23/05/2018, 15:37

Các hình thức biểu hiện của chậu cảnh non bộ

Vật liệu chủ yếu để tạo chậu cảnh non bộ là đá và nước còn gọi là chậu cảnh sơn thuỷ. + Dáng độc phong (một đỉnh, hay độc lập) : Đá được dựng đứng thẳng trong chậu tỏ dáng hùng vĩ. Dưới chân ngọn núi nên bài trí một số hòn nhỏ biến hoá sinh động để làm tăng vẻ hùng vĩ của chủ thể và làm cho cảnh ...

Vật liệu chủ yếu để tạo chậu cảnh non bộ là đá và nước còn gọi là chậu cảnh sơn thuỷ.

+ Dáng độc phong (một đỉnh, hay độc lập): Đá được dựng đứng thẳng trong chậu tỏ dáng hùng vĩ. Dưới chân ngọn núi nên bài trí một số hòn nhỏ biến hoá sinh động để làm tăng vẻ hùng vĩ của chủ thể và làm cho cảnh bớt khô cứng, đơn độc. Kiểu độc phong thường khó tạo dáng, cần quan sát tí mỉ, dày công tìm tòi sáng tạo. Độc phong

+ Dáng song phong (2 đỉnh): Có phân biệt chủ, thứ, cao, thấp khác nhau. Dưới chân núi nối liền nhau thể hiện sự hùng vĩ, hiểm trở. Song phong

+ Dáng quần phong (nhiều đỉnh): Thường là từ 3 đỉnh trở lên, biểu hiện cảnh sắc hiểm trở, đẹp đẽ của núi non, sơn thủy hữu tình. Hình thức chậu cảnh quần phong

+ Dáng liên phong: Nhiều ngọn nối liền với nhau, biểu hiện núi non trùng điệp, núi liền núi, sông liền sông, đường vòng uốn lượn tựa như bức họa một nét mà thành.

Trên đây là các kiểu dáng non bộ phổ biến ở trong nước và nước ngoài.

Người Trung Quốc còn có các kiểu dáng sau:

+ Kiểu khe núi hẹp: Vách núi dựng đứng biểu hiện sự hiểm trở của rừng núi, cự ly giữa 2 vách núi không rộng.

+ Kiểu núi giữa hồ rộng: Biểu hiện mặt nước rộng lớn giữa trời cao, nước trong như gương, ngư thuyền rong ruổi, cảnh đảo thanh bình.

+ Kiểu giang hà (sông ngòi): Biểu hiện sông lớn với 2 bờ cảnh sắc tự nhiên. Ở kiểu này nên bố trí trọng tâm lệch 1 bên, tức là bên chính thì chủ thể chiếm địa vị ưu thế, bên kia ở địa vị thứ yếu. Vì thế khi bố trí phối kiện như thuyền, nhà, người v.v… cần nhìn đến sự cân bằng tổng thể.

+ Kiểu ven biển: Biểu hiện núi ở gần biển và có một số đảo nhỏ và cảnh sắc bãi biển tự nhiên. Bố trí sao cho người xem có cảm giác trời cao biến rộng bên cạnh núi non hùng vĩ.

+ Kiểu huyền nhai: Biểu hiện cảnh sắc tự nhiên ở thế động, vách núi cheo leo bên bờ nước trông hiểm trở, kì lạ. Hình thức chậu cảnh Huyền nhai

+ Kiểu huyền bộc: Biểu hiện cánh sắc tự nhiên của thác nước chảy từ lưng chừng núi xuống đến chân, điền tả 2 câu thơ cổ của Trung Quốc:

“Phi lưu trực hạ chi thiên xích

Nghi thị ngăn hà lạc cửu thiên “

Nghĩa là nước bay thẳng xuống ngàn thước như giải ngân hà rơi giữa trời.

Cách làm kiểu này có thể dẫn nước chảy từ núi xuống hoặc có thể gia công đá để có màu sắc tương phản xám của đá và bạc của nước để thể hiện.

Ngoài ra Trung Quốc còn có chậu cảnh thuỷ hạn (khô và nước). Đây là hình thức trung gian (hoặc kết hợp) giữa chậu cảnh cây xanh và chậu cảnh sơn thuỷ. Nơi có đất (nơi khô) trồng cây kết hợp với sơn thuỷ; biểu hiện cảnh sắc tự nhiên, sống động.

Loại chậu cảnh này ở Trung Quốc được phát triển mạnh vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX.

Loại này có hình thức như sông hồ, khe động, đảo nhỏ, ven nước v.v… Thí dụ, hình thức ven nước (thuỷ phán thức) thì trong chậu một bên là nước còn một bên là khoảng đất khô. Bên đất khô trồng cây và xếp một số đá, bên khô cần to hơn bên nước. Đường phân chia thuỷ hạn nên lệch một bên, nên gấp khúc khiến cho cảm giác sinh động, đạt được ý tưởng “hư trung hữu thực” hoặc “hư thực tương sinh”.

0