23/05/2018, 15:35

Cách thức hoạt động rễ cây bonsai

Dáng vẻ bệnh hoạn của một báo cho biết có một dạng rối loạn xảy ra ở rễ cây bonsai Việc tưới nước, bón phân, và cắt, tỉa cây theo những chỉ dẫn sau đây khá dễ dàng, nhưng việc hiểu biết về cách thực hiện chức năng của cây sẽ làm cho sự thích thú đối với bonsai của bạn tăng lên rất nhiều và sẽ ...

Dáng vẻ bệnh hoạn của một báo cho biết có một dạng rối loạn xảy ra ở rễ cây bonsai

Việc tưới nước, bón phân, và cắt, tỉa cây theo những chỉ dẫn sau đây khá dễ dàng, nhưng việc hiểu biết về cách thực hiện chức năng của cây sẽ làm cho sự thích thú đối với bonsai của bạn tăng lên rất nhiều và sẽ giúp cho bạn tự tin hơn khi tự chăm sóc những cây bonsai của mình.

Vì không nhìn được rễ cây, nên chúng ta thường bỏ qua một điều quan trọng, đó là sự khỏe mạnh của hệ thống rễ cây. Dáng vẻ bệnh hoạn của một bonsai báo cho biết có một dạng rối loạn xảy ra ở rễ.

Rễ cây có ba chức năng. Thứ nhất, chúng là điểm tựa giúp cây đứng vững. Trong thiên nhiên, chúng thực hiện chức năng này bằng cách phân bổ chằng chịt đồng đều để hình thành một bề mặt ổn định dưới đáy thân cây. Thứ hai, chúng hấp thu nước và các dưỡng chất hòa tan từ đất. Thứ ba, chúng tồn trữ các loại đường khi nghỉ đông để cung cấp năng lượng cho đợt đâm chồi đầu tiên trong mùa xuân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những chức năng này chi tiết hơn shohin bonsai

Rễ giúp thân cây bonsai đứng vững

Có vẻ như chức năng này không liên quan gì đến bonsai, nhưng thật ra, rễ cây vần phài có vai trò giữ vững một cây bonsai trong chậu của nó. Bạn sẽ thấy ở phần trồng lại cây rằng lúc đầu có thể dùng dây kim loại đế giữ cho cây đứng vững, nhưng cách làm này rất khó coi và vì thế chỉ nên sử dụng tạm thời. Nếu rễ không khỏe hoặc bị thối rửa, chúng sẽ không phát triển rộng ra đầy chậu và thân cây sẽ bị lắc lư trong gió hoặc khi được bạn chăm bón. Điều này lại càng làm hại cho cây thêm nữa và vòng luẩn quẩn lại tiếp tục.

Để giữ cho cây đứng vững trong chậu, rề phải được phân bổ đều chung quanh thân cây và phải mọc ngang thay vì mọc hướng xuống dưới. Rễ mọc về một phía sẽ làm cho cây đứng không vững và có khuynh hướng làm cho các cành mọc hướng về một bên. Rễ mọc dốc xuống phía dưới khi dàn trải ra phía ngoài sẽ làm cho cây phải tựa nhiều hơn vào các rễ nhỏ để đứng vững. juniper-bonsai

Rễ bonsai hấp thu nước và dưỡng chất

Các rễ phát triển khỏe mạnh sẽ đầy đặn và có màu trắng ở đầu mút. Đây là phần hoạt động tích cực nhất của hệ thống rễ. Các đầu mút của rễ được các chỏm cứng bảo vệ khi chúng đâm xuyên qua đất, những chỏm cứng này liên tục bị mòn và được thay thế. Kế đó, phần màu trắng của rể được bao phủ bởi các rễ lông nhỏ mà mỗi lông được hình thành từ một tế bào và hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dẫu nước có thể đưọc hấp thu bới các phần già hơn của rễ, nhưng nước và nhất là dưỡng chất lại dễ hấp thu qua những lông nhỏ này hơn vì chúng có nhiều bề mặt hấp thu để hút các dưỡng chất cho cây. Sự hiện diện của hơi ẩm và oxy trong đất kích thích việc tạo ra các rễ lông.

Các đỉnh sinh trưởng tròn đầy, trắng trẻo cho thấy một hệ thống rễ khỏe mạnh và đang trong tình trạng phát triển tốt.

Cây hấp thu nước qua hiện tượng thẩm thấu. Các mang bao quanh các tế bào rễ thuộc loai bán thấm, nghĩa là chúng có hàng triệu lỗ nhỏ đên mức chỉ cho phép một phân tử nước đi qua. Khi nồng độ của các muối dinh dưỡng bên trong rễ cao hơn môi trường kề cận bên ngoài, các phân tử nước sẽ đi qua các lỗ nhỏ này để làm loãng bớt nồng độ của dung dịch muối.

Điều này có nghĩa là dung dịch muối trong các rễ lông lúc này sẽ loãng hơn dung dịch muối trong tê bào tiếp giáp với chúng, thế nên các phân tử nước lại đi qua một tế bào bên trong đế thâm nhập vào rễ sâu hơn rồi cứ tiếp tục như thế. Khi nước đến được với các tế bào gỗ trong lõi của rễ, nó sẽ được hút lên phía trên cây nhờ hoạt động mao dẫn.

Các lỗ ở màng bán thấm đủ lớn để cho phép phân tử nước đi qua nhưng không hòa tan dưỡng chất. Các dưỡng chất này được hấp thu nhờ hiện tượng điện hóa học (electrochemically). Tất cả mọi hóa chất đang được nói đến đều mang điện tích dương hoặc âm. Khi cây cần đến một dưỡng chất cá biệt – như kali hyđrôxit (potash), một chất mang điện tích dương – rễ sẽ loại ra một ion hyđrô mang điện tích dương để hấp thu chất này. Cũng tương tự như thế, một lỗ sẽ thay đổi kích thước và hình dạng chỉ cho phép một ion kali đi qua rễ để vào rễ.

Không ai có thề biết chắc tại sao cây lại có thể đánh giá chính xác nhu cầu về dưỡng chất của chính nó như thế, dẫu rằng quy trình tê vi đáng lưu tâm này xảy ra hàng trăm triệu lần mỗi ngày.

Nóng rễ

Nếu nồng độ muối bên ngoài rễ cao hơn bên trong, sự thấm thấu sẽ đảo ngược và nước từ cây sẽ đi qua rễ để vào đất nhằm cân bằng hai môi trường. Tình trạng này khiến cây héo và bắt đầu rụng chồi non. Vì vậy bạn đừng bao giờ sử dụng phân vượt quá nhu cầu của cây hoặc sử dụng phân khi rễ không hoạt động. Cũng thế, việc bón cây ngay sau khi trồng lại, khi mà họa hiếm rễ mới có được một ít rễ lông, cũng có thế gây ra tác động tương tự. Thường xuyên tưới nước lâu để rửa sạch các muối còn dư thừa ra khỏi đất là một cách phòng ngừa khôn ngoan. Các rễ đang vươn ra của cây khô (thạch nam azalea) này trông giống như những các ngón tay xòe ra nắm lấy đất. Dạng cấu trúc rễ như thế này rất hiệu quả và đem lại sức mạnh cũng như đặc điểm cho cây.

Tồn trữ dưỡng chất

Những rễ già và to sẽ phát triển những bó tế bào dẫn lưu dưỡng chất được gọi là libe (phloem), là những tế bào cũng hiện diện trong thân và cành. Các tế bào này dẫn lưu các đường từ lá và phân phối chúng đến mọi bộ phận của cây, nơi cần có các đường đó để tăng trưởng bao gồm cả rễ. Vào cuối mùa hè và mùa thu khi sự tăng trưởng chậm lại và sau đó là ngưng hẳn, các tế bào libe trở nên rất đầy đặn vì chứa qua nhiều đường. Những chất đường này được tồn trữ ở đây cho đến mùa xuân, khi cây cần đến chúng đế tăng trưởng.

Vì vậy phải đợi cho đến khi các chồi non căng ra báo cho biết ít nhất là có một số đường tồn trữ đã được cung cấp cho các vị trí phát triển, bạn mới được thực hiện việc cắt tỉa rễ. Thế nhưng lại có một cây hoa dường như tạo ra nhiều hoa hơn nếu được chăm sóc kỹ và trồng lại trong mùa thu.

0