23/05/2018, 15:35

Trồng lại cây bon sai

Chúng ta đã bàn đến sự cần thiết của việc duy trì liên tục chu kỳ tái sinh của các rễ non trẻ và tích cực nhằm giữ cho khỏe mạnh và sống lâu. Muốn đạt được điều này, bạn phải trồng lại cây bon sai và xén bớt rễ theo định kỳ. Đối với người không thành thạo, thì cách làm như thế được cho là độc ác. ...

Chúng ta đã bàn đến sự cần thiết của việc duy trì liên tục chu kỳ tái sinh của các rễ non trẻ và tích cực nhằm giữ cho khỏe mạnh và sống lâu. Muốn đạt được điều này, bạn phải trồng lại cây bon sai và xén bớt rễ theo định kỳ. Đối với người không thành thạo, thì cách làm như thế được cho là độc ác. Nhưng thật ra, đây là một công đoạn cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho cây nếu được thực hiện chính xác.

Trồng lại vào lúc nào

Chi tiết về tần suất trồng lại đối với từng loài cá biệt được đề cập ở phần Danh Mục Các Loài Bon sai. Bất đầu lấy cây ra khỏi chậu bằng cách nhẹ nhàng kéo nghiêng cây về một bên, không được kéo thẳng lên phía trên vì có thể làm hư các rễ lớn.

Nhưng nhìn chung, cứ khoảng từ 2 đến 3 năm, những cây bon sai trẻ hoặc còn nhỏ cần được trồng lại. Đối với các cây già hoặc lớn hơn, quãng thời gian này sẽ thưa hơn. Các dấu hiệu cho biết cây cần trồng lại gồm nước chảy qua đất chậm, cây phát triển chậm hoặc rễ trông như tấm thảm bằng xơ dừa khi được lấy ra khỏi chậu. Trái lại, nếu lấy cây ra khỏi chậu sau nhiều năm mà không thấy rễ đâm ra quanh bờ của khối đất, thì đúng là đã xảy ra một điều gì đó không ổn cho cây. Trong trường hợp này, bạn phải rửa sạch toàn bộ số đất bám vào rễ, thay thế chúng bằng đất mới sạch sẽ và thông thoáng vào thời điếm thuận tiện sớm nhất. Phải tưới thật ít nước và chỉ sử dụng phân bón lá cho đến khi việc thay đất và trồng lại cây được thực hiện.

Thời điểm phù hợp nhất đế thực hiện việc xén rễ là từ cuối mùa đông cho đến đầu mùa thu, ngay lúc các chồi bắt đầu chớm bụ bẫm. Điều này cho biết các rễ cũng bắt đầu tích cực hoạt động và vì thế sẽ tái tạo nhanh chóng. Không thể nói chính xác vào lúc nào thì nên trồng lại cây, mà phải quan sát kỹ lưỡng mới biết được thời điểm thích hợp vì mỗi mùa mỗi khác và cây bắt đầu chuyến mình vào thời điểm không năm nào giống năm nào. Tuy nhiên, thông thường bạn phải trồng lại những loài rụng lá hàng năm trước đây và có thể trồng lại các loài thuộc họ tùng bách (như là thông, linh sam, tùng, thủy tùng, bách, bách xù, vân sam v.v…) sau đó cả tháng cũng chẳng sao.

Có thế thực hiện việc trồng lại cây vào mùa thu – phần lớn các nhà làm vườn theo truyền thống thường chọn mùa này đế trồng lại – nhưng nếu trồng lại cây vào thời điểm này, các rễ mới bị xén sẽ phải chịu đựng sự khắc nghiệt của mùa đông trước khi chúng lành lặn. Rễ có thểbị héo và phân hủy sau khi trồng lại vào mùa thu, thế nên cần phải giữ cho những cây này không bị hại vì giá rét và chỉ được tưới ít nước cho đến mùa xuân.

Trồng lại ra sao

1. Hãy nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu. Nếu chậu có gờ nối vào phía trong, bạn phải dùng một con dao sắc cắt quanh bờ khối rễ trước khi lấy cây ra. Nếu khối rễ khó lấy ra khỏi chậu, hãy thử đẩy nó ra bằng một que tre đưa vào từ bên dưới qua lỗ thoát nước. Không được kéo mạnh thân cây vì có thế làm căng đứt rễ.

2. Hãy dùng một móc bằng kim loại, một kim đan, hoặc một vật tương tự, đế chải sạch rễ và đất. Hãy bắt đầu từ biên ngoài rồi chải quanh và làm đến đâu thì gỡ rối đến đó. Luôn luôn kéo móc hướng ra phía ngoài chứ không được kéo ngang qua mặt đất, nếu không thì bạn có thể gây sẹo cho những rễ có giá trị nằm phía ngoài. Hãy kiên nhẫn và đừng làm rách rễ.

 

3. Khi đã gỡ rối xong mớ rễ mọc quanh bờ viền của khối đất, bạn có thể bắt đầu chải mặt dưới, hãy chải từ phía trong hướng ra ngoài. Hãy thường xuyên lắc nhẹ cây để rũ bỏ số đất bị lỏng ra. Tiếp tục gở rối mớ rễ cho đến khi loại bỏ được khoảng một nửa số đất bám quanh bờ viền ngoài, và đáy của thân cây đã lộ ra phần bên dưới. Điều này vô cùng quan trọng vì nếu không thực hiện đúng như thế thì cây sẽ dần dần “cộm lên” trong chậu sau mỗi lần trồng lại.

4. Vào giai đoạn này, bạn nên phun nước cho rễ, trước hết là để giữ ẩm và kế đó là để rửa sạch đất nhằm giúp bạn dễ dàng thấy được kết cấu của rễ, điều này giúp cho bạn dễ thao tác hơn khi bắt đầu tiến trình cắt bớt rễ. Hiện nay người ta rửa sạch đất cũ bằng vòi tưới sau mỗi lần trồng lại lần thứ hai hoặc thứ ba. Cách làm này không chỉ nhằm cung cấp đất mới và nhiều dưỡng chất ngay bên dưới thân cây và loại bỏ các vi sinh vật gây hại, mà còn giúp kiểm tra toàn bộ hệ thống rễ để phát hiện dấu hiệu thối rửa và cải thiện cấu trúc của rễ nhờ việc có thể chọn lựa chính xác khi cắt tỉa.

0