23/05/2018, 15:29

Bệnh phù đầu lợn con (Edema disease)

Bệnh Phù đầu là bệnh đặc trưng tổn thương hệ thống tiêu hoá, thần kinh trung ương và phù tiết dịch gây tỷ lệ chết cao ở đàn lợn con trước và sau cai sữa (80 – 100%). Bệnh này còn gọi là bệnh Phù thũng lợn con, Coli dung huyết, co giật lợn con, E.DV.. Nguyên nhân Bệnh phù đầu do trực khuẩn ...

Bệnh Phù đầu là bệnh đặc trưng tổn thương hệ thống tiêu hoá, thần kinh trung ương và phù tiết dịch gây tỷ lệ chết cao ở đàn lợn con trước và sau cai sữa (80 – 100%). Bệnh này còn gọi là bệnh Phù thũng lợn con, Coli dung huyết, co giật lợn con, E.DV..

Nguyên nhân

Bệnh phù đầu do trực khuẩn đường ruột sinh độc tố và dung huyết gây ra, thường là E. Coli chủng O. Hiện nay tại Việt Nam đã phân lập được 9 chủng thuộc serotyp O 139 và một chủng thuộc serotyp O 141.

Trong điều kiện tự nhiên, các chủng Coli gây bệnh và không gây bệnh tồn tại song song trong đường tiêu hoá của lợn. Cùng với vi khuẩn lên men sữa, chúng ức chế hệ vi khuẩn gây thối và các loại gây bệnh khác, ngoài ra còn tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K và vitamin C. Như vậy, một mặt trực khuẩn E. Coli trong chừng mực nào đó có lợi cho vật chủ, nhưng mặt khác do rất hay thay đổi đặc tính gây bệnh nên khi có điều kiện thích hợp E. Coli chủng O phát triển và gây bệnh cho lợn con. Các điều kiện đó là:

Cai sữa lợn con sớm nhưng sai kỹ thuật (cai sữa đột ngột).

– Thức ăn bị thay đổi đột ngột.

– Tập ăn cho lợn con muộn (sau 21 ngày mới cho tập ăn).

– Trong khẩu phần thiếu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B.

– Ngay sau cai sữa cho lợn con ăn thức ăn quá giàu đạm và sinh năng lượng cao, cho ăn quá no.

– Thức ăn cho lợn con bị mốc, lẫn độc tố, nhiễm khuẩn.

– Niêm mạc đưòng ruột thoái hoá, có thể là hậu quả của bệnh Phân trắng lợn con, cho nên thức ăn không hấp thụ hết tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

– Điều kiện ngoại cảnh bất lợi như chuồng nuôi lạnh, gió lùa, độ ẩm cao, môi trường xung quanh bị ô nhiễm (nước đọng nhiễm khuẩn).

Những yếu tố bất lợi nêu trên dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, làm cho trực khuẩn gây bệnh đường ruột phát triển quá mức. Chúng sinh ra chất Histamin và men Hioluronidaza làm loạn trương lực, sinh tiết nhầy và tăng độ thẩm thấu thành mạch máu: Do đó, tạo điều kiện cho í khuẩn xâm nhập vào máu sinh ra nội, ngoại độc tố gây bệnh. Những biến đổi này gây phù do lượng lớn các chất trung gian tích ở trong các cơ quan và tế bào. Hậu quả lợn bệnh bị nhiễm độc, suy giảm phản ứng miễn dịch và xuất hiện viêm cơ tim, gan, thận và các cơ quan khác. Do suy tim nên lợn bệnh đột tử.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh ngắn (khoảng 8 giờ) cho nên bệnh xảy ra rất nhanh, có khi lợn đang an uống bình thường nhung đột tử.

Bệnh Phù đầu xảy ra ở dạng điển hình và không điển hình.

Dạng điển hình: Triệu chứng điển hình là xuất hiện Hội chứng thần kinh. Lúc đầu lợn bệnh bị kích thích, co giật từng cơn, về sau liệt nhẹ rồi liệt hẳn 2 chân sau hoặc cả tứ chi. Mí mắt lợn bệnh phù, mắt nhắm, bỏ ăn, đôi lúc bị nôn và tiêu chảy. Trong mọi trường hợp lợn bệnh suy yếu hộ tim mạch, mạch đập nhanh (180 – 200 lần/phút). Lợn bệnh khó thở, thở thể ngực. Lúc đầu thân nhiệt tăng cao đến 40,2 – 41,0°C, về sau thân nhiệt giảm xuống, có khi dưới mức bình thường, lúc này lợn bệnh sắp chết.

Dạng không điển hình: Lợn bệnh bị suy nhược hệ tím mạch nặng, ủ rũ và có triệu chứng tiêu chảy. Để nhận biết bệnh Phù đầu cần lưu ý một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng dưới đây:

– Bệnh thường xảy ra ở cơ sở có điều kiện nuôi dưỡng tốt.

– Bệnh xảy ra đột ngột ở đàn lợn con trước và sau cai sữa. Con hay ăn, to béo và phát triển nhanh nhất trong đàn thường bị trước. Lợn bệnh hay nằm, không thể đúng được và ngồi tư thế “chó ngồi”. Không có hiện tượng sốt cao.

– Lợn bệnh có triệu chứng thần kinh như run, co giật. Có trường hợp đi xoay vòng theo một chiều nhất định với tư thế đẩu nghiêng, mõm hơi nghếch lên, cổ rụt lại. Trồng thực tế thường gặp lợn bệnh nghiêng đầu và đi xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ.

– Lớp biểu mô vùng trán sưng, phù quanh hốc mắt nên quan sát thấy mắt lợn bệnh như lồi ra hoặc mắt thâm.

– Khi bị sưng hầu lợn cứng hàm, kêu khó.

benh phu dau lon

– Lợn bệnh bỏ ăn, yếu, đi loạng choạng và chết rất nhanh, thường chết trong khoảng 4 – 48 giờ sau khi có triệu chứng lâm sàng. Trước khi chết lợn bệnh nằm nghiêng, co giật, cứng hàm, bốn chân bơi trong không khí, mạch yếu, co cứng như bị uốn ván, thân nhiệt hạ xuống dưới mức bình thường.

– Bệnh xảy ra có tính cục bộ, nghĩa là không xuất hiện lan tràn từ đàn này sang đàn khác hoặc trong đàn có con bị bệnh, có con không.

– Mổ khám không thấy bệnh tích điển hình vì lợn chết nhanh, dạ dày vẫn chứa đầy thức ăn. Trong một vài trường hợp phù màng treo kết tràng, màng treo ruột, xuất huyết ruột non và sưng hạch màng treo ruột.

– Bệnh tuy do vi khuẩn E. Coli gây ra nhưng không phải trường hợp nào lợn bệnh cũng tiêu chảy và ít bị sốt.

Bệnh tích

Bệnh hay gây đột tử nên ít gặp bệnh tích điển hình. Dạ dày vẫn chứa đầy thức ăn. Thành dạ dày bị phù và dày lên nên niêm mạc dạ dày dồn thành nhiều nếp gấp. Trong một số trường hớp lợn bệnh bị phù quanh hốc mắt, vành tim, màng treo ruột và sưng hạch màng treo ruột. Ruột non xuất huyết. Tế bào biểu mô niêm mạc ruột non hoại tử tràn lan.

Chẩn đoán

Dựa trên kết quả điều tra cơ bản, triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích. Điểm đặc biệt lưu ý là bệnh chỉ xảy ra ở đàn lợn trước và sau cai sữa, rất ít ở lợn lớn hơn va không có ở lợn nái, đực giống sinh sản. Bệnh xảy ra đột ngột, con to béo bị trước.

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:

Bệnh giả dại (Aujeszky): Trong bệnh này lợn bệnh cũng biểu hiện thần kinh như đi xoay vòng vô định hướng, liệt 2 chân trước, sốt cao liên tục đến 42°C. Bệnh xảy ra không những chỉ ở lợn cai sữa mà cả ở lợn con theo mẹ, lợn trưởng thành. Điểm khá đặc biệt là lợn trưởng thành có các triệu chứng tổn thương đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy dịch mũi và phần lớn tự khỏi bệnh. Trong khi đó đàn con theo mẹ bị nặng và có triệu chứng lâm sàng điển hình hơn, trong trường hợp cấp tính có thể chết 100% số đầu con. Trước khi bệnh xảy ra trong trại lợn có hiện tượng nhiều chuột chết do bệnh giả dại. Mặt khác, khi bị bệnh giả dại lợn bệnh thường đứng vói tư thế co một hoặc 2 chân trước, đầu chúi xuống, con khi bị bệnh Phù đầu lợn bị liệt một hoặc 2 chân sau, đầu có tư thế ngửng lên.

Bệnh do Listeria: Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, phần lớn lợn bệnh có triệu chứng nhiễm trùng huyết như thân nhiệt tăng (41 – 42ºC), thở nhanh (30 – 40 lần/phút), mạch đập nhanh (130 – 150 lần/phút).

Bệnh Dịch tả lợn: Trong một số trường hợp do tổn thương não nên lợn bệnh có biểu hiện thần kinh, quay cuồng, liệt 2 chân sau nên dễ nhầm với bệnh Phù đầu. Điểm khác biệt bị bênh không chỉ lợn sau cai sữa mà còn lợn lớn hơn. Lợn sốt liên tục, luôn ở mức 40 – 40°5, khi bội nhiễm có thể tăng cao hơn. Dùng kháng sinh điều trị không có hiệu quả.

Hội chứng Stress: Do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cai sữa sai kỹ thuật như cai sữa đột ngột và chuyển qua nuôi chuồng hoàn toàn mới, thiếu nước uống, chuyển đột ngột từ thức ăn lỏng qua thức ăn khô. Ghép đàn liên tục, vi phạm qui trình tiêm phòng và lấy máu, để lợn nhịn đói lâu, tiếng ồn cơ khí như hàn, gò,… Triệu chúng chính lợn đột ngột yếu, kích thích hoặc ủ rũ, lồng lên phía trước hoặc đi xoay vòng. Tím da tai, phần dưới chân, chỏm đuôi hoặc phần bụng dưới. Một số khó thở, co giật dẫn đến chết.

Như vậy, điểm qua triệu chứng lâm sàng Hội chứng Stress vừa giống bệnh Phù đầu vừa giống bệnh Dịch tả cho nên cần kiểm tra toàn diện mới chẩn đoán được bệnh. Đây là bệnh điều trị khỏi bằng cách dùng thuốc an thần, tiêm Calci – Mg – B6, điều trị theo triệu chứng.

Bệnh Tai xanh: Trong một số trường hợp, khi bị bệnh Tai xanh lợn bệnh cũng có triệu chứng thần kinh như liệt 2 chân sau, đi xoay vòng. Điểm khác biệt trong vòng vài ngày cả đàn bị bệnh. Lợn bệnh sốt kéo dài hàng tuần, đỏ dã toàn thân, giảm hoặc bỏ ăn, uống và kèm nhiều triệu chứng khác như mô tả ở phần “Bệnh Tai xanh” trong quyển sách này.

Điều trị

Vì thời gian ủ bệnh rất ngắn, lợn hay chết đột ngột nên nếu trong đàn có con bị bệnh phải gấp rút điều trị cả đàn càng sớm càng tốt.

Lợn bệnh chết do mấy nguyên nhân sau:

– Nhiễm độc toàn thân, đặc biệt hệ thần kinh trung ương gây co giật, phù nề.

– Loạn khuẩn đường ruột.

– Truỵ tim mạch và rối loạn các chức năng.

Do đó để đạt hiệu quả điều trị cao đồng thời thực hiện 2 biện pháp sau:

Hộ lý

– Nhốt toàn đàn ở chỗ tối, tránh tiếng ồn để lợn bệnh không bị kích thích. Để lợn nằm chỗ êm tránh xây xước khi co giật.

– Cho toàn đàn nhịn ăn cám công nghiệp 1 – 2 ngày, có thể cho ăn cháo gạo hoặc thức ăn nghèo dinh dưỡng, nhiều chất xơ, hạn chế đạm, nhưng giảm lượng thức ăn (cho ăn đói) và chia làm 4 – 5 lần/ngày. Cho lợn uống nước đầy đủ và cho ăn rau tươi sạch, nhiều chất xơ (dây khoai lang) để tăng nhu động ruột đẩy phân kèm vi khuẩn ra ngoài.

– Trường hợp đàn lợn đông, máng ăn ít (không đủ cho cả đàn ăn một lúc), tăng cường thêm máng ăn hoặc san nhỏ đàn.

– Vì lợn bệnh bị phù nên không sử dụng các chất điện giải và hạn chế sử dụng sản phẩm chứa Dexamethasol, vì nó tích nước càng làm cho lợn phù thêm.

Dùng thuốc điều trị

Thực hiện đồng thời với biện pháp hộ lý nêu trên và can thiệp càng sớm hiệu quả điều trị càng cao. Điểm lưu ý cần cho lợn nhịn đói 1 – 2 ngày. Điều trị liên tục 3 ngày.

Cách 1:

– Cho toàn đàn ăn/uống kháng sinh Pharmequin, 10g/200 kgP/lần, 2 lần/ngày hoặc 1g/lít nước uống.

– Kết hợp tiêm bắp kháng sinh Phar – S.P.D, 1ml/10kgP/lần, 2 lần/ngày. 1 – 2 mũi đầu tiêm cho cả đàn, sau đó chỉ tiêm cho con ốm.

– Phối hợp tiêm bắp Calci – Mg – B6 với Phar – nalgin C theo tỷ lệ 1/1, 10ml/con/lần, 1 – 2 lần/ngày.

Cách 2:

– Cho toàn đàn ăn/uống kháng sinh Ampi – col hoặc Pharamox, 1g/20kgP/lần, 2 lần/ngày hoặc 1g/lít nước.

– Phối hợp tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl – L.A với 1ml Pharseptyl – L.A cho 10 – 20kgP, 1 lần/ngay. 1 – 2 mũi đầu tiêm cho cả đàn, sau đó chỉ tiêm cho con ôm.

– Phối hợp tiêm bắp Calci – Mg – B6 với Phar – nalgin c theo tỷ lệ 1/1, 10ml/con/lần, 1 – 2 lần/ngày.

Chú ý:

– Nếu lợn bệnh có hiện tượng phù nặng cần tiêm thêm Furo – pharm với liều 1 – 2ml/con/lần.

– Sau khi điều trị khỏi không cho đàn lợn ăn no ngay, mà cho ăn từ ít đến nhiều để đến ngày thứ năm đạt khấu phần bình thường.

– Trong quá điều trị cho cả đàn ăn/uống men tiêu hoá sống như Pharbiozym, Pharselenzym hoặc Phartizym – B.S.A liên tục trên 7 ngày, lợn bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, không tái nhiễm bệnh Phù đầu.

– Điểm lưu ý quan trọng nhất trong điều trị bệnh Phù đầu lợn con là đối với những con ốm phải cho nhịn ăn, những con còn lại cho ăn đói, sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng trong vòng 1 – 2 ngày, sau khi điều trị khỏi cho đàn lợn ăn từ ít đến nhiều, chuyển dần trong vòng 3 – 4 ngày. Phải điều trị cả đàn như trình bày ở trên, con biểu hiện lâm sàng cần dùng thuốc tiêm mới đạt hiệu quả cao.

– Trong điều trị nếu cùng lúc dùng hai loại thuốc kháng sinh sẽ xảy ra tương tác thuốc hoặc là giảm hoặc là tăng tác dụng (hiệp đồng) của nhau. Trong hai cách trên vừa sử dụng kháng sinh cho cả đàn (cả con khoẻ và con ốm) ăn/uống vừa dùng kháng sinh tiêm những con ốm là để tiết kiệm thời gian và điều trị dự phòng cho con khoẻ, đồng thoi tạo tác dụng hiệp đồng. Bởi vậy trong hai cách này (và các cách khác) không được phối hợp kháng sinh uống ở cách này với kháng sinh tiêm ở cách khác.

Phòng bệnh

Hiện nay ở Việt Nam đã chế được vacxin chuồng (autovacxin) phòng bệnh Phù đầu nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh dưới đây bệnh cũng rất ít xảy ra.

Tập ăn sớm cho lợn con

Phải dùng cám công nghiệp và tập cho lợn con ăn từ 5 – 7 ngày tuổi. Có nhiều cách tập cho lợn con ăn nhưng cần kiên trì và tuỳ thói quen của từng đàn. Lúc đầu, trước mỗi lần bú dùng nước ấm làm ướt cám tập ăn bôi vào vú lợn mẹ để tạo điều kiện cho đàn con quen dần với thức ăn mới. Về sau rắc cám tập ăn vào máng lợn con, ít một và cứ 1 – 2 giờ bỏ máng ra ngoài 30 phút, lượng cám thừa và ướt đổ cho lợn vỗ béo ăn. Cách này có nhược điểm tốn thời gian bôi và dễ làm bẩn bầu vú lợn nái gây bệnh tiêu chảy cho đàn con. Kinh nghiệm cho thấy, vài ngày đầu có thể cho số viên cám vào máng tập ăn tương ứng với số lợn con, cứ 1 – 2 giờ bỏ ra ngoài 30 phút rồi tiếp tục cho vào tậpăn như trên sẽ cho kết quả tốt.

Chú ý:

– Lượng cám thừa và bị ướt chuyển cho lợn vỗ béo trên 15 kg thể trọng ăn, không được cho nái nuôi con ăn, nếu không chất lượng sữa thay đổi gây tiêu chảy ở đàn con. Mặt khác theo tập tính đàn lợn con thích khẩm phá vật lạ, cho nên nếu dùng máng có màu rực rỡ (vàng, đỏ…) dễ thu hút đàn con tiếp xúc vói cám tập ăn hơn.

– Không được để cám trong máng tập ăn quá 4 giờ, vì sau thời gian đó vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy dễ phát triển.

Cai sữa từ từ

– 4 ngày trước khi cai síỉa giảm dần số lần cho bú, tăng lượng cám tập ăn.

– Sau cai sữa vẫn tiếp tục cho ăn cám tập ăn thêm ít nhất một tuần (lâu hơn càng tốt), sau đó chuyển dần cho lợn ăn cám sau cai sữa, nhưng chuyển dần trong vòng 4 ngày như sau:

Nếu cai sữa lúc 21 ngày tuổi cần tiếp tục cho đàn lợn ăn 100% cám ăn tập ăn đến 28 ngày tuổi (hoặc lâu hơn):

Ngày thứ 29: 3/4 cám tập ăn + 1/4 cám cai sữa.

Ngày thứ 30: 1/2 cám tập ăn + 1/2 cám cai sữa.

Ngày thứ 31: 1/4 cám tập ăn + 3/4 cám cai sữa.

Ngày thứ 32: 100% cám cai sữa.

Chú ý:

– Nếu đàn con yếu hoặc trời lạnh quá có thể lùi thời điểm cai sữa đến 25 ngày tuổi (hoặc muộn hơn).

– Sau cai sữa vẫn xảy ra bệnh Phù đầu (hoặc tiêu chảy) thì sau khi tách mẹ cần tiếp tục cho đàn con ăn cám tập ăn thêm 10 – 15 ngày rồi mới chuyển qua cho ăn cám của lợn cai sữa. Tránh hiện tượng để tiết kiệm tiền một số người chăn nuôi trước khi cai sữa đã cho lợn con ăn cám sau cai sữa nên lợi bất cập hại, lợn con bị bệnh và chết nhiều hơn.

Các biện pháp khác

– Sau cai sữa giữ đàn con lại nơi cũ nuôi 15 ngày. Nếu bí chuồng đẻ cũng phải giữ lại ít nhất 7 ngày. Còn nái nuôi con chuyển đi nơi khác, càng xa chuồng lợn con càng tốt.

– Tuyệt đối không được tắm cho lợn con cai sữa, hạn chế tối đa rửa chuồng trại, kể cả mùa hè, nhưng phải dọn sạch phân.

– Không nên nhốt quá 20 con trên một ô chuồng.

Đảm bảo đủ máng ăn cho lợn sau cai sữa. Nếu dùng máng tự động, lúc bé có thể cả đàn lợn cùng ăn một lúc, nhưng lớn lên một số vào ăn được, số khác phai chờ nên có con đói chậm lớn, con ăn no quá dễ bị bệnh Phù đầu, do đó trong đàn có hiện tượng lớn không đồng đều. Để khắc phục hiện tượng này hoặc bổ sung máng tự động để cả đàn có thể ăn cùng một lúc, hoặc dùng thêm máng xây, hoặc lúc đầu đổ thêm cám ra sàn để cả đàn cùng được ăn, sau đó chỉ đổ cám vào máng tự động. Đây là một trong những kinh nghiêm quí để khai thác tối đa khả năng tăng trọng của lợn. Có trường hợp trong 1 ô chuồng nuôi hơn 40 lợn cai sữa nhưng chỉ dùng 1 máng tự động (loại 40kg thức ăn/máng), nghĩa là chỉ nữa non số lợn có thể vào ăn một lúc, nên bệnh Phù đầu liên tục xảy ra. Sau khi được tư vấn san nhỏ đàn và tăng máng ăn, kết hợp cho ăn/uống men tiêu hóa Pharbiozym (2g/lít nước hoặc 4g/kg thức ăn) bệnh Phù đầu chấm dứt và đàn lợn khỏe dần lên.

– Tốt nhất trong giai đoạn cai sữa cũng như chuyển qua khu vực chăn nuôi mới, cho đàn lợn con ăn/uống thuốc chống stress (Dizavit – plus, 2g/lít nước hoặc 4g/kg thức ăn).

– Một trong những biện pháp mang lại hiệu quả phòng bệnh cao là trong giai đoạn cai sữa cho đàn lợn con ăn/uống một trong các loại kháng sinh như Ampi – col, Pharmequin, Pharcolivet, Pharamox, Dia – pharm, Pharmpicin… Cho đàn lợn ăn/uống kháng sinh bắt đầu một ngày trước khi cai sữa (hoặc chuyển cám khác) và kéo dài 3 – 5 ngày. Kết hợp cho cả đàn ăn/uống trên 7 ngày men tiêu hoá sống như Pharbiozym, Pharselenzym hoặc Phartizym – B.S.A.

– Tiêm phòng vacxin đầy đủ, đúng quy trình.

Bệnh Phù đầu xảy ra không chỉ ở đàn con trưóc và sau cai sữa, mà còn xảy ra ở đàn lợn con mổi bắt từ nơi khác về nuôi (loại 15 – 20kg) do môi trường, đặc biệt thức ăn bị thay đổi đột ngột. Cho nên lợn mới bắt về không cho ăn ngay, mà cho uống nước tự do, có thể cho ăn rau có tính nhuận tràng hoặc một ít thức ăn mới, nhiều xơ. Sang ngày hôm sau mới cho ăn bình thường, nhưng cho ăn ít một và chia làm nhiều lần trong ngày, Cho ăn/uống thêm kháng sinh hoặc men tiêu hoá như trên sẽ đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

– Sau mỗi lứa lợn dọn vệ sinh sạch sẽ, phun sát trùng toàn bộ chuồng nuôi hoặc quét nước vôi đặc lên nền chuồnệ và tường. Sau khi sát trùng để trống chuồng trại tối thiểu 5 ngày. Lưu ý, nếu vừa quét vôi vừa phun sát trùng thì cần phun trước, quét vôi sau mới đạt hiệu quả tẩy trùng cao.

Tóm lại, bệnh Phù đầu xảy ra chủ yếu do chăm sóc nuôi dưỡng và cai sữa không đúng kỹ thuật. Cho nên phòng bệnh Phù đầu hữu hiệu nhất là cho lợn con tập ăn sớm, không cai sữa đột ngột và ngay sau cai sữa không cho ăn quá no, thức ăn của lợn con phải đảm bảo dinh dưỡng.

0