Đặc điểm sinh lý của heo nái hậu bị
Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh dục của heo cái Cấu tạo bộ máy sinh dục của heo cái bao gồm: buồng trứng, tử cung, âm đạo và cơ quan sinh dục ngoài Buồng trứng: Heo cái có 2 buồng trứng hình hạt đậu, đường kính trung bình 0,8 – 1,2 cm. Buồng trứng được cẩu tạo bởi 2 vùng: Trong là vùng tủy (chứa ...
Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh dục của heo cái
Cấu tạo bộ máy sinh dục của heo cái bao gồm: buồng trứng, tử cung, âm đạo và cơ quan sinh dục ngoài
Buồng trứng: Heo cái có 2 buồng trứng hình hạt đậu, đường kính trung bình 0,8 – 1,2 cm. Buồng trứng được cẩu tạo bởi 2 vùng: Trong là vùng tủy (chứa mạch máu và dây thẩn kinh), ngoài là vùng vỏ và tại đây chứa vô số các noãn bao phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong các noãn bao có chứa tế bào trứng. Các noãn bao phát triến qua từng giai đoạn, khi thành thục và chín noãn bao vở ra, trứng rụng xuống loa kèn, tại vị trí bao noãn cũ sẽ hình thành nên thể vàng (hoàng thể). Mỗi lần động dục buồng trứng heo nái có thể rụng 10-30 noãn bào. Trứng được hình thành từ khi heo cái hãy còn chưa sinh (khoảng 100 ngày kể từ khi heo mẹ có chửa, theo Block và Erickson, 1968).
Ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng là ống dài uốn éo, một đầu loe rộng tạo thành loa kèn để đón trứng từ buồng trứng rụng xuống, đẩu kia nối liền với sừng tử cung, ống dẫn trứng dài 15-30 cm.
Kích thước bộ máy sinh dục heo cái trước và sau thành thục về tính
Các chỉ tiêu | Trước TT | Sau TT | Tăng (%) |
Tuổi (ngày) | 169 | 186 | |
Chiều dài âm đạo (mm) | 292 | 318 | 9 |
Chiều dài sừng tử cung (mm) | 383 | 605 | 58 |
Chiều dài ống dẫn trứng (mm) | 217 | 241 | 11 |
Trọng lượng bộ máy sinh dục (g) | 367 | 546 | 48,8 |
Tử cung: Tử cung heo nái gồm 1 thân và 2 sừng. Hai sừng của tử cung có hình dạng chữ V. Nơi tiếp xúc với thân tử cung tạo thành ngà 3, sừng tử cung là nơi chứa thai (2 sừng tử cung dài khoảng 1m), thân tử cung dài khoảng 5cm. Kết thúc tử cung là cổ tử cung. Đây là một cái eo, thường khép kín, ngăn cách với tử cung bởi màng trinh. Tận cùng của bộ máy sinh dục cái là âm hộ. Trong âm hộ có lỗ thông ra ngoài của ống dẫn nước tiểu gọi là lỗ đái và tuyến tiết dịch nhờn. Các bộ phận của bộ máy sinh dục phát triển nhanh theo tuổi.
Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát dục của heo cái
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, heo cái sẽ dần đi tới thành thục về tính. Sự thành thục về tính của heo phụ thuộc nhiều yếu tố.
Giống: Theo Warnick thì heo nái Yorkshire thành thục về tính lúc 251 ngày tuổi với trọng lượng đạt 90kg, heo Chevvhite là 236 ngày với trọng lượng 80kg. Theo Philip và Zcllod thì heo Polanchina thành thục về tính lúc 217 ngày, trọng lượng đạt 85kg. Theo Golubec heo Duroc thành thục về tính lúc 207 ngày, trọng lượng đạt 73kg. Theo Trần Thế Thông heo nái Móng Cái thành thục về tính lúc 4 tháng 12 ngày, trọng lượng đạt 12kg. Trong cùng một giống nhưng khi phối đồng huyết thì thành thục về tính muộn hơn. Ví dụ theo Salmon-Legangner (1980) heo Yorshire khi giao phối đồng huyết thì tuổi thành thục về tính là 244,5 ngày, khi giao phối giữa 2 dòng là 214 ngày, giữa 3 dòng là 198 ngày và giữa 4 dòng là 193 ngày.
Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng. Trong cùng một uống, nếu dinh dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm và ngược lại. Theo Burger (1972), heo nái trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sẽ thành thục về tính ở độ tuổi trung bình là 188,5 ngày, với trọng lượng 80 kg. Nhưng nếu chúng ta cho heo ăn hạn chế thì sẽ là 234,8 ngày, với trọng lượng 48,4 kg. Theo Zimmerman: Nếu dinh dưỡng tốt thì sẽ rút ngắn được thời gian thành thục về tính từ 4 – 16 ngày so với mức chỉ đáp ứng được 60 – 70% nhu cầu dinh dưỡng,
Mùa vụ: Theo Smith heo con đẻ vào mùa đông thì thành thục sớm hơn về mùa hè.
Sự có mặt của heo đực đã thúc nhanh sự xuất hiện chu kỳ động dục có trứng rụng, Cole (1970) đã chứng minh hàng ngày nếu cho con đực vào chuồng heo nái ở tuổi 165 – 190 ngày đã làm tăng nhanh hoạt động sinh dục.
Đặc điểm chu kỳ động dục
Heo nái khi thành thục về tính, chúng có chu kỳ động dục và mỗi chu kỳ trung bình là 21 ngày (biến động từ 18 – 25 ngày).
Heo nái có thời gian của 1 chu kỳ động dục phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau:
Ảnh hưởng của giống: Giống khác nhau heo có các chu kỷ khác nhau: Heo ỉ, từ 19-21 ngày, heo Móng Cái từ 18-25 ngày.
Ảnh hưởng của tuổi: Nái tơ thì có chu kỳ tính thường ngắn hơn heo nái trưởng thành, theo Kralling heo nái ở lứa đẻ thứ 2, thứ 3 thì chu kỳ tính trung bình là 20,8 ngày, lứa 6 – 7 là 21,5 ngày; lứa 8 – 9 là 22,4 ngày. Khi theo dõi sinh sàn trên heo ỉ thấy ở lứa thứ nhất chu kỳ tính 19 ngày, lứa thứ 2 là 20 ngày (Lưu Kỷ, 1976). Theo Xignort thời gian động dục lần đầu thường ngắn hơn những lần sau, đồng thời thường không có trứng rụng hoặc trứng rụng rất ít, kích thước tế bào trứng nhỏ hơn những lần sau. Theo Lubeski thì đường kính của tế bào heo nái 6 tháng tuổi là 146micro, 10 tháng tuổi là 157micro, 4 năm tuổi là 166micro.
Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kỳ tính ổn định và ngược lại.
Trong thời gian động dục heo nái có sự rụng trứng, từ đó liên quan đến sự thụ thai, chửa và đẻ, Thời gian động dục được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ khi bẳt đầu động dục đến chịu đực (T1)
Giai đoạn 2: Từ khi chịu đực đển hết chịu đực (T2)
Giai đoạn 3: Từ khi hết chịu đực đến hết biểu hiện động dục (T3).
Nghiên cứu của Lưu Kỷ (1976) trên heo ỉ cho biết: T1 = 58,25h; T2 = 48,45h; T3 = 27,95h. Tổng cộng 136,41h (khoảng 5,5 ngày). Từ đặc điểm động dục trên đây của heo nái, chúng ta có thể xác định thời điểm phối tinh thích hợp cho chúng. Biểu hiện của chu kỳ động dục: khi động dục heo nái biểu hiện không yên tĩnh: kêu la, phá chuồng, tìm đực, nhảy lên lưng con khác, âm hộ xung huyết đỏ tươi, thích gần con đực. Nếu ta ấn tay lên lưng thì nó đứng yên, đuôi cong lên thích giao phối. Nhưng cũng có heo nái biểu hiện dộng dục không rõ nét. Đối với những trường hợp này phải theo dõi để quyết định thời điểm phối thích hợp. Hoặc dùng heo đực thí tình hay sử dụng con đực để phát hiện thời điểm phối thích hợp, tránh nhỡ chu kỳ truyền giống, để nâng cao khả năng sinh sản.