06/02/2018, 15:30

Cảm nghĩ về truyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của bản thân về truyện người con gái Nam Xương Bài làm Trong nền văn học nước nhà, những bài văn, câu thơ,ca dao nói lên được thân phận của người phụ nữ nói chung, người phụ nữ thời phong kiến nói riêng là đề tài khá phổ biến, mỗi người có những ...

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của bản thân về truyện người con gái Nam Xương

Bài làm

Trong nền văn học nước nhà, những bài văn, câu thơ,ca dao nói lên được thân phận của người phụ nữ nói chung, người phụ nữ thời phong kiến nói riêng là đề tài khá phổ biến, mỗi người có những cách bày tỏ tấm lòng mình khác nhau, nhưng tất cả cùng chung sự thương cảm, bộc lộ ước mơ chính đáng hết thảy của họ. Thành công của chuyện người con gái Nam Xương, viết theo thể văn xuôi điển hình của mẫu truyện dân gian Việt Nam làm tên tuổi tác giả Nguyễn Dữ vẫn được lưu danh mãi.

Câu chuyện viết có bố cục rõ ràng, tình tiết xoay quanh hành trình cuộc sống éo le sau cái ngày lấy chồng của một người con gái đẹp lớn lên ở mảnh đất Nam Xương. Ta có thể chia đoạn để dễ dàng tìm hiểu, thấm vào từng mạch cảm xúc để cùng buồn, cùng vui với nàng, với tác giả, đoạn 1 chính là (từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình") nói về cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và vợ, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của người vợ trong thời gian xa cách. Đoạn hai liền kề từ (qua năm sau…trót đã qua rồi.) để bộc lộ, miêu tả nỗi oan khuất, cái chết bi thảm thấu trời xanh, biển rộng của nàng. Đoạn 3 không gì khác là (phần còn lai) lúc ấy mọi chuyện mới vỡ lẽ, ta vỡ òa xúc động trong sự giải oan cho Nàng.

người con gái nam xương

Người con gái được tập trung miêu tả- nhân vật nữ chính ấy tên thật là Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết là ngừoì con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp, cả làng ai cũng trầm trồ khen ngợi, đã lọt vào mắt tình của Trương Sinh, đem hết lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Nhưng chồng nàng lại có tính nết xấu, ít học lại có tính đa nghi nên Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với gia đình đôi vợ chồng trẻ này bền lâu, thời buổi, đất nước có chiến tranh, cũng là lúc Trương Sinh phải đi lính,Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già, lo lắng mọi bề gia thất. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn. Khi mẹ chồng chết,Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ biết làm tròn đạo hiếu.

Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng vì nàng chẳng ước mơ gì cao sang được “phong hầu, đeo ấn”, chỉ cần mong chàng sẽ trở về bình an, nhưng than ôi cái ngày nàng mong đợi cũng chính là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch nhất, đau đớn nhất. Khi về nhà, tâm trạng người cha, người chồng, chàng nhớ, chàng ôm hôn con, nhưng con không chịu nhận cha, khóc lóc. Đến khi bế con ra mộ mẹ,Trương Sinh tình cơ nghe con biết còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng chẳng thèm xác minh mà mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà vì cho rằng vợ mình “đã sinh hư” mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Vũ Nương quá uất ức, Nàng bị dồn đến chân tường, Nàng chỉ còn cách tự tử reo mình ở bến Hoàng Giang để được chứng minh sự trong sạch của mình, được tiên minh oan, giúp đỡ. Ở nhà,đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi cha Trưong SInh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn. Chàng ân hận vì mình nông nổi, vũ phu mà vợ chết oan, bé Đản mãi mãi mồ côi mẹ…

Phần ba cuối cùng cũng đã đến, được cứu thoát vì sự thương cảm của các nàng tiên, nàng được chào đón ở đây.Ở dưới thủy cung, cảm tạ khôn xiết ơn cứu mạng này Vũ Nương sống chung thủy bên Linh Phi vợ Vua Long Hải. Nhưng tấm lòng nàng- một người mẹ, người vợ thì luôn hướng về gia đinh, gặp được phan Lang (ngườì cùng làng), Vũ Nương nhờ gửi lời, kèm kỷ vật  tới Trương Sinh, cuối cùng,Trương Sinh phải lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Sự trở về của nàng lúc này vô cùng lộng lâỹ lúc ẩn lúc hiện rồi nói lời tạm biệt trước khi biến mất làm ta chưa hết bàng hoàng, đau đớn, ấn tượng, xúc động nhất: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” .

Hạnh phúc tan vỡ chỉ vì sự ghen tuông, điều tối kỵ trong cuộc sống hôn nhân, hạnh phúc này giờ đây quá khó để hàn gắn vì cõi âm-dương cách biệt,nhất là khá điển hình trong xã hội phong kiến, điều đó giúp ta hiểu rằng những bất công đối với người phụ nữ quá gay gắt, chê trách thái độ gia trưởng, mù quáng, thiếu học không suy nghĩ ở người chồng khi tin quá vào “đứa trẻ 3 tuổi”, còn tồn tại ở một bộ phận nam trong xã hội, sự “trọng nam khinh nữ” vẫn hiển hiện trong đời sống bởi suy nghĩ hạn chế của người xưa, lên án chiến tranh, những giáo điều phong kiến chính là điều được tác giả phản ánh rõ nhất. Một tấn bi kịch đổ ụp lên gia đình nhỏ bé này, cho cả xã hội thời ấy, thì làm sao sống sót cho nổi?. Vậy mới nói, câu chuyện chứa đựng tính gia đình kèm cả tính thời đại, nêu bật những quan điểm nhân sinh chân thực của con người.

Qua câu truyện, ta thấy rằng tác phẩm xứng danh kiệt tác của nền văn học cổ Việt Nam, không chỉ hấp dẫn tất cả chúng ta bằng sự kì ảo trong tình huống, nhưng đầy chân thực  trong tình cảm, nổi bật lên trong câu chuyện trong cái chết của nàng Vũ Nương là tình cảm nhân đạo vô bờ với những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.  Tố cáo hết thảy hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam, lên án xã hội khốn khổ vì những giáo điều cổ hủ, những cuộc chiến tranh vô nghĩa.

0