Các tàu thủy bị đắm nằm ở đâu?
Có ý kiến,— thậm chí cả trong số thủy thủ, — cho rằng các tàu bị đắm trong đại dương không chìm đến tận đáy mà treo lơ lửng ở một độ sâu nào đó; ở độ sâu này nước biển «bị nén chặt tương ứng với áp suất của các lớp nước nằm ở phía trên». Kể cả tác giả cuốn «Hai ngàn dặm dưới nước» hình như ...
Có ý kiến,— thậm chí cả trong số thủy thủ, — cho rằng các tàu bị đắm trong đại dương không chìm đến tận đáy mà treo lơ lửng ở một độ sâu nào đó; ở độ sâu này nước biển «bị nén chặt tương ứng với áp suất của các lớp nước nằm ở phía trên».
Kể cả tác giả cuốn «Hai ngàn dặm dưới nước» hình như cũng ủng hộ ý kiến đó; trong một chương của cuốn tiểu thuyết này Giuyn Vecnơ viết về con tàu bị đắm treo cổ định trong nước, và ở một chương khác nói đến các tàu «mục nát treo lơ lửng trong nước».
Vậy khẳng định như thế có đúng không?
Hình như ý kiến trên cũng có cơ sở nào đó, vì đúng là ở các độ sâu của đại dương áp suất nước rất lớn. Ở độ sâu 10 m, áp suất nén lên vật thể chìm trong nước là 1 kG trên 1 cm2. Ở độ sâu 20 m, áp suất đó bằng 2 kG trên 1 cm2; ở độ sâu 100 m—10 kG; 1000 m—100 kG. Một số nơi của đại dương có độ sâu đến hàng mấy kilômet, sâu nhất là trũng Marian ở Thái Bình Dương — hơn 11 km. Dễ dàng tính được áp suất to lớn biết chừng nào tác dụng lên vật thể chìm trong nước ở những độ sâu như thế.
Nếu nhận chìm một cái chai rỗng nút kín xuống sâu dưới nước và sau đó lại kéo lên, ta sẽ thấy rằng áp suất đã đẩy nút vào trong chai và nước tràn vào đẩy chai. Nhà đại dương học nối tiếng J. Mecrây trong cuốn sách «Đại dương)) đã kể về một thí nghiệm như sau: lấy ba ống thủy tinh kích thước khác nhau được hàn kín cả hai đầu và quấn lại trong miếng vải lanh thô rồi cho vào một cái ống bằng đồng có các lỗ để cho nước lọt vào dễ dàng. Ống đồng được thả xuống biển ở độ sâu 5 km. Khi kéo ống lên thì trong miếng vải lanh chỉ thấy có cát bột trắng như tuyết: đó là thủy tinh đã bị nghiền nát. Các súc gỗ nhỏ thả xuống biển cũng ở độ sâu đó khi kéo lên thì chẳng khác gì các viên gạch,—chúng đã bị nén đến mức như thế!
Đương nhiên, tưởng chừng như đã có thể dự đoán: ở những nơi rất sâu, áp suất cực kỳ to lớn sẽ nén chặt nước đến mức vật nặng không thể chìm trong nước được, chẳng khác nào quả cân bằng gang không bị chìm trong thủy ngân.
Thế nhưng ý kiến trên là hoàn toàn không có cơ sở. Thực nghiệm cho thấy nước cũng như các chất lỏng khác, nói chung là không chịu nén hay chịu nén rất ít. Khi áp suất với một lực 1 kG trên 1 cm2, nước chỉ bị nén 1/22000 phần thể tích của mình, và khi tiếp tục tăng áp suất thì nước cũng chỉ bị nén từng ấy đối với mỗi kilôgam lực (kG). Nếu chúng ta muốn làm cho nước có mật độ để cho sắt không bị chìm thì phải nén thể tích nước xuống 8 lần. Trong khi đó để nén xuống chỉ hai lần thôi, nghĩa là để làm giảm đi một nửa thể tích thì đã cần phải có một áp suất 11 000 kG trên 1 cm2 (nếu như biện pháp vừa nói trên có thể thực hiện được đối với một áp suất khổng lổ như thế). Điều đó ứng với độ sâu 110 km dưới mực nước đại dương!
Do đó, nói đến nước bị nén một phần đáng kể nào đó ở các độ sâu của đại dương rõ ràng là không thích hợp. Bởi vì ở nơi sâu nhất nước cũng chỉbị nén đến 1100/22000, tức là chỉ 1/20 của độ nén chặt bình thường của nước, — cả thảy chỉ đến 5%[1]. Điều đó hầu như không thể ảnh hướng đến những diều kiện hoạt động của các vật thể khác nhau ở trong nước, — hơn nữa, các vật thể cứng chìm trong nước cũng chịu áp suất này, và do đó cũng bị nén như thế.
Vì vậy, mà chẳng có tí nghi ngờ gì vềcác tàu thủy bị chìm đều nằm ở đáy đại dương. J. Mecrây nói: «Tất cả đều giống như những thứ bị chìm trong cốc nước, phải xuống đến tận đáy cả ở đại dương sâu nhất».
Tôi đã từng nghe các ý kiến phản đối trái ngược với điều đó như thế này. Nếu thận trọng đặt cái cốc úp ngược vào nước, cái cốc có thể giữ được ở trạng thái đó, bởi vì phần thể tích nước bị đẩy ra sẽ cân bằng với trọng lượng của các cốc. Cái cốc bằng kim loại nặng hơn cũng giữ được & trạng thái như thể dưới mực nước mà không chìm đến đáy. Hình như cũng đúng như vậy đối với chiếc tuần đương hạm hay các tàu thủy bị lật úp chìm lơ lửng giữa chừng ở chiều sâu của biển. Nếu trong tàu có một số khoang, số phòng đóng kín và chứa đầy không khí thì tàu sẽ chìm lưng chừng ở một độ sâu nhất định và dừng lại ở đó.
Chảlà có không ít tàu thủy bị đắm xuống đáy ở trạng thái lật úp — và có thể có một số trong đó không chìm đến đáy mà nằm lưng chừng ở các chiều sâu tăm tối của đại dương. Chỉ cần một chân động nhẹ để làm cho những tàu này lật lại, nước sẽ vào đẩy tàu và khiến chúng phải chìm xuống tận đáy, — nhưng trong chiều sâu của đại dương, nơi vĩnh viễn ngự trị sự yên tĩnh và không một âm vang nào có thể lọt vào thì lấy đâu ra các chấn động như thế?
Tất cả những lý lẽ trên là dựa trên sự lầm lẫn về vật lý. Cái cốc lật ngược không tự chìm trong nước mà cần có lực bên ngoài nhận nó xuống, như đã nhận chìm súc gỗ hay cái chai rỗng có đậy nút kín. Cũng đúng như vậy, con tàu bị lật úp hoàn toàn không chìm mà vẫn nổi trên mặt nước. Lơ lửng lưng chừng giữa mặt nước và đáy biển là điều không thể nào có thể xảy ra.
[1]Nhà vật lý Tet người Anh đã tính được, nếu như lực hấp dẫn của Trái Đất bỗng nhiên biến mất, nước trởnên không có trọng lượng, mực nước đại dương sẽ nâng lên cao thêm, trung bình chừng 35 m (do đó nước bị nén sẽ có được thể tích bình thường). 5 000000 km2 lục địa trước dây tổn tại do nước của các đại dương bị nén lại thì bây giờ sẽ bị ngập lụt.