27/09/2017, 09:46

Sự xuất hiện các thành thị trung đại

Sự xuất hiện các thành thị trung đại - Giải bài tập Lịch sử 7, bài 1 Câu hỏi: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, sản phẩm của thợ thủ công không những phục vụ cho giai cấp thống trị mà còn trao đổi với nhân dân quanh vùng. ...

Sự xuất hiện các thành thị trung đại - Giải bài tập Lịch sử 7, bài 1

Câu hỏi: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
 
Cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, sản phẩm của thợ thủ công không những phục vụ cho giai cấp thống trị mà còn trao đổi với nhân dân quanh vùng. Nhiều thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa phong kiến. Một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó, thành thị trung đại ra đời.
 
Câu hỏi: Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?
 
Sự khác nhau:
Kinh tế lãnh địa Kinh tế thành thị
- Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
- Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, mua bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.
- Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.
 
- Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.
- Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hoá.
- Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.
 
Câu hỏi: Em hãy giải thích, vì sao sự ra đời của các thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá ở châu Âu phát triển, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu.
 
- Nền kinh tế trong các lãnh địa là tự cung, tự cấp trong đó, thủ công nghiệp gắn với nông nghiệp. Nhưng khi thủ công nghiệp ngày càng phát triển thì một số thợ thủ công có xu hướng rời khỏi lãnh địa đến những nơi thuận lợi để làm ăn sinh sống, những nơi này trở thành thành thị; sản phẩm thủ công được trao đổi, mua bán kinh tế hàng hoá xuất hiện.
 
- Sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân (khác với cư dân ở lãnh địa là lãnh chúa và nông nô). Như vậy, nền tảng kinh tế trong các thành thị là thủ công nghiệp và thương nghiệp (khác với lãnh địa là nông nghiệp). Kinh tế khép kín trong các lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến, trong khi đó, kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển. Vì thế, thành thị xuất hiện là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá ở châu Âu phát triển, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu.
 
Câu hỏi: Hình 2 SGK về “Hội chợ ở Đức”, theo em đã miêu tả điều gì?
 
hoi cho o duc

Tranh “Hội chợ ở Đức” miêu tả khung cảnh sôi động của việc buôn bán, trao đổi hàng hoá. Bên cạnh hội chợ là hình ảnh lâu đài, nhà thờ với những kiến trúc đặc sắc, hiện đại. Bức tranh phản ánh thành thị không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm văn hoá, không khí dân chủ cũng được thể hiện qua việc giao lưu hàng hoá.
0