06/02/2018, 15:31

Cảm nghĩ về truyện Sống chết mặc bay

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của anh, chị về truyện Sống chết mặc bay Bài làm Những nhà văn thiên hướng về viết truyện ngắn, những bài ký sự mang trong mình cái nhìn nhận những vấn đề cũ theo hướng mới trong thời đại mới đầy tự do, phóng khoáng, hiện đại ngày càng trở ...

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của anh, chị về truyện Sống chết mặc bay

Bài làm

Những nhà văn thiên hướng về viết truyện ngắn, những bài ký sự  mang trong mình  cái nhìn nhận những vấn đề cũ theo hướng mới  trong thời đại mới đầy tự do, phóng khoáng, hiện đại ngày càng trở nên phổ biến. Tác phẩm Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn cũng là một trong số những bài viết đặc sắc thể hiện được chân thực hình tượng, lồng ghép nhiều cảm xúc, quan hệ nhân sinh, đời sống và tâm hồn của người dân thời xưa.

Câu truyện được khắc họa đậm nét từ nhan đề đến cốt truyện đến khá độc đáo, đặc biệt, chân thực, khi viết về đề tài nhấn mạnh vào những công việc, những tâm tưởng thường ngày của người “làm cha làm mẹ” của dân.Viên quan phủ ở một huyện nghèo được phân công cai quản, chỉ đạo, giúp nhân dân của mình đắp đê chống bão lụt ở một vùng sông nước Bắc Bộ trong một đêm vào đầu thế kỉ XX.

sống chết mặc bay 

Câu truyện được tác giả dễ dàng chia làm 3 phần để dễ dàng tìm hiểu, bộc lộ những suy nghĩ của mình. Phần một được hiểu là phần từ đầu đến "… Khúc đê này hỏng mất" muốn nói cho chúng ta biết về hoàn cảnh cấp bách trước nguy cơ đê vỡ, cùng với  sự chống đỡ trong tuyệt vọng của người dân, tiếp đến là phần thứ hai: từ "Ấy, lũ con dân…" đến "… Điếu mày" tái hiện lại cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm trong khi "đi hộ đê", một cảnh tượng gây bức xúc với tất cả từ nhân dân,tác giả và người đọc. Phần ba sẽ là phần còn lại: là cái cảnh đê vỡ trong đêm tối, sau những vất vả, kiên cường chống đỡ nhưng không thành và nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.

Toàn bộ bức tranh là những mảng màu tương phản, sự khai thác đến kiệt những chi tiết gây đến tận cùng bức xúc giữa một bên là nhân dân phải vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước bão lụt, còn viên quan phủ cùng nha lại thì sao, những kẻ chức sắc ở địa phương – say sưa cờ bạc, không mảy may nghĩ tới việc chỉ đạo dân "hộ đê". Người dân đặc biệt tác giả đang lên tiếng trước hoàn cảnh này, nhưng liệu nó có tác dụng?. Nó đã không, nó chẳng thể nào thay đổi được những tâm tính của những viên quan kia. Một giờ sáng,thì mọi người hôm nay không được ngủ cả ngày, quần quật, mệt mỏi, ai nấy cũng ướt át, cũng cố gắng động viên nhau, đắp đê để tránh nước tràn, tình thế căng thẳng không khác gì chiến trường. Bão lụt thiên tai đáng sợ là đây chứ đâu, "trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống", nước sông dâng cao-  "Nước sông Nhị Hà lên to quá". Người dân ta vốn vất vả, chăm chỉ, đau đớn trước tình hình này, đây không phải là việc của một người nên họ huy động người nhốn nháo, cơ cực, khốn khổ, hiểm nguy vô cùng! "Hằng trăm nghìn con người… kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy…Ngôn từ được tác giả sử dụng để miêu tả sự kịch tính, tập trung hoàn cảnh này, những từ dồn dập, những từ có cường độ mạnh. Những câu so sánh được sử dụng để miêu tả rõ nhất hai lực lượng thiên nhiên và con người, nhưng có lẽ yếu kém của đê điều, sức lực của con người trước thiên tai mỗi lúc một thê thảm, rất đáng lo ngại, rất đáng xót thương bằng ba câu cảm thán "xem chừng núng thế lắm… không khéo thì vỡ mất… Tình cảnh trông thật là thảm… Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Lo thay! Nguy thay!…".

Ngòi bút tác giả quá sắc bén khi nhìn vào cảnh khác, để nhấn mạnh sự tương phản. Trong nơi ấm áp kia, có những vị “cha mẹ dân” họ đang làm gì trong khi dân chúng trăm đắng nghìn khổ ngoài kia?. Họ có cái suy nghĩ đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.  Vậy nên, sự lạnh lùng, tác trách của họ được tác giả nêu lên để tất cả chúng ta phải suy ngẫm: mọi người nhàn nhã đánh tổ tôm. "Đèn thắp sáng trưng ; nha lộ, lính tráng kẻ hầu người hạ đi lại…". Làm sao ta quên được hình ảnh viên quan phủ. Hắn "uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi…". Bên cạnh, xung quanh hắn là bọn lính lệ chầu chực đợi sai khiến và những vật dụng quý giá, đắt tiền như bát yến hấp đường phèn, khay khảm, tráp đồi mồi đựng trầu vàng, cau đậu,… Lại thêm cả đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm bạc, ngoáy tai, ví thuốc,.. Tất cả, hiện lên rõ mồn một trước mắt chúng ta, hắn thực chất coi đây chuyến du ngoạn, vui chơi, hưởng lạc, khoe của.

Thời điểm kịch liệt cũng là lúc mọi thứ vỡ òa bên đau đớn, bên thì sung sướng, khiến ta chẳng thể nào quên được khoảnh khắc này. Đê sắp vỡ, sự gắng sức của dân cùng cực,đau khổ thì viên quan hồi hộp dđợi chờ ván bài ù to, reo vui, sung sướng đến tột đỉnh được hướng thụ một món tiền lớn. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến, một người nhà quê hớt hải chạy vào báo tin "Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi" nhưng tên quan chỉ đỏ mặt tía tai quát mắng: "Đê vỡ rồi!… thời ông cách cổ chúng mày, bó tù chúng mày!".  Tên quan đang vào guồng, giữa những ham muốn, bỏ mặc lương tâm, bỏ mặc người dân, hắn tiếp tục trong khi dân chúng ở mức độ thẳm sâu, không thể đo được thì  hắn còn vỗ tay xuống sập kêu to,hả hê hết mức, miệng vừa cười vừa nói: "Ù! Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu, mày!". 

Những câu văn nêu bật được thái độ phê phán gay gắt với tên quan, nỗi tức giận dâng tràn đến cùng cực đối với những viên quan vô trách nhiệm như vậy, bên cạnh đó người dân chúng ta đáng nhẽ phải là người được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ, thì giờ sao, tình cảnh tham thương, thiệt hại bao trùm, không thể nào kìm nén được “nước lênh láng,…kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!". Tâm lý theo suốt bài viết này  đọng lại nghẹn ngào, bức xúc hòa trộn, đầy nước mắt đau xót, tức giận đến mức căm phẫn.

Câu truyện đã khép lại, ta nhận thấy nhiều giá trị đắt giá, nghệ thuật, nhân đạo, hiện thực, sự kết hợp trong cách hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp thành công, miêu tả nhân vật sắc nét, sử dụng ngôn ngữ sinh động khéo léo của tác giả để lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" con mọt của hệ thống xã hội phong kiến, hay cả một xã hội quan chức vô tâm và bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với nhân dân khi đối diện, kiên cường đến cuối cùng đói chọi với những thiên tai dù đề lại hậu quả nặng nề trên khắp đất nước ta.

0