Cách phân biệt tôm sạch và tôm bơm hóa chất kẻo 'rước họa vào thân'
Trong những ngày gần đây, lực lượng chức năng thường xuyên phát hiện các cơ sở kinh doanh thủy sản có hành vi bơm bột vào tôm sú đông lạnh để tăng cân, làm tươi, cứng và đẹp tôm hơn. Trước thông tin này, người tiêu dùng đang lo ngại sau khi tôm bị ngậm bột có độc hại gì, và làm sao để phân biệt ...
Trong những ngày gần đây, lực lượng chức năng thường xuyên phát hiện các cơ sở kinh doanh thủy sản có hành vi bơm bột vào tôm sú đông lạnh để tăng cân, làm tươi, cứng và đẹp tôm hơn. Trước thông tin này, người tiêu dùng đang lo ngại sau khi tôm bị ngậm bột có độc hại gì, và làm sao để phân biệt được tôm tươi và tôm bị bơm nước.
Loại tôm bị bơm nhiều nhất là tôm càng xanh. Các chủ doanh nghiệp thường bơm bột Agar vào từng con tôm. Dung dịch bơm tôm chủ yếu là tinh bột như rau câu, Aar, CMC (chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản)… thường được nấu chín, hoặc hòa với nước thành dung dịch sền sệt. Sau đó dùng ống tiêm chích trực tiếp vào đầu, thân và đuôi tôm. Để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu hơn, nhiều thương lái còn dùng hàn the, diêm tiêu, ure… để ướp tôm.
-
2
Những độc hại cho người sử dụng khi sử dụng tôm bơm hóa chất
Theo các chuyên gia về thủy, hải sản, khi tôm, cá có chứa tạp chất lạ, nhất là dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển. Người ăn phải sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa…
Cụ thể, vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, ngộ độc, tiêu chảy, nhiễm trùng máu. Vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
Đặc biệt, khi chế biến tôm bị bơm hóa chất bạn sẽ thấy tôm chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt chứ không ngọt như tôm thường. Sau khi nấu chín, bạn bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy được lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.
Nhận biết tôm bị ngậm urê
Những con tôm bị ngậm urê, hay hóa chất sẽ bị trương nước với thịt và vỏ bọc. Khi quan sát vỏ tôm thấy căng, các đốt nối giữa vỏ bị giãn ra, long đầu, gai tôm vểnh, xòe đuôi, màu sắc nhợt nhạt. Đặc biệt phần đầu và thân của con tôm bị tiêm rất dễ bị tách rời nhau. Cũng giống như tôm bị bơm hóa chất, những con tôm bị ngậm urê khi nấu sẽ chảy nhiều nước, có thể ngửi thấy mùi lạ, thịt tôm bị teo lại, khi ăn thấy vị nhạt không ngọt như tôm thường.
Mặt khác, nếu như không đủ tiền mua tôm tươi sống, người tiêu dùng có thể chọn các loại tôm nhỏ hơn, giá "mềm" hơn. Còn với các loại tôm đông lạnh, người tiêu dùng nên để ý các chi tiết như đầu, thân và đuôi tôm.
Khi mua tôm, người tiêu dùng nên cầm phần đầu và đuôi tôm kéo giãn ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm còn tươi, chưa bị ươn và không bị tiêm hóa chất. Nếu các khớp này giãn ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu và khả năng bơm hóa chất là rất cao.
Với tôm sú không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.