28 Tác dụng của cây mía giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn
Cây mía là cây được trồng phổ biến với sản lượng lớn tại Việt Nam. Không chỉ được sử dụng để điều chế đường tinh luyện mà mía còn được sử dụng để chữa bênh. Vậy cây mía có các tác dụng gì đối với sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu cây mía Đặc điểm cây mía Phân bố, thu hái và chế biến ...
Cây mía là cây được trồng phổ biến với sản lượng lớn tại Việt Nam. Không chỉ được sử dụng để điều chế đường tinh luyện mà mía còn được sử dụng để chữa bênh. Vậy cây mía có các tác dụng gì đối với sức khỏe của người bệnh.
- Tìm hiểu cây mía
- Đặc điểm cây mía
- Phân bố, thu hái và chế biến
- Thành phần hóa học
- Tác dụng dược lý
- Công dụng của cây mía
- Lưu ý khi ăn mía
- Một số hình ảnh của cây mía
Tìm hiểu cây mía
Đặc điểm cây mía
Mía thuộc họ lúa, có tên khoa học là Saccharum offcinarum L. Cây mía còn được gọi là cây mía đường, cây mía lau. Mía có vị ngọt giống cam ngọt.
Mía là loại cây cỏ, thân yếu. Mía có chiều cao khoảng từ 2 đến 5m, đường kính khoảng từ 2 đến 5cm, . Thân cây mía màu tím, chia thành từng đốt với các mắt gọi là mắt mía.
Mía có rất nhiều loại như mía thân nhỏ và mía thân to. Chính vì vậy phụ thuộc vào từng loại mía mà lượng đường là nhiều hay ít.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mía được trồng ở khắp mọi nơi.Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ. Trong tiếng Ấn Độ cây mía có nghĩa là đường. Ở Việt Nam mía thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Mía ưa với vùng đất có phù sa nhẹ và sâu, có chất vôi trong đất, có thể trồng bằng ngọn hoặc cây non.
Mía trồng 1 năm là có thể thu hoạch được. Mía được trồng để sản xuất đường, làm thuốc. Sau khi thu hoạch thân mía được đưa đi sản xuất, ngọn mía được giữ lại để trồng vụ sau.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học trong mía gồm 7-10% là đường sacaroza, 0.22% protein, 0.5% chất béo và tro 0.5%. Trong đó có Canxi dioxit, Magie dioxit, oxit sắt III, Kali oxit, Natri oxit, Silic oxit, Lưu huỳnh, phốt pho, clo, mangan.
Ngoài ra, trong cây mía còn chưa các loại men như lacaza, oxydaza, tyrozinara trong nước mía non và các men khác như: gluxin, glutamin, loxin, asparagin, xylan, tanin và guanin. Vỏ cây mía chứa chất béo gồm acid linolic, acid oleic, acid stearic, acid panmatic, acid capronic, lexitin và phytosterin.
Tác dụng dược lý
Nước mía giải khát mùa hèTheo y học cổ truyền mía có vị ngọt, tính bình, không chứa chất độc. Mía có rất nhiều tác dụng dược lý như bổ khí kiêm hạ khí, đại bổ tỳ âm, an thần trấn kinh tức phong, bổ dưỡng, dưỡng huyết cường gân cốt, lợi yết hầu, tả phế nhiệt, chi nôn, hạ đờm hỏa, tiêu phiền nhiệt, hòa vị.
Công dụng của cây mía
Chữa viêm dạ dày mãn tính: Trộn nước mía và rượu với nhau. Mỗ loại 200ml, ngày uống hai lần vào buổi sáng và tối sẽ có tác dụng điều trị dạ dày rất tốt.
Chữa táo bón: Hòa tan 50ml mật ong với 200ml nước mía ép. Ngày uống hai lần vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp chứng táo bón giảm đáng kể.
Chữa ngộ độc: Đun 1 lít nước sôi cùng với cam thảo bắc 30g, thục địa 30g, ý dĩ 30g, thân mía 80g, ngưu tất 20g, lá trẻ 20g, rễ cỏ tranh 20g, kim ngân 20g trong vòng khoảng 15 đến 20 phút. Sau khi đun xong lấy nước uống các triệu chứng ngộ độc sẽ giảm nhanh chóng.
Chữa viêm da: Vỏ mía đem nướng thành tro, nghiền nát rồi trộn với dầu vừng bôi lên vùng bị viêm da ngứa, tróc vảy.
Cây mía có tác dụng chữa rất nhiều bệnh khác nhau.Trị chứng đái rắt ở trẻ nhỏ: Nước mia vừa có tác dụng giải nhiệt vừa có tác dụng trị chứng đái rắt ở trẻ nhỏ hiệu quả và nhanh chóng.
Thanh nhiệt: Nước mía giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt. Rất thích hợp để làm thức uống vào những ngày hè nắng nóng.
Nhuận phế: Người hay nóng rát cổ, giọng khàn thì thực hiện theo cách sau: 50g bách hợp nấu nhừ sau cho thêm 100g nước củ cải và 100g nước mía. Uống hỗn hợp này 1-2 tiếng trước khi đi ngủ.
Chống nôn mửa: Đối với những người say tàu xe thì đây chính là thần được. Bởi mía có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn khi đi tàu xe.
Chữa bệnh đường tiết niệu: Lấy 500g nước mía ép, hòa với 500g nước ép ngó sen tươi chia nhỏ ra uống trong ngày 3-4 lần.
Lưu ý khi ăn mía
- Đối với những người hay bị đau bụng hay tỳ vị hư hàn thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều mía.
- Không nên ăn vỏ mía bởi vỏ mía là phần chứa nhiều giun và các loại vị khuẩn.