23/05/2018, 15:36

Cách trồng cải làn

Đặc điểm của cây cải làn Cây cải làn (Brassica oleracea var aibolabra), loài rau ăn lá, (Brassicaceae). Lá màu xanh, phiến lá tròn, cuống lá hơi trắng. Hoa trắng hay vàng. Loại cây chịu nóng, nảy mầm ở 25 – 30°c sinh trưởng tốt nhất 18 – 28°c, nhiệt độ thấp sẽ hình thành và phát triển hoa. Có ...

Đặc điểm của cây cải làn

Cây cải làn (Brassica oleracea var aibolabra), loài rau ăn lá, (Brassicaceae). Lá màu xanh, phiến lá tròn, cuống lá hơi trắng. Hoa trắng hay vàng. Loại cây chịu nóng, nảy mầm ở 25 – 30°c sinh trưởng tốt nhất 18 – 28°c, nhiệt độ thấp sẽ hình thành và phát triển hoa. Có thể chịu được sương gió, nơi có đầy đủ ánh sáng, độ ẩm và tiêu nước tốt.

Cải làn có nguồn gốc ở Nam và Trung Trung Quốc, nay đã được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Trong 100g cải làn có 70,0g nước; 1,0g protein; 37,5mg canxi; 22,5mg photpho và 20mg vitamin c.

Cải làn là cây rất dễ trồng, khi trồng cần lưu ý:

Thời vụ

Trong một năm gieo trồng được hai vụ cải làn. Vụ sớm gieo từ cuối tháng 8 đến tháng 9, thu hoạch vào cuối tháng 11.

Vụ chính gieo từ tháng 10 đến tháng 12 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

Có thể gieo thẳng, chăm sóc và thu hoạch, hoặc ươm thành cây con rồi bứng ra ruộng trồng.

Giống

Giống cải làn chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan.

Nếu gieo thẳng thì số lượng hạt giống 3 – 4g/sào, nếu ươm thành cây con rồi bứng ra trồng chỉ cần gieo 2 – 3g/sào.

Đất trồng

Cải làn thích hợp ở đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi, xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, có độ pH – 6,0 – 6,8. Đất bằng phẳng, dễ thoát nước; xa khu công nghiệp, bệnh viện và các nguồn thải sinh hoạt.

Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống dài 1,4 – 1,5m; mặt luống rộng 1,1 – 1,2m; rãnh rộng 30cm; cao 25 – 30cm.

Trước khi gieo, hạt nên ngâm vào nước ấm 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh, vớt ra trộn đều với tro mịn. Vãi hạt theo hàng (4 hàng/luống) hoặc vãi khắp luống. Nếu cấy cây con thì khoảng cách 25 x 20cm/cây hoặc 20 x 20cm/cây với giống ngắn ngày. Còn giống dài ngày nên trồng ra ruộng với khoảng cách 35 x 25cm/cây.

Bón phân

Bón lót bằng phân chuồng ủ hoai hoặc phân vi sinh hữu cơ, phân rác chế biến với lượng bằng 1/3 phân chuồng cùng phân lân, 20% phân đạm và 40% kali vi sinh hữu cơ. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi để bón cho rau.

Bón thúc làm 3 lần bằng phân hóa học: lẫn thứ nhất khi cây có 4 – 5 lá thật nếu gieo thẳng hoặc sau khi cấy 10-15 ngày và sau 15 ngày nửa bón thúc lần thứ hai, lẫn thứ ba cách lần hai 10 – 15 ngày. Vun xới kết hợp với bón thúc lần hai, lần ba.

Lượng phân bón một vụ cải làn

Loại phân Tổng lượng phân (kg nguyên chất/sào) Bón lót (%) Bón thúc(%)
1 2 3
Phân chuồng 360 – 540 100
Phân lân 13,5 100
Phân đạm 78 – 94 20 30 30 20
Phân kali 5,5 40 30 30

Tưới nước

Có thể dùng nitrat amôn, sufat amôn, clorua kali, sunfat kali hoặc hỗn hợp N.P.K để bón với liều tương ứng.

Dùng nước sông, nước giếng khoan, nước thải đã được xử lý tưới cho cải. Ngày tưới 1 – 2 lần vào sáng sớm và chiều tối tùy theo thòi tiết để đảm bảo đất thường xuyên có độ ẩm 80 – 85%.

Thu hái cải làn

Nếu gieo thẳng thì sau khi gieo 65 – 70 ngày tỉa dần nếu trồng bằng cây thì sau 80 – 85 ngày bắt đầu thu hoạch, cắt bỏ rễ, loại bỏ lá già, rửa sạch trước khi đến nơi tiêu thụ.

Sâu, bệnh và phòng trừ

Như các loại cải khác, cải làn hay bị sâu tơ, sâu xanh, rệp, bọ nhảy phá hại, trong đó sâu tơ gây hại nặng nhất, chúng phát sinh liên tục từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Đặc biệt sâu tơ rất nhanh quen thuốc nên phải có biện pháp phòng trừ ngay từ đầu. Nếu gieo thẳng phải chú ý phòng sâu tơ phát triển từ khi cây có 3 lá thật, khi mật độ sâu 2 con/cây thì phun Sherfra 20EC hoặc Regent 800 WG. Nếu trồng bằng cây trước khi cây nhúng cây vào dung dịch Sherpa 20 EC hoặc Regent 80WG.

Khi cây lớn phải dùng luân phiên giữa thuốc sinh học (BT, Delfin WP.) với thuốc hóa học khác, với nồng độ tuân theo hướng dẫn trên bao bì. Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày. Nên luân canh giữa cải làn với lúa, đậu, cà để hạn chế sâu tơ.

0