏ lạc; ngọn, lá sắn đều có thể phơi, sấy khô để dự trữ cho gia súc ăn vào mùa đông, mùa khô thiếu thức ăn xanh hoặc làm nguyên liệu chế biến với ure cùng với các phụ phẩm khác. Các loại phụ phẩm này đều là những thực vật giàu đạm giàu vitamin, khoáng và tỷ lệ xơ cũng cao nên là thức ăn rất tốt cho gia súc.

Phương pháp sấy khô thường làm mất hơn 10% các chất hữu cơ nên khi cho ăn thức ăn phơi sấy khô thường nên cho ăn thêm rau, cỏ tươi, rỉ mật đường hoặc các chất tinh bột khác (cám gạo, cám ngô,…)

Ở phương pháp này, không cần hố ủ mà chỉ cần các thiết bị để nghiền nát sản phẩm như chày, cối, máy xay và các vật liệu để đựng sản phẩm như thùng kim loại không gỉ, bao ni lông có máy hàn kín miệng sau khi đựng sản phẩm, bao xác rắn, bao tải thô, kho chứa. Khi sấy khô phải khống chế được tác dụng lên men sinh mốc của nhóm nấm mốc thì mới giữ được sản phẩm phoi, sấy khô tốt.

Thành phần hóa học của một số loại bột xanhThành phần hóa học của một số loại bột xanh Giá trị dinh dưỡng của một số loại bột xanhGiá trị dinh dưỡng của một số loại bột xanh

 

Phương pháp tiến hành

– Thức ăn xanh tươi vừa thu hoạch về được rũ sạch đất, nhặt bỏ sạch lá vàng, thối úa, sâu bệnh và các loại tạp chất rồi cắt thái thành từng đoạn nhỏ dài 5 – 7 cm (Thái bằng dao hoặc máy cắt thái cành). Cắt thức ăn xanh thành từng đoạn đều thì đẽ bảo quản và phơi khô được đồng đều hơn.

– Dùng cào để đảo đều nguyên liệu trong khi phơi 4 -6 lần/ngày.

– Xác định độ khô của nguyên liệu: Lấy bất kỳ trong đống thức ăn xanh ra một lượng, cân đủ 10 kg. Phơi bó mẫu cùng với đống thức ăn xanh. Sau khi phoi, mẫu thu được phải đạt từ 2 – 5 kg so với 10 kg mẫu thử ban đầu là đạt độ khô cần thiết để làm bột xanh. Hoặc dùng phương pháp quan sát, nếu lấy bất kỳ một mẫu nào trên sân phơi mà chỉ vò nhẹ là lá đã vỡ vụn tức độ khô đã đảm bảo.

– Giã hoặc xay hoặc nghiền nhỏ nguyên liệu đã khô thành dạng bột mịn.

– Dồn vào túi nilon, buộc chặt bảo quản nơi khô, mát, không dột thấm nước.

Phương pháp làm cao rau

– Thu hái thân, lá, ngọn các loại cây thức ăn thô xanh và các phụ phẩm tươi ngay sau khi thu hoạch như thân lá khoai lang, thân lá lạc, ngọn lá sắn,…

– Không cần phân loại mà chỉ cần chú ý cắt bỏ phần gốc quá già, nhặt bỏ phần thân, lá úa, vàng, thối.

– Rũ sạch bùn, đất, côn trùng, rác,…

– Rửa sạch, để ráo nước.

– Băm hoặc giã nhỏ.

– Vắt lấy nước, bỏ bã.

– Đun dịch rau vừa lọc được ở nhiệt độ 70 – 80°c (không cho sôi, thấy hơi bay lên nhiều nghi ngút là được).

– Khi thấy chất đặc nổi lên thành một lớp váng dầy thì vớt ngay lớp váng đó ra rổ hoặc sàng, nong, nia to mắt dầy.

– Rải đều lớp váng vừa vớt xong lên sân gạch sạch.

– Khi bóp nhẹ, váng cao đã vỡ là cao đã đạt độ khô cần thiết.

– Trộn cao đã khô vói muối đã rang theo tỷ lệ sau: 7 – 8 g muối/1 kg cao.

– Sau đó, tán nhỏ cao và muối thành bột mịn.

– Cất vào bao nilon để nơi khô ráo, dùng dần.

Cao rau có nhiều đạm và vitamin nhóm B, E, tiền vitamin D, A rất tốt cho gia súc non. Cao rau cho lợn ăn với liều lượng 50 – 60g cao rau/ngày sẽ cho mức tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn 10%. Cao rau thường được hòa với nước uống hoặc với sữa để gia súc non uống tự do giúp kích thích ngon miệng và tăng trưởng nhanh.

 

0