04/06/2018, 09:04

Cây rau má và 13 tác dụng tuyệt vời trong dân gian

Rau má không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm mà còn có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. Vậy cây rau má là gì và tác dụng của cây rau má đối với đời sống con người như thế nào?. Cây rau má là gì? Đặc điểm Phân bố, chế biến Thành phần hóa học Tác dụng dược lý Tác dụng của cây rau má Hạ ...

Rau má không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm mà còn có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. Vậy cây rau má là gì và tác dụng của cây rau má đối với đời sống con người như thế nào?.

  • Cây rau má là gì?
    • Đặc điểm
    • Phân bố, chế biến
    • Thành phần hóa học
    • Tác dụng dược lý
  • Tác dụng của cây rau má
    • Hạ sốt
    • Tăng trí nhớ
    • Hỗ trợ bệnh nhân tim mạch
    • Làm đẹp da
    • Chữa lành vết thương
    • Giảm căng thẳng
    • Chữa mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa
    • Trị chứng vàng da
    • Chữa táo bón
  • Một số bài thuốc đông ty điều trị bệnh từ rau má
  • Một số tác dụng phụ khi sử dụng rau má
  • Một số hình ảnh của cây rau má

Cây rau má là gì?

Đặc điểm

Rau má còn có tên gọi khác đó là tích tuyết thảo, lôi công thảo. Là loài cây thân thảo, có nguồn gốc xuất xứ từ Australia. Rau má có màu xanh lục, dạng thân bò lan chứ không thẳng đứng. Rễ thường mọc tại các mắt trên thân cây rau má. Lá hình thận, cuống dài màu xanh, đỉnh lá tròn, gân lá dạng hình chân vịt trơn nhẵn. Lá mọc ra từ cuống, độ dài từ 5-20cm. Rễ có các thân rễ, mọc thẳng đứng.

Hoa rau má mọc thành những tán nhỏ và gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần bởi 2 lá màu xanh. Hoa có 2 vòi nhụy và 5 nhị, với 5-6 thùy tràng hoa và là hoa lưỡng tính.

Phân bố, chế biến

Cây rau má có nguồn gốc từ Australia, phân bố chủ yếu khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Còn ở Việt Nam thì rau má mọc ở khắp mọi nơi, nhất là những khu vực ẩm ướt. Cây rau má thường phát triển mạnh nhất là vào thằng 4 đến 6 hàng năm.

Thành phần hóa học

cây rau máRau má có nguồn gốc từ Australia.

Rau má có chứa các thành phần như: Triterpen, hợp chất polyacetylen, tinh dầu, flavonoid (kaempferol, quercetin), steroid (β- sitosterol, stigmasterol, campestrol).

Tác dụng dược lý

Theo đông y, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được 3 kinh đó là can, tỳ và thận. Người ta thường sử dụng rau má để thanh lọc và giải nhiệt cơ thể. Ngoài ra, ra máu còn có tác dụng chữa lành các vết thương bị nhiễm trùng như các vết bỏng.

Tác dụng của cây rau má

Hạ sốt

Rau má có tác dụng hạ sốt nhanh chóng. Bạn chỉ cần lấy rau má rửa sạch rồi vò nát, cho nước vào đun nhỏ lửa khoảng 15 phút. Sau đó gạn lấy phần nước để nguội cho trẻ uống. Cách 1 tiếng cho uống vài thìa trẻ sẽ hạ sốt nhanh chóng.

Tăng trí nhớ

Bột rau má pha cùng sữa có tác dụng tăng cường trí nhớ

Ngoài hạ sốt rau má còn có tác dụng tăng trí nhớ. Rau má mua về phơi hoặc sấy khô rồi nghiền thành bột mịn pha với sữa uống. Biện pháp này rất tốt cho những người già bị suy giảm trí nhớ, thị lực yếu, kém tập trung.

Hỗ trợ bệnh nhân tim mạch

Đối với những bệnh nhân bị tim mạch rau má giúp lưu thống máu trong cơ thể, các bệnh về tim như giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch. Người bị thừa cân béo phì, xơ vữa động mạch máu ăn rau má sẽ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

Làm đẹp da

Rau má chính là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên dành tặng cho chị em phụ nữ trong việc chăm sóc da. Bạn chỉ cần rửa sạch rau má sau đó xay nhỏ rồi vắt lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng chống lão hóa da, dưỡng ẩm, ngừa mụn, trị thâm sẹo trên da.

cây rau máRau má có tác dụng làm đẹp da.

Chữa lành vết thương

Hoạt chất triterpenoids trong rau má có công dụng tăng chữa lành vết thương nhanh chóng, tăng cường vận chuyển máu và chống oxy hóa tại vị trí có vết thương.

Giảm căng thẳng

Ngoài tác dụng chữa lành vết thương hoạt chất triterpenoids còn giúp tăng cường chức năng tâm thần, làm giảm bớt sự lo lắng, mệt mỏi.

Chữa mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa

giã nhỏ 50g rau má và 50g lá gấc đã rửa sạch cùng với một chút muối. Tiếp theo đắp lên mặt 2 lần mỗi ngày cho tới khi nào khỏi thì dừng. Bạn cũng có thể dùng rau má để xay lấy nước uống.

Trị chứng vàng da

Rửa sạch 50g rau má, 50g lá ngải cứu đun với nước uống hàng ngày sẽ giúp làm giảm chứng vàng ra một cách hiệu quả và rõ rệt.

Chữa táo bón

Cây rau máRau má có tác dụng chữa táo bón rất hiệu quả.

Để chữa táo bón bằng rau má bạn có thể theo 2 cách

  • Rau má rửa sạch, giã cùng với một chút muối rồi chế thêm một chút nước. Tiếp theo vắt lấy nước để uống.
  • 100 mỗi loại rễ cây ngải cứu, rau má, rễ mơ lông, rễ cỏ may, đem sao vàng hạ thổ, sắc uống ngày 2 lần cho tới khi hết táo bón.

Một số bài thuốc đông ty điều trị bệnh từ rau má

Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.

Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 – 3 lần trong 5 ngày liền.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng rau má

rau máRau má cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.

Bên cạnh những mặt lợi và tác dụng mà rau má mang lại thì vẫn tồn tại những tác dụng phụ nếu sử dụng rau má không đúng cách.

  • Nếu sử dụng rau má quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao.
  • Rau má có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em nên tránh xa loại rau này.
  • Rau má có thể gây nên các tác dụng phụ như co giật, buồn ngủ.

Một số hình ảnh của cây rau má

cây rau máRau má có khẳ năng chữa bệnh ung thư rất hiệu nghiệm rau máRáu nấu canh tôm hoặc thịt cho ngày hè nắng nóng cây rau máNước rau má có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa của da
0