23/05/2018, 15:54

Cải tạo vườn điều

là việc làm này không mói, vì nông dân mình cũng đã từng áp dụng từ lâu. Nhưng, cải tạo như thế nào, bằng cách nào cho có nhiều lợi, mới là điều đáng nói. Trường hợp nào nên cải tạo vườn điều? Chữ “cải” ở đây có nghĩa là sửa đổi. Chữ “tạo” có nghĩa là gây dựng nên. ...

là việc làm này không mói, vì nông dân mình cũng đã từng áp dụng từ lâu. Nhưng, cải tạo như thế nào, bằng cách nào cho có nhiều lợi, mới là điều đáng nói.

Trường hợp nào nên cải tạo vườn điều?

Chữ “cải” ở đây có nghĩa là sửa đổi. Chữ “tạo” có nghĩa là gây dựng nên. Cải tạo là đem cái đã cũ để sửa đổi lại cho mới. Như vậy, cải tạo vườn điều là biến đổi vườn điều cũ với năng suất quá kém, trở thành vườn điều mới có năng suất cao hơn.

Vườn điều, nếu từ đầu được trồng đúng kỹ thuật như chọn giống tốt, như trồng với khoảng cách hợp lý, như được bón tưới và chăm sóc chu đáo …thỉ chỉ trồng một lần mà ta được thu lợi đến suốt ba bốn chục năm liền. Ngược lại, từ đầu trồng sai kỹ thuật, thì đôi khi nó không còn mang danh là vườn cây ăn trái nữa, mà là một… đám rừng vô giá trị, không đem lại lợi lộc gì.

Những vườn điều như vậy, cần phải được cải tạo lại để tăng năng suất mà hưởng lợi.

Thường thì người ta cải tạo lại những vườn điều thuộc dạng sau đây :

Vườn điều đã trồng lâu năm, trên mười năm, nhưng do từ đầu không chăm lo bón tưới đầy đủ nên năng suất quá kém.

Vườn điều chưa già cỗi, nhung trước đây trồng với mật độ dày, khoảng cách giữa hai cây chỉ bốn năm thước nên tán hẹp, ít trái.

Vườn điều chưa già, khoảng dưới mười năm tuổi, nhưng giống xấu, trái ít, hột nhỏ.

Vườn điều bỏ phế lâu năm không chăm sóc, không bón tưới, mặc cho cỏ dại mọc đầy nên vườn cây thiếu chất bổ dưỡng để sống…

Những vườn điều thuộc dạng “bỏ thì thương, vương thì tội” như vậy, chỉ còn cách cải tạo lại đúng với kỹ thuật trồng trọt mới đem lại lợi lộc cho nhà vườn mà thôi.

Việc cải tạo vườn điều cũ thành mới có nhiều cách khác nhau. Và cũng tùy theo tình trạng của từng vườn ra sao mà áp dụng phương pháp cải tạo hợp lý để đem lại lợi lộc nhiều hơn.

Xin đơn cử vài ví dụ :

– Trường hợp vườn cây chưa già, nhưng từ đầu trồng nơi đất quá xấu lại thiếu phân. Sau này lại không bón thúc, thiếu chăm sóc thường xuyên dẫn đến việc năng suất kém, thì chỉ còn cách cưa cây để ghép chồi mới. Sau đó cày xới khắp diện tích đất vườn lên để bón phân vào đầy đủ giúp cây hồi sức mà tăng trưởng mạnh.

– Trường hợp vườn điều trước đây trồng với mật độ dày, cây phải chen chúc vào nhau mà sống nên chỉ vươn lên chiều cao, tán lá hẹp nên năng suất quá kém : phải cưa cây gần sát phần gốc để ghép cành. Chỉ giữ lại những gốc nào nằm vào vị trí hợp lý (có khoảng cách từ 8 đến 10 thước), những gốc chen vào giữa phải được bứng bỏ. Cây phải trồng với mật độ thưa để khi lớn lên cành nhánh của chúng có đủ khoảng trống mà vươn rộng ra được. Cây mọc với tán lá hẹp không thể cho nhiều trái.

– Vườn điều trồng với giống xấu, cũng phải cưa thân mà giữ lấy gốc, Sau đó lựa cành của cây cao sản ghép vào đó để cây mới sai hoa nhiều trái hơn.

– Vườn điều năng suất kém do bỏ phế lâu năm không chăm sóc, không tưới bón, cũng nên cưa bỏ để giữ gốc ghép cành. Sau đó cải tạo đất đai lại từ đầu vẫn được.

Như vậy, trong việc cải tạo vườn điều cũ sinh lợi kém thành vườn mới có năng suất hứa hẹn cao hơn, đa phần là phải cưa bỏ cây cũ để ghép cây mới. Xin lưu ý là cưa chứ không nên chặt, như vậy mặt cắt của gốc mới bằng phẳng và nhẵn được. Ai cũng biết cây điều khoảng trên dưới mười năm tuổi gốc nó đã khá to, đường kính vài ba tấc trở lên, nên chỉ có cách dùng cưa mới tạo được mặt cắt nhẵn và giữ được phần vỏ ở gốc nguyên vẹn được. Nếu dùng dao hay búa mà chặt thì thế nào vỏ cây ở gốc cũng bị bong mà mặt cắt thế nào cũng lởm chởm chứ không bằng phẳng được.

Việc cải tạo lại vườn điều, nên tiến hành những việc sau đây:

Cưa gốc

Tất cả cây trong vườn đều phải cưa đồng loạt, và chỉ chừa lại đoạn gốc khoảng hai tấc mà thôi. Cách cưa như đoạn trên đã nói phải tạo mặt cắt cho nhẫn và không làm bong vỏ cây (một vài mảng nhỏ thì được). Cưa xong, nên dùng sulfat đồng hoặc vôi quét lên khắp mặt cắt để ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhập. Việc gốc nên tiến hành đầu mùa mưa. Tất cả cành nhánh to cưa xuống nên dọn sạch.

Tạo lại khoảng cách

Nếu trước đây vườn được trồng với mật độ họp lý thì các gốc cứ để y nguyên. Ngược lại, nếu trước đây cây được trồng với mật độ dày thì đây là cơ hội tốt để cho ta tạo lại khoảng cách giữa những cây gần nhau cho đúng kỹ thuật. Khoảng cách đó ít lắm cũng là 8 m giữa hai cây. Những gốc chen vào giữa nên bứng bỏ đừng tiếc.

Cải tạo đất vườn

Nên cày bừa cuốc xới kỹ tầng đất mặt khắp vườn điều để đất được tơi xốp, thông thoáng, đồng thời tiến hành việc diệt sạch cỏ dại và bón thúc với số lượng hợp lý phân hữu cơ chung quanh những gốc giữ lại để cải tạo. Việc làm này tuy có tốn kém, nhưng không nên …hà tiện, vì hà tiện như vậy là không đúng chỗ. Hơn nữa sự tổn phí này cũng không đáng bao nhiêu so với lợi lộc do vườn cây tươi tốt sau này mang lại.

Xử lý chồi non

Gốc cây già dù bị cưa gần sát đất, nhưng sức sống của nó vẫn mãnh liệt. Bằng chứng là chỉ một thời gian bốn năm tuần sau đó có nhiều chồi non mập mạnh nảy ra. Chờ cho những nhánh mới này vươn cao chừng vài tấc, ta lựa ra vài ba nhánh khỏe nhất giữ lại làm gốc ghép, còn những nhánh khác nên dùng dao bén chặt bỏ. Sau này, vẫn có thể còn những nhánh khác nảy ra, ta cũng nên chặt bỏ hết để cây dồn thức ăn nuôi dưỡng những nhánh ta cố tình giữ lại để ghép sau này mà thôi.

Ghép cành mới

Mấy chồi gốc giữ lại, ta nên chọn đoạn gốc dài chừng vài mươi phân để làm gốc ghép. Còn cành ghép thì nên chọn từ những cành còn non của những cây mẹ đạt những tiêu chuẩn tốt. Việc ghép cành này cùng làm theo cách thức mà chúng tôi đã có dịp trình bày ở phần trước, trong mục nhân giống vô tính. Quí vị có thể ghép nêm, ghép hình chữ U, ghép cành hoặc tùy ý. Điều cần là nên ghép hết tất cả những nhánh gốc mà ta đã cố tình chọn lựa, không nên bỏ sót một nhánh nào. Khi biết chắc việc ghép cành thành công, mỗi gốc ta nên chọn một cành mạnh khỏe nhất để chừa lại, còn những cành khác dù đã ghép thành công cũng chặt bỏ. Như vậy, mỗi gốc cũ chỉ nuôi dưỡng một cành mới mà thôi. Cành mới này sẽ là thân cây của cây điều đã cải tạo.co dai vuon cay dieu

Vun gốc, vô phân

Do chỉ còn một chồi còn lại nên nó phát triển rất mạnh. Tạ nên vô phân và vun gốc sao cho đoạn gốc còn lại của cây già bị khuất lấp. Nhánh con sau này sẽ biến thành thẫn cây mới, và công việc sắp tới của chủ vườn là lo lần việc tỉa cành tạo tán cho cây …

Vườn điều được cải tạo này được đánh giá là một vườn điều mới với cách trồng đúng kỹ thuật. Nếu được chăm sóc tốt cây sẽ có năng suất cao, vì nó được thừa hưởng những đặc tính tốt của cây mẹ (qua cành ghép).

Hiện nay, tại nước ta đang có một số vườn điều lâm vào tình trạng thoái hóa do trồng không đúng kỹ thuật, nếu để nguyên y trạng trồng tiếp thì bất lợi vì năng suất quá kém, vậy chỉ còn có cách cải tạo lại mà thôi. Chỉ một năm sau ta đã có vườn cây mới với năng suất cao, mà tốn phí không đáng là bao …

0