Cây rau ngót và 16 tác dụng hay khiến nhiều người ngỡ ngàng
Cây rau ngót là loại cây rất quen thuộc. Không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm mà còn có tác dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng rau ngót không đúng cách cũng sẽ gây tới những tác hại không mong muốn. Cây rau ngót là gì? Đặc điểm Phân bố Thành phần hóa học Tác dụng dược lý ...
Cây rau ngót là loại cây rất quen thuộc. Không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm mà còn có tác dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng rau ngót không đúng cách cũng sẽ gây tới những tác hại không mong muốn.
- Cây rau ngót là gì?
- Đặc điểm
- Phân bố
- Thành phần hóa học
- Tác dụng dược lý
- Tác dụng của cây rau ngót
- Tác dụng phụ khi sử dụng rau ngót
- Gây mất ngủ
- Gây xảy thai
- Gây cản trở quá trình hấp thụ photpho và canxi
- Một số hình ảnh của cây rau ngót
Cây rau ngót là gì?
Đặc điểm
Cây rau ngót còn có tên gọi khác là bù ngót, hắc diện thần, bồ ngót. Tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, thuộc họ nhà Thầu dầu Euphorbiaceae.
Thân cây nhỏ, mọc thẳng đứng có nhiều cành. Cây có chiều cao khoảng từ 0,5 đến 2m. Tuy nhiên, chiều cao phổ biến của loại cây này chỉ từ 0,5 đén 1m. Thân cây có màu xanh lục, lá mọc so lé nhau, phiến lá hình bầu dục hoặc trứng dài. Hoa đực mọc thành xim đơn ở phía dưới tại kẽ lá, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
Phân bố
Hiện nay rất nhiều trồng rau ngót để bánRau ngót trước đây là cây mọc hoang. Nhưng hiện nay rất nhiều người đã trồng loại cây này. Thứ nhất là để làm thực phẩm. Thứ hai là để điều trị một số bệnh trong đời sống.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu thì thành phần hóa học của rau ngót nếu sử dụng để làm thuốc thì chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, trong rau ngót có chứa 3,4% gluxit, 5,3% protit, 2,4% tro trong đó chủ yếu là vitamin C (185mg%), photpho (64,5mg%), canxi (169m%). Rau ngót chứa rất nhiều axit amin thiết yếu, cứ 100g rau thì có 0,13g metionin, 0,16g lysin, 0,25g phenylalanin, 0,05g tryp-tophan, 0,17g valin, 0,34g treonin, 0,17g izoleuxin và 0,24g leuxin. Trong cây rau sắng cùng họ với bồ ngót có hàm lượng protit lớn hơn (6,5%), còn thành phần axit amin gồm 0,19g metionin, 0,23g lysin, 0,25g phenylalanin, 0,08g tryptophan, 0,22g valin, 0,45g treonin, 0,23g izoleuxin và 0,26g leuxin.
Tác dụng dược lý
Rau ngót sử dụng để chữa nhiều bệnh không ngờRau ngót không chỉ được sử dụng để nấu canh mà còn được sử dụng để chữa bệnh.
- Rau ngót giúp chữa sót nhau ở những phụ nữ sau sinh. Đối với những phụ nữ sau sinh phi sót nhau chỉ cần giã nát 40g rau ngót đã rửa sạch. Sau đó cho vào 100ml nước đã đun sôi để nguội. Gạn lấy nước và chia làm 2 lần uống. Mỗi lần uống cách nhau khoảng 20 phút. Nhau thai xong xót sẽ ra ngoài sau khi uống được từ 15 đến 20 phút.
- Đối với những người chậm kinh thì chỉ cần giã lá rau ngót rồi đắp vào gan bàn chân cũng đem lại hiệu quả.
Tác dụng của cây rau ngót
Trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Rau ngót có tác dụng trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 30g rau ngót, 30g bầu đất và bầu dục lợn nấu làm canh cho trẻ ăn.
Trị đái dầm: Để trị đái dầm bạn chỉ cần lấy 40g rau ngót rửa sạch rồi giã nhuyễn, chế thêm vào một tí nước sôi để nguội. Gạn lấy nước rồi chia làm 2 lần uống. Mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
Rau ngót trị đái dầm ở trẻ nhỏ hiệu quả.Trị tưa lưỡi: Đây được xem như loại thần được trị tưa lưỡi ở trẻ nhỏ hiệu quả mà an toàn. Lấy 10g lá rau ngót rửa sạch rồi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước rau ngót lên lưỡi, lợi và vòm miệng của trẻ.
Sưng nhức bàn chân: Giã nhỏ lá rau ngót rồi cho thêm chút nước muối loãng. Đắp vào chỗ chân bị sưng nhức.
Chảy máu cam: Đối với những người bị nóng trong thì thường xuyên xảy ra hiện tượng chảy máu cam. Bạn chỉ cần rửa sạch rau ngót sau đó giã nhỏ rồi cho thêm đường vào rồi pha nước uống. Phần bã còn lại cho vào bông nhét vào mũi.
Nám da: Giã lá rau ngót, cho thêm chút đường, đắp lên vùng da bị nám từ 20-30 rồi rửa sạch.
Thanh nhiệt: Dùng lá rau ngót nấu canh ăn sẽ giúp làm mát cơ thể từ bên trong.
Lợi sữa, tốt cho phụ nữ sau khi sinh: Rau ngót giúp lợi sữa, giúp tăng lượng sữa nhờ hợp chất sterols có tính chất estrogen. Tốt cho phụ nữ sau sinh vì có công dụng giải độc, thanh mát, vị ngọt, thanh lọc, ít chất béo, lợi tiểu, nhiều vitamin C, điều chỉnh nồng độ cholesterol, giàu đạm thực vật, giàu chất xơ, bổ dưỡng.
Lợi sữa, tốt cho phụ nữ sau khi sinhGiảm cân: Nếu muốn giảm cân thì rau ngót chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Bởi rau ngót chưa rất ít calo mà còn có khả năng sinh ra nhiệt thấp.Bạn có thể nấu canh rau ngót hoặc uống nước ép rau ngót đều được.
Tác dụng phụ khi sử dụng rau ngót
Gây mất ngủ
Theo nhiều nghiên cứu thì ăn rau ngót sẽ dẫn đến tác dụng phụ là mất ngủ, khó thở và kém ăn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ biến mất sau 1 ngày dừng sử dụng rau ngót.
Gây xảy thai
Đối với những trị em phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn rau ngót quá nhiều. Bởi hàm lượng papaverin cao có tác dụng làm co thắt cơ trơn tử cung, nên việc sử dụng rau ngót rất dễ gây sảy thai.
Tuy nhiên, những phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn rau ngót những không được ăn quá nhiều và thường xuyên.
Gây cản trở quá trình hấp thụ photpho và canxi
Quá trình trao đổi chất của rau bồ ngót hình thành nên glucocorticoid có khả năng cản trở quá trình hấp thụ photpho và canxi có trong rau ngót và của các thực phẩm ăn kèm với rau ngót.