Bệnh giun tròn ở vịt thường thấy nhất hiện nay
Bệnh giun tròn ở vịt Porrocaecum crassum Bệnh giun tròn ở vịt có giun trưởng thành con đực dài 30-40mm, rộng 1,5-l,8mm, con cái dài 50-58mm, rộng 2mm. Giun thường ký sinh trong ruột non của vịt. Ký chủ trung gian của giun này là . Trứng giun trong giai đoạn phôi bào sau khi được thải ra ngoài ...
Bệnh giun tròn ở vịt Porrocaecum crassum
Bệnh giun tròn ở vịt có giun trưởng thành con đực dài 30-40mm, rộng 1,5-l,8mm, con cái dài 50-58mm, rộng 2mm. Giun thường ký sinh trong ruột non của vịt.
Ký chủ trung gian của giun này là . Trứng giun trong giai đoạn phôi bào sau khi được thải ra ngoài gặp điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp nó sẽ biển thành ấu trùng và tiếp tục lột xác. Nếu giun đất nuốt phải trứng vào ruột, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi vỏ rồi đi vào các mạch máu và sau 2 tháng giun sẽ trưởng thành. Vịt thường mắc bệnh do ăn phải giun đất có mang ấu trùng. Từ dạ dày vịt ấu trùng chui vào lớp dưới màng sừng của dạ dày cơ, trong 7 ngày sau, nó đi vào ruột non và sau 3 tuần thì thành thục.
Bệnh này chủ yếu gây cho vịt con, vịt đẻ trên 1 năm không mắc. Vịt bị mắc bệnh sẽ thiếu máu gầy sút nhanh.
Phòng và chữa bệnh : Tẩy giun cho vịt bằng tetracloua cacbon cho uống với liều 2ml/lkg thể trọng hoặc H. butilidon clorit cũng cho uống với liều 3ml/lkg thể trọng.
Phòng bệnh cho vịt bằng cách dọn vệ sinh chuồng trại nơi nụôi vịt thường xuyên, chuồng cần phải có hệ thống chứa phân và tiêu độc.
Bệnh giun tròn Amidostomum bosohalis
Con đực dài 9,5-15mm đuôi có túi giao hợp.
Con cái dài 15,5-21,5mm. Trứng dài 0,101 -116mm, rộng 0,05-0,075mm.
Giun ký sinh dưới lớp vỏ cứng của dạ dày cơ của vịt.
Trứng giun được thải ra ngoài theo phân, sau 1 ngày đêm nếu gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì ấu trùng hình thành trong trứng. Đến ngày thứ 6 ấu trùng thoát ra, nó có thể bò trên cỏ, bơi lột trong nước sống được khoảng 2 ngày.
Vịt mắc bệnh do ăn, uống nước có ấu trùng. Triệu chứng bệnh thường là viêm cấp tính, dạ dày cơ bị loét và tróc lớp màng cứng. Vị bỏ ăn gầy sút rất nhanh. Bệnh nặng con vật có thể chết.
Phòng bệnh : cần nuôi vịt con tách riêng vịt trưởng thành trên bãi chăn và hồ nước. Cho vịt ăn thức ăn chất lượng đầy đủ và giàu vitamin. Thực hiện luân phiên bãi chăn 3 đến 4 lần trong năm, trước khi chuyển sang bãi chăn mới cần phải tẩy giun cho vịt. Bệnh giun tròn ở vịt
Bệnh giun tròn Cyathostoma brobchialis
Giun tròn này khi còn sống có màu đỏ, con đực dài 4- 6mm, con cái dài 16-31mm. Giun thường ký sinh trong khí quản, phế quản và đôi khi trong các túi khí quán của vịt, ngỗng.
Vịt ngỗng mắc bệnh này có thể là do các loại chim trời lây truyền cho hoặc do vịt ngỗng ăn phải giun đất cớ mang ấu trùng.
Vịt ngỗng bị mắc bệnh thấy khó thở với âm rít, mỏ tiết ra chất nhờn dính có bọt, đi loạng choạng. Con vật non thường bị rất nặng, gầy sút nhanh và chết.
Chữa bệnh : Tiêm vào thanh quản dung dịch xalixilat- natri 5% với liều lượng l-2ml. Tiêm qua lỗ hầu khí vào khí quản. Có thể tiêm dung dịch cồn iốt 10%. Pha nước (tỷ lệ 1 : 1000) vào khí quản liều dùng 5ml cho 1 kg thể trọng.
Bệnh giun tròn tetrameresfissispina
Giun tròn này con đực thường có dạng như sợi chỉ, con cái thân tròn. Khi còn sống giun có màu đỏ, ở đầu và đuôi thấy nhô ra mũi nhọn. Con đực dài 3-4mm, con cái dài 2,4- 4mm và rộng l,3-2mm. Trứng dài 0,843-0,057mm và rộng 0,025-0,032mm. Giun thường ký sinh trong dạ dày tuyến của vịt và ngỗng. Bệnh này rất phổ biến khắp nơi ký chủ trung gian là một loài giáp xác. Vịt mắc bệnh do ăn phải giáp xác có nhiễm ấu trùng. Sự phát triển của giun đến giai đoạn thành thục ở trong cơ thể vịt là 18 ngày.
Khi vịt ăn phải ấủ trùng sau 16-24 giờ sẽ xâm nhập vào đường tuyến của dạ dày tuyến. Ngày thứ 12 con đực chui văo lòng dạ dày, con cái vẫn nằm lại trong tuyến và gây viêm dạ dày cata; thoái hóa và teo mô tuyến dẫn đến phá hủy chức năng dạ dày tuyến. Niêm mạc ruột viêm cata, dạ dày bị phù thũng, thanh mạc bị sưng gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa. Con vật sút nhanh, bị nhiễm bệnh nặng vịt bị chết.
Phòng và chữa bệnh :
Chữa bệnh bằng Tetraclorua cacbon rất có hiệu lựa, 2ml cho 1 kg thể trọng, tiêm vào diều hoặc cho uống, có thể dùng fênontiazin với liều 0,5 cho 1 kg thể trọng.
Phòng bệnh bằng cách nuôi vịt con tách khỏi vịt lớn trên hồ nước sạch và mới.