23/05/2018, 15:35

Chọn chậu trồng bon sai

Thông thường, sau mỗi lần xén rễ, bạn lại trồng lại cây này vào chậu cũ, nhưng đôi khi bạn lại muốn dùng chậu khác. Có thế là vì cây đã quá lớn không còn phù hợp với chậu cũ, hoặc cũng có thể là do màu sắc hoặc hình dạng của chậu không còn phù hợp với cây. Có vô số chậu với kiểu dáng, màu sắc, và ...

Thông thường, sau mỗi lần xén rễ, bạn lại trồng lại cây này vào chậu cũ, nhưng đôi khi bạn lại muốn dùng chậu khác. Có thế là vì cây đã quá lớn không còn phù hợp với chậu cũ, hoặc cũng có thể là do màu sắc hoặc hình dạng của chậu không còn phù hợp với cây. Có vô số chậu với kiểu dáng, màu sắc, và kích cỡ khác nhau khiến cho việc chọn một chậu vừa ý trở nên khó khăn. Trong một chững mực nào đó, việc chọn chậu tùy thuộc vào thị hiếu của bạn, nhưng có một số điểm đáng lưu ý giúp cho việc chọn lựa của bạn dễ dàng hơn.

Kích thước và kiểu dáng

Một chậu trồng bon sai tốt phải có các lỗ thoát nước hợp lý, đáy phái bằng phẳng (giúp nước không bị đọng thành vùng) và phải có những chân nhỏ để giúp nước thừa thoát đi dễ dàng. Mặt trong của chậu không được tráng men.

– Theo nguyên tắc, các cây mảnh khảnh và được trồng thành nhóm sẽ trông đẹp hơn khi trồng trong các chậu nông, trong khi những thân cây lớn cần các chậu sâu để giữ sự cân đối cho vẻ nhìn.

– Các dạng cây thấp và duyên dáng phù hợp với các chậu hình bầu dục hoặc hình chữ nhật với các góc đã được làm dịu đi bằng một nét cong. Nên trồng bon sai có thân cứng cáp, có góc cạnh, hoặc có nhiều mấu trong các chậu hình chữ nhật cứng cáp.

– Các kiểu bon sai trải rộng sẽ trông rất đẹp khi được trồng trong các chậu có miệng loe ra phía ngoài hoặc có mép viền ở bờ ngoài. Những cây mảnh khảnh và cao phải được bổ khuyết bằng những chậu tròn thật đơn giản. Những chậu bonsai Trung Quốc cổ hiếm hoi này quá khác biệt so với các chậu có kiểu dáng và màu men thanh nhã ngày nay. Tuy nhiên vẻ đẹp của chúng đã làm cho bản thân chúng trở thành những mẫu vật được các nhà sưu tầm săn lùng.

– Đế đạt được sự cân đối về tỉ lệ, chậu phải hơi hẹp hơn chiều rộng của tán lá.

– Bon sai mọc rũ ra bên ngoài cạnh của vật chứa phải được trồng trong những chậu sâu đặc biệt. Các loại chậu treo không chỉ phù hợp với kiểu bon sai này mà còn rất hữu dụng. Chúng còn có ích cho nghề làm vườn ở chỗ cho phép hệ thống rễ phản ứng phù hợp với cấu trúc của các cành.

Màu sắc

Chậu được thiết kế đế bổ sung cho cây. Các chậu tráng men cao cấp có màu sắc rực rỡ hoặc có các hoa văn nặng nề sẽ làm cho sức thu hút của bản thân cây bị phân tán, và sẽ phá hủy sự hài hòa của bố cục.

Các loài bon sai có tán lá mỏng manh như là thích Nhật Bản hoặc đu vỏ xám (zelkova) sẽ trông đẹp hơn khi được trồng trong các chậu men có màu lam dịu. Các loài đu, thiên tinh, thạch nam azalea (cây khô), và các loài có lá màu thẫm rụng vào mùa thu có thể trồng trong những chậu có màu lam đậm hơn.

Các bộ chậu bonsai xếp lồng vào nhau này là những chậu có giá rẻ hơn và được dùng phổ biến hiện nay. Chậu trồng bonsai được sán xuất với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau nên dễ làm cho bạn lúng túng khi chọn lựa.

Bách xù và thủy tùng với vỏ màu đỏ hạt dẻ sẽ trông đẹp hơn trong chậu có màu be phảng phất (màu nâu rất nhạt phơn phớt vàng hoặc hồng), màu nâu, hoặc màu đất nung với lớp phủ ngoài mờ xỉn và không tráng men.

Thông có các lá kim màu lục thẫm và vỏ xù xì màu tối nên được bố sung bằng các chậu có màu nâu đậm hoặc đỏ thẫm với kết cấu bề mặt hấp dẫn tự nhiên.

Đế cân bằng ảnh hưởng quá mạnh mẽ của một bon sai đang ra hoa trọn vẹn, chúng ta cần đến một chậu có màu sắc rực rỡ hơn. Màu sắc được chọn tùy theo ý thích cá nhân, nhưng bạn nên tránh những màu quá lòe loẹt và có nước men quá bóng loáng. Hãy xét đến màu hoa để chọn chậu có màu bổ sung cho nó. Nằm ngoài quy luật chung này là trường hợp được áp dụng cho thạch nam azalea (cây khô), loài cây này được xem như là không hoa khi đế chọn lựa chậu cho chúng.

Các loại phân

Các loài thực vật đều cần đến ba loại dưỡng chất chính, đó là đạm, lân, và kali đế phát triển mạnh. Một chế độ chăm bón không thỏa đáng sẽ làm cho cãy mất đi sức mạnh chung, ra hoa kém, và giảm khả năng chống lại các bệnh. Tình trạng thiếu hoàn toàn một trong ba chất này sẽ làm cho cây bị chết. Chúng cũng cần đến một lượng nhỏ những yếu tố vi lượng như là manhê, kẽm, brôm, molybdenum v.v… Dù chúng chỉ cần một lượng không nhiều, nhưng nếu thiếu một yếu tố, ví dụ như manhê, thì cây sẽ chậm trong việc tạo ra diệp lục tố dẫn đến tình trạng cây bị yếu. Ngày nay, việc giữ cho cây của bạn nhận được một chế độ dinh dưỡng cân đối đã trở nên dễ dàng vì các sản phẩm thương mại nhằm cung cấp các loại phân bón cho những người làm vườn đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường, tha hồ cho bạn chọn lựa.

Nên chọn loại phân bón nào?

Phân bón cho bon sai có thể được chia thành hai loại chính, đó là phân hữu cơ và phân vô cơ. Phân hữu cơ được chế tạo từ các chế phẩm có từ thực vật hoặc động vật. Bột xương, máu sấy khô, phân chuồng, và phân dùng để bón vườn, đều được liệt vào loại phân hữu cư. Phân vô cơ được chế tạo từ các chất tổng hợp. Bất cứ loại phân nào cũng thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu về dưỡng chất chứa cây miễn là có chứa đủ ba thành phần dinh dưỡng chính (đạm, lân và kali).

Cả phân hữu cơ và vô cơ có thể lại được chia thành hai nhóm chính: nhóm dùng cho các nhà làm vườn và nhóm dùng cho những người trồng cây ở nhà. Có một số phân bón nhắm đến đối tượng là người trồng cây tại nhà lại có khuynh hướng làm cho cây phát triển nhanh và tươi tốt, nhưng chúng không thích hợp với bon sai. Bạn phải tránh bất cứ loại phân bón nào được sản xuất theo tiêu chí này. Các loại phân dùng cho bón vườn có dạng hạt hoặc khô được làm ra để bón trên diện rộng nên không đựng trong những bọc nhỏ, thế nên bạn không thể ước lượng chính xác lượng phân phải sử dụng.

Mặt khác, các loại phân bón vườn dạng lỏng có thể được sử dụng để phun trên tán lá, cách làm này đem lại hiệu quá rất đáng ngạc nhiên và có thể đánh giá hiệu quả một cách chính xác. Điều trở ngại chính của việc bón phân trên lá là không thể áp dụng được trong thời tiết ẩm ướt, và vào lúc khô ráo, các loại phân bón trên lá có khuynh hướng để lại cặn dạng bột trên tán lá.

Bí quyết để thành công là bạn phải đọc kỹ những ghi chú ngoài bao bì trước khi sử dụng, để chắc chắn rằng các chất chứa bên trong được định lượng theo tỉ lệ thích hợp và ít nhất là có chứa 6 yếu tố vi lượng. Nếu phân không có chứa các yếu tố vi lượng, bạn phải bổ sung thêm số lượng thích hợp. Bạn còn phải mua sản phẩm phù hợp với trong chậu – những sản phẩm này phải có phần chỉ dẫn để dùng phun trên tán lá hoặc nói rõ mức độ sử đụng tương ứng với thể tích chậu đã biết.

Các loại phân bón dùng cho bon sai

Về cơ bản, phân bón dùng cho bon sai không khác gì các loại phân bón khác, ngoại trừ một điều là nhìn chung chúng không quá nồng. Chúng được điều chế nhằm mục đích đem lại cho cây sự khỏe mạnh toàn diện và phù hợp với việc sử dụng rộng rãi.

0