Cách làm mì sủi cảo đổi món ngày đông
Sủi cảo (vằn thắn) là món ăn có gốc từ Trung hoa. Món mì sủi cảo có vị ngon đặc trưng mà bất kì một thực khách nào khi đã nếm thử cũng khó quên được hương vị đặc biệt ấy. Sợi mì dai thơm, nước dùng trong và ngọt ăn với sủi cảo nhân tôm, thịt… có một số nhà hàng ...
Sợi mì dai thơm, nước dùng trong và ngọt ăn với sủi cảo nhân tôm, thịt… có một số nhà hàng khi chế biến món này sợi mì giòn hơn hay vỏ sủi cảo màu trong. Nào cùng bắt tay thực hiện cách làm mì sủi cảo nhé.
Nguyên liệu làm mì sủi cảo
- 2 gói mì trứng và 1 gói vỏ sủi cảo.
- 2 củ năng hoặc củ đậu và 1 quả trứng.
- Nước tương và đường: mỗi thứ 1 muỗng cafe. Nếu thích có thể thêm bột nêm..
- 200g thịt nạc vai và 150g tôm.
- Tinh bột bắp, rượu vang, hạt tiêu, dầu mè: mỗi thứ 1/2 muỗng cafe.
- 20ml giấm đỏ (hay còn gọi là giấm Tiều, mua ở của hàng bán đồ Tàu ), 1 chút lá hẹ và rau diếp.
- 1 ít nước dùng gà hoặc xương ninh chuẩn bị trước.
Cách làm mì sủi cảo:
Bước 1:
- Hẹ cắt khúc, rau tách lá rồi đem rửa sạch với nước muối.
- Để loại bỏ mùi hôi, giúp món ăn ngon hơn bạn cần phải sơ chế sơ qua các nguyên liệu:
+ Lấy nước sôi chần qua thịt đề bớt hôi, sau đó rửa sạch lại với nước, băm nhuyễn.
+ Rửa sạch tôm, lột bỏ vỏ và rút chỉ lưng tôm, băm sơ qua.
+ Gọt vỏ củ năng hoặc củ đậu, băm nhỏ. Cách nấu mì sủi cảo này có một điểm đặc biệt đó chính là phần nhân của sủi cảo có cho thêm 1 ít củ năng hoặc củ đậu, như vậy nhân sủi cảo sẽ đượm thơm và ngọt hơn, lại còn giảm được vị ngấy nữa.
- Cho tất cả thịt, tôm và củ năng hoặc củ đậu vào trộn đều với 1 quả trứng để làm nhân sủi cảo.
- Nêm gia vị: đường, nước tương, bột bắp, bột nêm, dầu mè, hạt tiêu và rượu vang vào phần nhân tôm thịt. Trộn đều và để trong khoảng 10 phút để ngấm gia vị.
Bước 2:
- Gói sủi cảo: Dùng muỗng múc 1 ít nhân vừa đủ đặt vào giữa lòng vỏ sủi cảo, dùng tay khéo léo túm lai phần miệng bánh, quét qua 1 lớp nước để dễ dính. Khi gói không cần gói chắc quá nhé, chỉ cần gói lỏng nhẹ là được.
- Bánh gói xong, bạn bắc lên bếp một nồi nước sôi, cho sủi cảo vào luộc đến khi sủi cảo nổi trên mặt nước là đã chín. Vớt ra xả qua nước lạnh để sủi cảo không bị dính.
Bước 3: Cách làm mì sủi cảo.
- Cho mì trứng vào nấu chín với nước dùng gà hoặc nước xương ninh đã chuẩn bị.
- Mì chín vớt ra ngoài, tiếp tục cho rau diếp và hẹ vào trụng sơ.
- Xếp rau diếp, hẹ và sủi cảo trên bề mặt mì, chan nước dùng lên, rắc thêm một chút tiêu thơm và thưởng thức thôi nào. Chấm với nước dấm đỏ nếu bạn thích nhé!
Bạn có thể chuẩn bị sẵn những chiếc sủi cảo và để trong tủ lạnh, khi ăn lấy ra nấu chung với mì, rất nhanh gọn để bạn có một bữa điểm tâm sáng đầy đủ dưỡng chất.