Cây lá lốt và 12 công dụng tuyệt vời không ngờ
Từ xa xưa trong dân gian đã biết sử dụng cây lá lốt để chế biến món ăn và để làm thuốc. Sau đây là 12 công dụng tuyệt vời không ngờ của cây lá lốt mà ít người biết tới. Lá lốt là cây gì? Mô tả cây lá lốt Phân bố, thu hoạch và chế biến Thành phần hóa học Tác dụng dược lý Tác dụng của ...
Từ xa xưa trong dân gian đã biết sử dụng cây lá lốt để chế biến món ăn và để làm thuốc. Sau đây là 12 công dụng tuyệt vời không ngờ của cây lá lốt mà ít người biết tới.
- Lá lốt là cây gì?
- Mô tả cây lá lốt
- Phân bố, thu hoạch và chế biến
- Thành phần hóa học
- Tác dụng dược lý
- Tác dụng của cây lá lốt
- Các món ăn chế biến từ lá lốt
- Một số hình ảnh cây lá lốt
Lá lốt là cây gì?
Mô tả cây lá lốt
Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, thuộc họ nhà tiêu. Cây lá lốt vừa có thể sử dụng để làm thảo được trị bệnh vừa có thể sử dụng để chế biến món ăn. Cây thường mọc ở những nơi ẩm ướt tại các vùng trung du và miền núi. Cây thường bò sát đất có chiều dài khoảng từ 20 đến 40cm. Thân cây có lông và phồng lên tại các mấu.
Lá của cây lá lốt hình tim, mọc đơn, nhẵn, mọc so le nhau, gân lá chằng chịt hình mạng lưới. Cuống lá có bẹ ở gốc. Hoa mọc ở kẽ lá, quả mọng chỉ một hạt duy nhất.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Lá lốt trồng ở khắp mọi nơiCây lá lốt được trồng ở rất nhiều nơi. Cây thường mọc ở những vùng ẩm ướt. Hiện nay, đã có rất nhiều người trồng lá lốt để làm thuốc. Cây lá lốt có thể dùng tươi hoặc phơi khô lên để dùng đều được.
Thành phần hóa học
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại của cây lá lốt và thân cây có chứa :
– những alcaloïdes,
– những flavonoïdes,
– và tinh dầu.
Lá và thân chứa các alcaloïdes và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophyllen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat
Tác dụng dược lý
Trong đông y lá lốt được sử dụng để trừ lạnh vì có tính ấm, hơi cay. Có tác dụng làm ấm bụng, mũi chảy nước tanh kéo dài, lau lưng đau chân, đầy hơi, khó tiêu.
Trong dân gian lá lốt còn thường kết hợp cùng với rễ bưởi bung, xương sông, rễ cỏ xước nấu nước ngâm chân tay hoặc nấu nước uống trị chứng đau bụng do lạnh.
Thời gian gần đây trong dân gian nhiều người còn truyền tai nhau rằng cây lá lốt còn có tác dụng chữa bệnh gút.
Lá lốt được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau rất hiệu quảTác dụng của cây lá lốt
Chữa đau lưng, bàn chân tê buốt
50 g rễ lá lốt tươi, 50g rễ bưởi bung, 50g rễ cây vòi voi, 50g rễ cỏ xước đem đi sao vàng, sắc lấy nước rồi chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa phong thấp
Rễ lá lốt, dây chìa vôi, cỏ xước, hoàng lực, độc lực, đơn gối hạc, hạt xích hoa xà mỗi loại 12g đem đi sắc cùng với nước để uống mỗi ngày.
Chữa phù thũng
Lá lốt, rễ mỏ quạ, rễ cà gai heo, rễ gai tầm xong, mã đề, lá đa lông mỗi loại 12g đem đi sắc cùng với nước để uống. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 thang.
Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân
Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
Lá lốt chữa ra mồ hôi tay chân rất hiệu nghiệmChữa Tê thấp
Lá lốt và Ngải cứu lấy liều lượng bằng nhau rồi rửa sạch đem đi giã nát, chế thêm giấm rồi đem đi chưng nóng đắp, chờm lên chỗ đau nhức. Nếu dùng để uống thì bạn nên thực hiện theo cách sau. Dùng 8-12g dây rễ lá lốt, phối hợp với Dây đau xương, rễ Cỏ xước, củ Cốt khí, mỗi vị 8g sắc uống.
Giải độc say nấm, rắn cắn
Để giải độc say nấm và rắn cắn bằng lá lốt đạt hiệu quả bạn nên kết hợp cùng với lá khế, lá đậu ván trắng. Lá lốt. lá khế, lá đậu ván trắng mỗi loại 50g đem giã nát rồi cho thêm nước vào lọc lấy nước cốt uống.
Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không đau bụng
Dùng một nắm lá lốt từ 50-100g sắc nước uống ngày 3 lần (Nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh).
Chữa đau nhức cơ khớp toàn thân
Lá lốt, phối hợp Cỏ xước, cây Xấu hổ, tất cả sao vàng mỗi vị 10-15g sắc nước uống nhiều ngày (Bài thuốc kỵ thai).