06/02/2018, 15:30

Suy nghĩ về truyện Ếch ngồi đáy giếng

Đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ của mình về câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Bài làm Mỗi người chúng ta là một cá thể tạo nên một xã hội hoàn chỉnh, chúng ta mỗi người đều có trong mình những cái đích đến, mong mình làm được những điều to lớn, cứ ở mãi trong cái sự tù túng ...

Đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ của mình về câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Bài làm

Mỗi người chúng ta là một cá thể tạo nên một xã hội hoàn chỉnh, chúng ta mỗi người đều có trong mình những cái đích đến, mong mình làm được những điều to lớn, cứ ở mãi trong cái sự tù túng mà không  tìm cách  tiếp xúc với thế giới thì ta sẽ bị gò bó bởi những hạn chế và khó thoát ra được cái tính tự cao, chẳng học thêm được điều gì mới mẻ từ những người khác ta. Thông điệp ấy được truyền tải rõ nhất thông qua câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng Ếch ngồi đáy giếng.

Câu truyện được trình bày đầy sự dễ hiểu, phong phú về tình tiết, gây sự tò mò cho người đọc hết đoạn này đến đoạn khác kế tiếp diễn ra làm cho câu chuyện đầy sức hấp dẫn. Câu truyện được chia làm 3 đoạn rõ ràng: đoạn đầu tác giả dường như hoàn toàn nhập tâm vào vai con ếch để kể về cuộc sống của nó. Để tự nhiên bộc lộ hết trình độ hiểu biết hạn hẹp của chú ếch này khi ngồi ở nơi đáy giếng, kế tiếp đoạn hai của câu truyện chính là lúc chú ếch phải nhận ra bài học đắt giá cho sự kiêu ngạo của mình, hay dường như tác giả cũng kín đáo, khéo léo mà lồng ghép chuyện con người muôn thuở.

ếch ngồi đáy giếng

Tác giả đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện bằng cái nhìn, lời kể ngô nghê của con ếch trước những sự việc xung quanh nơi hạn hẹp về cả tầm nhìn lẫn sức sống, nên con ếch này vừa trở nên đầy đáng thương vừa trở nên đầy đáng trách bởi do sống lâu trong đáy giếng, nên con ếch chỉ có cái bầu trời nho nhỏ, vỏn vẹn trên thành giếng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó cũng oai oách tự xưng mình như một chúa tể thực thụ. Một năm lũ đến, con ếch nhờ những cơn mưa ngập đầy đáy giếng đưa nó lên với đời, quen thói cũ nó vẫn không hề có chút gì đó quan sát, vẫn chủ quan coi mình là nhất, chẳng thể giúp được nó mà tự hại chính mình nên bị con trâu đi qua dẫm bẹp dí.

Câu chuyện tuy chỉ là dựa trên sự tưởng tượng nhưng khi đọc nó ta có cảm giác người viết rất có tài tưởng tượng nhưng không xa đà rời xa thực tế, nói thật ra bối cảnh và tâm lí của con vật cũng là phản ánh lên suy nghĩ của một con người. Bởi mỗi ngày với cái nhìn quen thuộc, với một  “bầu trời bé tẹo” mà đã tạo cho con ếch những suy nghĩ thiển cận khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy thôi, lặp lại gây ra cái nếp sống xấu “coi trời bằng vung”.

Ta thường nghe tiếng kêu của chúng ồm ồm, làm ồn,vang vọng làm mọi vật xung quanh nghe cũng đầy oai lực, khiến những con vật sống cùng nó trong giếng sợ hãi. Việc này cũng là một sự dẫn đến cái sự hoang tưởng của con ếch. Con ếch trong “thế giới nhỏ bé” của nó nên tự chẳng coi ai ra gì. Con ếch chẳng bao giờ được tiếp xúc với thế giới ngoài kia, nó không thể nào biết được thêm một môi trường mới nên tâm nhìn cũng đầy hạn chế, nó lại hình thành sự hạn chế tiếp xúc với bên ngoài và nó đầy tự tin với kiến thức eo hẹp của mình. Không muốn tìm hiểu biết thêm thì chẳng mở mang được đầu óc.

Câu chuyện nếu dừng ở đây, chúng ta ai cũng cảm thấy chưa ưng ý. Phần hai kế tiếp muốn hướng đến giá trị bài học không chỉ của riêng con ếch mà còn suy rộng ra là mỗi người chúng ta. Sau cơn mưa lớn, con ếch đã thay đổi hẳn cái nhìn của mình vì nó bị thay đổi hoàn cảnh sống rõ rệt từ nơi rất eo hẹp, tù túng đến một nơi xa lạ, bao la, mênh mông hơn tầm mắt nó. Nhưng trong tâm thức không thèm thay đổi vì dường như đã hình thành cố hữu, nó lập tức vẫn tưởng rằng mặt đất nó đang đứng cũng chỉ giống như cái đáy giếng  kia và bầu trời ấy giờ vẫn giống như bầu trời quen thuộc ở nơi miệng giếng và một điều nhấn mạnh nữa là nó vẫn tưởng mình vẫn còn là một con ếch chúa tể mà các con vật khác phải nể sợ ngày nào mà cất tiếng kêu ồm ộp.Tình huống cái chết đau đớn cho con ếch cuối truyện cũng không gì khó hiểu, là điều suy nghĩ cho tất cả chúng ta.

Từ  bài học này của ông cha  đã nói với chúng ta rằng thói kiêu ngạo chính là kẻ thù, ngăn cản ta thành công, thậm chí là cái bẫy đưa ta đến vực thẳm, đau đớn. Để không phải trả giá đắt vì bản tính xấu này, ta cần phải loại bỏ, chấn chỉnh, thay đổi mình, không ngừng giữ niềm tin, học tập từ điều mới, cái mới, từ người mới. Là một học sinh ta cần học song song cả nơi trường học, trường đời để tiến xa hơn trong tương lai, có kiến thức, vừa có tầm nhìn tốt, thái độ đúng mực.

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm

0