Các công ty lớn và nhỏ
Các công ty nhỏ - là những công ty có ít hơn 500 nhân viên - chiếm phần lớn trong nền kinh tế Mỹ. Chúng có thể thích ứng ngay với các điều kiện kinh tế và những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng, thông qua những giải pháp kỹ thuật sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề trong sản xuất. Đóng ...
Các công ty nhỏ - là những công ty có ít hơn 500 nhân viên - chiếm phần lớn trong nền kinh tế Mỹ. Chúng có thể thích ứng ngay với các điều kiện kinh tế và những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng, thông qua những giải pháp kỹ thuật sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề trong sản xuất. Đóng góp của chúng trong GDP là 50,7% trong năm 2004.
Cơ quan quản lý các công ty nhỏ Hoa Kỳ cho biết: “Trong số gần 26 triệu công ty tại Mỹ, đa số là các công ty rất nhỏ - 97,5% - có ít hơn 20 nhân viên. Các công ty này chiếm một nửa GDP và tạo ra 60 đến 80% tổng số việc làm mới trong thập kỷ qua”.
Nhiều chủ doanh nghiệp đã bắt đầu sự nghiệp của mình từ công việc hàn các chi tiết máy tại xưởng sửa chữa ôtô tại gia đình. Một số ít đã nhanh chóng mở rộng công việc kinh doanh và trở thành các tập đoàn lớn có quyền lực. Một vài ví dụ là: tập đoàn phần mềm Microsoft, tập đoàn dịch vụ chuyển phát Federal Express, nhà máy sản xuất quần áo thể thao Nike, nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến AOL và nhà làm kem Ben & Jerry’s.
Phụ nữ sở hữu và lãnh đạo nhiều công ty nhỏ. Trong năm 2002, số lượng công ty nhỏ do phụ nữ nắm quyền sở hữu chiếm 28% tổng số công ty, trừ các trang trại, và chiếm 6% tổng số lao động của Mỹ và 4% tổng doanh số bán.
Tại Mỹ, nhiều công ty nhỏ cũng được lãnh đạo bởi những người có xuất thân từ các nhóm dân cư thiểu số. Trong số tất cả các công ty phi nông nghiệp ở Mỹ vào năm 2006 thì 6,8% do người Mỹ gốc Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha, 5,2% do người Mỹ gốc Phi, 4,8% do Mỹ gốc Á, 0,9% do người Mỹ gốc da đỏ hoặc người Alaska bản địa và 0,1% do người Hawaii bản địa hoặc người bản địa thuộc vùng đảo Thái Bình Dương sở hữu.
Các công ty nhỏ thuê gần như đúng một nửa lực lượng lao động tư nhân ở Mỹ, khoảng 153 triệu người. Trong năm 2003, trung bình một công ty nhỏ có một địa điểm và 10 lao động; trong khi đó, một công ty lớn có trung bình 61 địa điểm và 3.300 nhân viên.
Nhiều công ty lớn và nhỏ của Mỹ được tổ chức như những tập đoàn có thương hiệu chung. Các tập đoàn được coi là một mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả cao vì nó tích lũy được nhiều tiền để chi trả cho các hoạt động quảng bá và mở rộng quy mô.
Để tăng lượng tiền mặt có được, các công ty này bán cổ phần (quyền sở hữu tài sản) hoặc trái phiếu (một hình thức vay tiền) cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng thương mại cũng trực tiếp cho các công ty lớn nhỏ vay tiền. Chính quyền trung ương và chính quyền các bang đưa ra những quy định chi tiết để đảm bảo hệ thống tài chính này hoạt động một cách lành mạnh và an toàn; đồng thời, cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin mà họ cần để đưa ra những quyết định sáng suốt.
Một tập đoàn lớn có thể sở hữu hàng triệu nhân viên trở lên, phần lớn các nhân viên này đều sở hữu cổ phần nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số giá trị cổ phiếu của công ty. Khoảng một nửa hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu phổ thông một cách trực tiếp hoặc thông qua các qũy tương hỗ, hay qua các kế hoạch đầu tư trợ cấp hưu trí.
Christopher Cox, Trưởng ban Chứng khoán và Ngoại hối, đã nhận định vào năm 2007 trong bài phát biểu của mình: “Phần lớn lao động Mỹ có tham gia vào thị trường vốn. Sự thật này đang ngày một phổ biến - rằng điều gì tốt với các nhà đầu tư Mỹ thì cũng tốt đối với dân chúng Mỹ”.
Vì các cổ đông thường không tự mình quản lý công ty nên họ chọn ra một Hội đồng quản trị để đưa ra các quyết định quan trọng. Hội đồng quản trị lại giao phó công việc quản lý hàng ngày cho một Giám đốc Điều hành (CEO).
Nếu CEO được Hội đồng quản trị tín nhiệm và tin tưởng, anh ta/ cô ta thường được Hội đồng cho phép vận hành công ty một cách tương đối độc lập. Nhưng các cổ đông, nếu tập hợp đủ số lượng, có thể buộc Hội đồng quản trị phải thay thế CEO. Trong một số trường hợp đặc biệt đã xảy ra từ năm 2004 đến 2006, Hội đồng quản trị đã buộc CEO tại nhiều công ty lớn thôi việc vì lý do hành vi đạo đức hoặc do không đủ năng lực.
Phần lớn các công ty ở Mỹ đều có quy mô nhỏ, chỉ một vài công ty có quy mô rất lớn. Trong năm 2006, năm ghi nhận sự lên cao kỷ lục của giá dầu mỏ, Exxon Mobil Corporation đã đạt lợi nhuận hàng năm lên tới mức kỷ lục 39,5 tỷ đô-la – có nghĩa là lợi nhuận đạt hơn 75.000 đô-la trên một phút – với doanh thu là 347 tỷ đô-la. Wal-Mart đứng đầu danh sách các tập đoàn có doanh thu cao trong năm 2006 với 351 tỷ đô-la.
Nhưng có phải người lao động không phải là yếu tố mang lại sản lượng cao cho nền kinh tế Mỹ?