23/05/2018, 15:29

Các phương pháp phòng trị bệnh cho ba ba nói chung

Ba Ba là loại thủy sản sống dưới nước ăn tạp, kể cả các loại cá thịt ruột động vật và cả thực vật thối rữa, mùn hữu cơ nên cũng dễ nhiễm bệnh khá phức tạp, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng mà biết cách đề phòng thì tỷ lệ nhiễm bệnh và chết do bệnh không đáng lo ngại. Nguyên nhân sinh ra bệnh và ...

Ba Ba là loại thủy sản sống dưới nước ăn tạp, kể cả các loại cá thịt ruột động vật và cả thực vật thối rữa, mùn hữu cơ nên cũng dễ nhiễm bệnh khá phức tạp, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng mà biết cách đề phòng thì tỷ lệ nhiễm bệnh và chết do bệnh không đáng lo ngại.

Nguyên nhân sinh ra bệnh và phòng ngừa bệnh

– Do thức ăn.

– Do môi trường nuôi dưỡng.

– Do bắt vận chuyển.

– Do cắn nhau.

– Do nhiễm vi khuẩn và ký sinh.

Nguyên nhân do thức ăn

Thức ăn bị ôi thôi, nấm mốc, lẫn các dộc tố hoặc nhiễm thuốc trừ sâu trong rau, nguồn nước…

Các nguyên nhân trên sẽ đưa đến cho Ba ba bị ỉa chảy hoặc ngộ độc cho cá biệt hoặc chết hàng loạt, bạn phải nghiêm túc kiểm tra các loại thức ăn và nguồn nước hàng ngày để loại trừ và xử lý kịp thời, ngăn ngừa không cho Ba ba ăn uống sống và trong diều kiện bất lợi.

Thức ăn, nước uống đã loại trừ hết khả năng đó rồi thì bạn phải chú ý đến chất lượng của nó được điều chỉnh lại:

– Đạm động vật phải có từ 60%

– Tinh bột 30%

– Lipid (chất béo) 5%

– Các khoáng Remix (Ca – P) 3%

– Vitamin A, B, C, D, E 2%

Ngoài ra các chất này đều có sẵn trong các loại cá, thịt bánh khô dầu, và rau, củ, quả, cám gạo, cám bắp, bột đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, bột xương, sò v.v… Khi phối hợp chế biến thức ăn bạn nên lưu ý phối hợp sao cho đủ hàm lượng các chất để tránh thiếu hụt (đặc biệt là giữa Calci — Phospho) không cân bằng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý, sinh thái của con Ba ba thì quá trình sinh sản, phát dục, tăng trưởng dễ sinh nhiều bất lợi cho bạn.

phòng trị bệnh cho ba ba

Do môi trường sống

Môi trường ở đây bao gồm có: nước, nhiệt độ, không khí, các chất thải công nghiệp, mọi sinh hoạt của con người và súc vật.

Nước.

Nước là yếu tố quan trọng nhất, phần trước tôi đã nói khá kỹ. Xin nhắc gọn thêm:

– pH phải điều chỉnh liên tục ở mức lao động từ 7 – 8,5.

– Trong và sạch, không có mùi vị và nhiều tạp khuẩn, độc dược từ nước công nghiệp, thuốc trừ sâu của rau màu và ruộng lúa.

– Thay nước ra vào thường xuyên hàng ngày, nước bơm giếng thì cách ngày phải thay 15 – 20% nước trong hồ ao nuôi.

– Nước thiếu Oxy nghiêm trọng, do mặt nước nhiễm dầu mỡ.

– Xử lý nước còn phải nhớ xử lý thế nào để cho nguồn tảo, phiêu sinh, phù du tồn tại làm mồi bổ xung thức ăn. Xử lý không khéo chỉ còn nước sạch đơn thuần càng nguy hiểm hơn.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là do trời định! Nhưng bạn phải có cách điều chỉnh là sẽ có nhiệt độ từ 25 – 30%, lúc trời quá nắng, từ 17 – 27°c lúc trời mưa to giống gió lớn.

– Hồ ao có độ sâu nước từ 1,2 – 1,4m và nước sông ra vào thường xuyên.

– Lục bình, rau muống, rau mát thả 1/3 mặt ao.

– Mái che 1/3 mặt ao hồ.

– Rào chắn tránh gió lùa, ánh nắng mạnh.

– Phải có nơi tắm nắng và nơi trú ẩn lúc gió lạnh và nóng.

Không khí

Gió lùa mạnh, và gió có mang theo khí thải của NH3, H2S, CH4, C02…Ba ba không dám lên mặt nước dể ăn, bạn phải xem xét kỹ khi xây dựng hồ ao, hướng và vị trí ao hồ chuồng trại tránh hướng gió và xa các khí thải đó.

Các chất thải công nghiệp: Như rác rưới trôi nổi theo nguồn nước hoặc các bãi rác cạnh hồ ao, các ống khói, lò đốt, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, nơi ủ phân, thuộc da, sản xuất lưu huỳnh, axít, chì v.v…

Cách ly mọi sinh hoạt không bình thường của con người, việc chăm sóc của công nhân phải có giờ giác quy định.

Tránh gây tiếng động ồn ào, chó mèo đi lại và đào hang rượt đuổi cắn nhau.v.v… Ba ba cũng không dám lên mặt nước để ăn và tắm nắng…

Trong thời gian Ba ba tắm nắng hoặc cho ăn mà có những tiếng động và con người, súc vật liên tục tác động thì Ba ba sẽ ăn không hết thức ăn, không đẻ trứng. Sự tăng trưởng của Ba ba bị trở ngại dẫn đến thiệt hại nhiều mặt cho trang trại, đói lâu ngày sinh ra bệnh, đói lâu ngày chậm lớn, đói lâu ngày sinh sản giảm, trứng mềm vỏ, đói lâu ngày chúng cắn nhau gây thương tích.

Tóm lại trang trại phải có nội quy:

– Chỉ có cho chăm sóc theo giờ quy định.

– Cán bộ quản lý cần mới vào kiểm tra nhanh.

– Khách tham quan có mức độ.

– Tách hẳn súc vật khác không cho vào trại.

Do thu hoạch, chuyển ao hồ, vận chuyển

Ba ba con hoặc Ba ba bố mẹ, khi vận chuyển không chuẩn bị dụng cụ, bao bì chu đáo, lồng bị rách, bị lủng, có nhiều cây que nhọn làm thủng rách da Ba ba hay nhốt nhiều con chung 1 lồng, vận chuyển thời gian quá lâu trong diều kiện thời tiết khắc nghiệt… mà bạn không có trạm nghỉ để phun nước hoặc kiểm tra an toàn.

Các lồng bị chèn bẹp, đè nhau dễ gây ra sát thương hoặc thậm chí còn chết nhiều con Ba ba.

Để tránh các sự cố trên bạn cần quan tâm khi vận chuyển Ba ba.

Ba ba con: mỗi con chp vào túi lưới như gói trái cây, mỗi con một túi xong xếp chúng vào thùng sốp (mốp) và rải một ít nước cho ướt rồi đậy nắp lại.

Trên mặt thùng có một cục nước đá gói trong túi vải để cho hơi lạnh ngấm vào làm mát Ba ba thì bạn vận chuyển 5 – 7 ngày cũng không sao cả.

Trong điều kiện đó Ba ba còn nằm yên và ngủ say.

Khi đến nơi bạn dể yên vài giờ rồi mở nắp thùng ra và phun sương nước làm cho nhiệt độ bên trong bằng nhiệt độ bên ngoài.

Các thau nước nuôi đã chuẩn bị sẵn, nước đã sục khí có thuốc chống sốc, lục bình, máng thức ăn… từ từ cho Ba ba bơi lội tự do, thả xong để yên cho Ba ba nghỉ ngơi khi yên, chúng tự tìm thức ăn dể ăn. Sau đó 2 – 3 giờ kiểm tra nhẹ nhàng coi có con nào bị gì không, nếu có bắt tách riêng để theo dõi điều trị, còn mọi con bình thường thì bạn yên tâm.

Đối với con bố mẹ

Khi thu hoạch đưa vào bể ximăng cho tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị đưa vào lồng bạn phải làm nhanh chóng, nếu kéo dài thời gian chúng sẽ trèo leo dồn vào một góc, con này bò vào lưng con kia hoặc cắn nhau gây trầy sướt mu mai dễ nhiễm trùng

Khi nhốt vào mỗi con trong một lồng cho vừa vận chuyển không quá chật, không quá rộng và xếp vào xe như phần trước tôi có nói rõ.

Khi đến nơi kiểm tra kỹ trước khi thả vào ao, bạn phải thả ra hồ ximăng có chuẩn bị thuốc chông sốc mỗi 1m² nước có độ sâu 0,5m bạn cho.

Đường gluco 50gr.

Vitamin c 2gr.

Để Ba ba khỏi sợ hãi trên mặt nước hồ cũng có lục bình, rau mát để cho chúng trú ẩn che bớt ánh sáng.

Thả xong theo dõi và cho ăn thấy bình thường có thể ngày hôm sau bạn chuyển ra ao nuôi an toàn.

Do cắn nhau

Ba ba ngoài hoang dã mỗi con mỗi cặp là một lãnh địa sống, ăn tạp, ăn bẩn, giành ăn hung tợn, giành tình nhân thô bạo, mạnh được yếu thua là thường xảy ra.

Trong hồ ao nước thường xảy ra cắn nhau gây xây sát nhỏ hoặc trọng thương dễ đi đến bệnh nhiễm trùng nặng rồi lây lan bệnh cho nhau dễ dàng.

Để tránh hoặc hạn chế do cắn nhau.

Mật dộ nuôi không để quá chật chội, bạn nên thả theo mật độ theo chu kỳ luân chuyển ở đô tuổi lớn của chúng.

Bạn không nên cứng nhắc rập khuôn mà tùy thuộc ao hồ nuôi, bạn luân chuyển cho thực tế.

Thiếu ăn, hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng giữa các thành phần trong thức ăn mất cân đối. Do khi chế biến thức ăn bạn hỗn hợp công thức không phù hợp, cho ăn tập trung một nơi chúng sẽ giành ăn cắn nhau.

Cho ăn: bạn phải nhớ là phải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cân đối các chất Protein, béo, khoáng Remix, Vitamin. Không nên cho ăn tập trung và ăn nhiều bữa, đúng giờ ăn bạn phải cho ăn.

Công nhân cho ăn cũng không dược thay đổi người liên tục, chăm sóc không được cẩu thả, phải thu gom hết thức ăn thừa. Đề phòng súc vật khác giỡn đùa lúc Ba ba ăn hoặc nghỉ ngơi.

Lúc Ba ba ăn không cho khách tham quan hoặc cho bóng người qua lại.

Do nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

Do nhiễm khuẩn

Do môi trường quá bẩn thỉu, đặc biệt là nguồn nước, nước không xử lý đúng kỹ thuật, không chảy ra chảy vào để thay nước, nước bị đọng lâu ngày, thức ăn thôi rữa, rong rêu phát triển quá mạnh, đặc biệt là rong nhớt.

Hàm lượng oxyzen hòa tan trong nước quá kém, các khí CO2 và H2S, CH4 lấn át… nước biến màu, độ pH quá thấp, thấp hơn 6 – 7 độ cứng của nước vượt 1‰.

Nước là nguồn sống của , nước cũng là mối đe dọa cho sự sống của . Khi vật nuôi bị ốm yếu, sức kháng bệnh kém thì bịnh sẽ phát sinh từ lở loét do cơ học ngoài da đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào máu di đến hệ huyết mạch và nhiễm khuẩn toàn thân, hệ hô hấp – tiêu hóa bại liệt dẫn đến không ăn uống được sẽ chết do lây lan từ cá thể này đến cá thể khác, dẫn đến cả hồ ao và toàn trại.

Người làm công tác quản lý phải có một sổ kiến thức nhất định để kiểm soát về môi trường và xử lý môi trường, đặc biệt là nguồn nước, ngăn ngừa dừng để xảy ra hiện tượng và khi có hiện tượng thì phải biết cách dập tắt ngay từ đầu, tuyệt đôi không để xảy ra hàng loạt mới xử lý thì không tránh được thiệt hại kinh tế.

Các vết thương

Do tác động cơ học xây sát, hoặc cắn nhau tạo ra vết thương, cũng có thể vết thương lở loét do ăn thiếu chất như khoáng Remix và Vitamin.

Vết thương là con đường thênh thang cho vi khuẩn xâm nhập tấn công vào cơ thể mạnh.

Ngăn ngừa loại trừ các vết thương ngay từ đầu bằng thuốc sát trùng hoặc can thiệp bằng các kháng sinh hợp lý, kịp thời, nhanh chóng.

Nhiễm ký sinh trùng

KST xâm nhập vào cơ thể qua con đường thức ăn và nước uống do con người cung cấp hoặc do nguồn nước bị nhiễm sẵn.

Việc nhiễm KST do con người thì dễ ngăn ngừa, nhưng ao, nguồn nước tự nhiên bị nhiễm thì phòng hơi khó khăn, do dó mà việc tẩy KST đường ruột, KST ở phổi là việc cần xử lý hàng tháng bằng thuốc là cần thiết.

Bệnh ngoài da

Do nấm mốc, rong rêu, ghẻ lở v.v… cũng là do môi trường quá xấu, nguồn nước nhiễm bẩn nặng. Công nhân lơ là khâu chăm sóc quản lý, xem thường các hiện tượng nhỏ hoặc họ không có kiểm thức ăn để phòng tránh các bệnh ngoài da, và chính các bệnh ngoài da là con dường dẫn đến cho bệnh nhiễm khuẩn.

Tóm lại khâu môi trường đặc biệt là nguồn nước xấu, xử lý không đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng kém là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.

Phòng bệnh cho Ba ba tốt thì Ba ba ít phát bệnh khi đã bệnh rồi thì người làm công tác thú y chữa rất khó khăn vì chúng sống dưới nước, nên trước hết bạn phải làm tốt các bước phòng bệnh.

1/ Thường xuyên theo dõi và phân loại, tách đàn Ba ba theo trọng lượng. Đặc biệt là các con hung dữ hay cắn nhau do giành ăn, giành bạn tình, giành lãnh địa sống.

Cuối cùng không can thiệp được thì dành nuôi riêng những con hung dữ đó hoặc xuất bán trước.

2/ Ba ba bố mẹ mua ở các trại giống về phải điều tra nguồn gốc lai lịch và nhốt lồng, hồ riêng từng nhóm để theo dõi bệnh tật. Nhiều khi bạn mua nhầm những con mang nguồn gốc bệnh truyền nhiễm, hoặc những con hung dữ… những con này sẽ gây cho bạn nhiều phức tạp khi nuôi số lượng nhiều.

3/ Kiểm tra thường xuyên dàn Ba ba của bạn để phát hiện kịp thời các con có hiện tượng để cách ly và điều trị nhằm chặn đứng lây lan cho các con còn khỏe mạnh.

4/ Dụng cụ trang thiết bị đã dùng cho Ba ba nhiễm bệnh không đem dể chung với dụng cụ nuôi Ba ba khỏe mạnh.

5/ Xử lý thường xuyên môi trường, đặc biệt nguồn nước ra vào và nước trong hồ vào buổi sáng sớm.

6/ Cho ăn đúng qui trình, số lượng và chất lượng, 10 ngày hoặc mỗi tháng bạn nên trộn các thuốc phòng bệnh đường ruột, đường hô hấp, các loại kháng sinh như Têtracylin, Oxy tetracylin, Chloramphenycol 15 – 20mg/ con, liên tục trong 3 ngày liền, không được để thức ăn thừa hôi thối bừa bãi trong máng ăn.

7/ Mật độ nuôi phù hợp với mọi lứa tuổi và trọng lượng, tuyệt nhiên là không tham nuôi nhiều con trên diện tích nhỏ mà còn lười phân đàn, phân loại.

Triệu chứng

1/ Trong hồ nuôi bạn thấy tự nhiên có 1 vài con hoặc nhiều con tự tách đàn bơi lội lờ đờ, lên nằm yên trên cạn không ăn.

2/ Ăn ít hoặc không ăn, thức ăn ngày nào cũng con thừa, từ thừa ít đến thừa nhiều, ruồi bu các vết lở loét.

3/ Nhiều con bị ghẻ lở, lưng ngực, bụng chân, mắt cổ bẹn v.v…có nhiều chỗ lở loét trầy xước, ỉa chảy.

4/ Nhiều con gầy yếu sụt cân.

5/ Tỷ lệ đẻ trứng giảm trứng bị mềm vỏ, thậm chí không có con nào đẻ.

6/ Mặt nước ao hồ yên lặng không thấy nhiều con bơi lội như thường ngày, mắt trắng, chảy mũi.

7/ Ao hồ có mùi hôi thối, nước trở màu lạ.

8/ Nhiều hoặc vài con xuất hiện trên bờ ao, máng ăn, máng tắm… khi có tiếng dộng hoặc bóng người mà chúng vẫn nằm yên hoặc chạy bơi lội quá chậm chạp.

Tất cả các hiện tượng trên đây là Ba ba trong hồ ao của bạn không bình thường mà các biểu hiện đó là triệu chứng đàn Ba ba đang nhiễm bệnh gì đó bạn nên bắt từng con lên kiểm tra để điều trị và có phương pháp xử lý cho toàn trại. Nếu chăm lơ là khi có các biểu hiện trên bạn xử lý chậm thì mọi thiệt hại khó tránh.

0