04/06/2018, 09:07

Cây bạc hà có tác dụng gì và những bài thuốc dân gian hay

Bạc hà có rất nhiều tác dụng đối với đời sống của con người. Vậy cây bạc hà có tác dụng gì . Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu được những tác dụng vô cùng bất ngờ mà cây bạc hà mang lại. Tìm hiểu chung về cây bạc hà Mô tả cây bạc hà Phân bố, thu hoạch và chế biến Thành phần hóa ...

Bạc hà có rất nhiều tác dụng đối với đời sống của con người. Vậy cây bạc hà có tác dụng gì. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu được những tác dụng vô cùng bất ngờ mà cây bạc hà mang lại.

  • Tìm hiểu chung về cây bạc hà
    • Mô tả cây bạc hà
    • Phân bố, thu hoạch và chế biến
    • Thành phần hóa học
    • Tác dụng dược lý của cây bạc hà
  • Tác dụng của cây bạc hà
  • Lưu ý khi sử dụng bạc hà
  • Một số hình ảnh về cây bạc hà

Tìm hiểu chung về cây bạc hà

Mô tả cây bạc hà

Cây bạc hà còn có tên gọi khác là bà hà, anh sinh, bạt đài, kê tô,… Tên khoa học là Mentha Arvensis Lin, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Bạc hà là loại cây thảo sống lâu năm.

Thân cây bạc hà hình vuông, có màu tím tía hoặc màu xanh lục, có chiều cao từ 25 đến 50cm. Thân được chia làm hai loại là thân đứng và thân bò. Thân đứng mang lá còn thân bò mang rễ. Lá cây bạc hà hình đứng hoặc hình bầu dục, mọc đối xứng với nhau, mép lá hình khé răng đều.

cây bạc hàCây bạc hà còn có tên gọi khác là bà hà, anh sinh, bạt đài, kê tô,

Hoa của cây bạc hà có màu trắng hoặc tím hồng, hồng. Hoa mọc thành từng vòng tụ tập ở kẽ lá. Lá bắc hình dùi, nhỏ. Đài hình chuông, có 5 răng đều nhau, tràng có ống ngắn, phiến tràng chia thành 4 phần gần ngang nhau, ở phía trong có 1 vòng lông, chi nhụy nhắn, 4 nhụy bằng nhau. Quả bế 4 hạt. Những bộ phận nằm trên mặt đất mang 2 loại lông gồm lông bài tiết tinh dầu và lông bảo vệ. Độ tháng 7 đến 10 là mùa hoa quả.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây bạc hà được trồng ở khắp mọi nơi trải dài trên đất nước Việt Nam. Lá bạc hà thường được sử dụng để trị ho cho trẻ nhỏ rất hiêu quả.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây bạc hà gồm Menthone, Menthol, Camphene, Menthyl Acetate, Isomenthone, Limonene, Menthenone, Pinene, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, d-Neomenthol, Piperitone, Pulegone (Trung Dược Học), Piperitenone. Tinh dầu là hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà có tỷ lệ trung bình từ 0,5-1% nhiều lúc lên đến 1,3-1,5%.

Trà bạc hà rất tốt cho cơ thể.

Bạc hà tím trồng tại Việt Nam chứa 1,82% hàm lượng tinh dầu, có lúc lên đến 3%, trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam người ta xác định được 23 thành phần gồm Myrcen 0,47%, a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, P.Cymol 0,09%, Limonen 4,5%, Menthol 5,8%, Oetanol 3 – 3,2%, Menthyl Acetat 1,6%, (-)  Menthol 10,1%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5%, Piperiton 4%.

Di thực vào Việt Nam tinh dầu Mentha Arvensis chứa Myrcen, – a Pinen, Sabinen, Cineol, Limonen, Menthol, Methylheptenon, Menthyl Acetat, Isomenthol, Isomenthol, Pulegon, Neomenthol.

Tác dụng dược lý của cây bạc hà

Cây bạc hà có khả năng kháng khuẩn , ức chế đau, tác dụng đối với cơ trơn, ức chế tuần hoàn hô hấp, tác dụng tới nhiệt độ cơ thể. Đặc biệt là tính sát khuẩn rất mạnh.

Tác dụng của cây bạc hà

Trị chứng mắt toét

Ngâm bạc hà với gừng qua đêm rồi đem đi sấy khô tám nhuyễn thành bột mịn. Mỗi ngày pha khoảng 4g với nước để rửa mắt.

cây bạc hà.Bạc hà dùng để trị chứng mắt toét rất hiệu nghiệm.

Điều trị mụn nhọt

Lấy khoảng 20-30g bà hà (khoảng 1 nắm to) ngâm cùng với 200ml rượu, phơi khô rồi ngâm tiếp 3 đêm rồi lại đem đi sấy khô; 10 trái tạo giáp đem bỏ vỏ đen, mang tẩm dấm rồi nướng cho vàng. Cả 2 loại mang tán bột viên hoàn cỡ hạt ngô đồng, uống mỗi lần 20 viên trước mỗi bữa ăn, nếu là trẻ em thì dùng nửa liều.

Trị ong chích

Trường hợp bị ong chích bạn chỉ cần giã nhỏ lá bạc hà đắp lên chỗ ong đốt.

Trị đau mắt đỏ

4g anh sinh, 8g cát cánh, 8g phòng phong, 12g cương tằm, 12g kinh giới, 8g cam thảo 8g mang sắc uống.

Làm đẹp và giảm cân

Bạc hà có tác dụng làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt là giảm cân bởi bạc hà có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh, kích thích hệ tiêu hóa và tăng hoạt động trao đổi chất. Không chỉ vậy bạn hà giã nát trộn với mật ong còn có tác dụng giúp se khít lỗ chân lông và làm sạch da rất hiệu nghiệm.

cây bạc hàTình dầu bạc hà trị hen suyễn rất hiệu quả.

Trị hen suyễn, viêm xoang

Bạc hà có khả năng chống viêm rất tốt. Vì vậy, khi bị viêm xoang hay hen suyễn chỉ cần sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc dùng lá bạc hà tươi pha với nước sôi để xông mũi sẽ giúp làm sạch xoang và chống viêm nhiễm.

Xua đuổi côn trùng, khử mùi hôi trong nhà

Tương tự như tinh dầu hương nhu thì tinh dầu bạc hà pha loãng phun trong nhà giúp xua đuổi côn trùng hoặc cho vài giọt vào máy xông hơi hay máy khuếch tán giúp khử sạch mùi hơi, tạo cảm giác thoải mái và sảng khoái.

Lưu ý khi sử dụng bạc hà

Những trường hợp sau đây không nên sử dụng bạc hà:

  • Những người mới bị ngứa, đổ mồ hôi do khí hư thì tuyệt đối không nên sử dụng.
  • Người dễ bị lạnh, tự đổ mồ hôi.
  • Uống nhiều và lâu dễ ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt những người mới khỏi bệnh, nội thương, âm hư.
  • Người bị cao huyết áp, suy nhược cơ thể, gầy yếu, táo bón.

Một số hình ảnh về cây bạc hà

cây bạc hàBạc hà có hai loại là bạc hà bắc và bạc hà nam cây bạc hàBạc hà có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. cây bạc hàBạc hà được sử dụng để điều chế tinh dầu bạc hà
0