23/05/2018, 18:40

Bệnh cúm gà (Avian Influenza)?

Gà bị bệnh I. ĐỘNG VẬT CẢM THỤ Bệnh mẫn cảm với hầu hết các loại gà. Riêng gà tây tuy mẫn cảm nhưng tỷ lệ bị bệnh và chết ít hơn. các loài gia cầm khác như vịt, ngỗng, cút và các loại chim hoang dại đều bị nhiễm. II. NGUYÊN NHÂN Do virus thuộc nhóm Influenza, khi ...

Gà bị bệnh

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Bệnh mẫn cảm với hầu hết các loại gà. Riêng gà tây tuy mẫn cảm nhưng tỷ lệ bị bệnh và chết ít hơn. các loài gia cầm khác như vịt, ngỗng, cút và các loại chim hoang dại đều bị nhiễm.

II. NGUYÊN NHÂN

Do virus thuộc nhóm Influenza, khi phân lập ở gia cầm người ta thu nhận được nhiều Serotype khác nhau. Có Serotype độc lực mạnh và có Serotype gây bệnh trê gà tây thường là loại độc lực yếu.

Virus có sức đề kháng yếu và dễ bị chết ở môi trường bên ngoài cơ thể.

III. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY.

- Lây nhiễm trực tiếp giữa con bệnh và con khỏe trong đàn qua thức ăn nước uống, hít thở.

- Lây truyền qua đường hô hấp do hít thở phải mần bệnh.

- Lây truyền qua trứng từ những con mẹ bị nhiễm bệnh.

- Lây truyền qua dụng cụ, người chăn nuôi và qua việc gieo tinh nhân tạo.

IV. TRIỆU CHỨNG

Sau khi nhiễm bệnh tốc độ lây lan rất nhanh trong một đàn và từ khi xuất hiện triệu chứng đến thời điểm chết cũng rất nhanh và tỷ lệ chết cao từ 50-100%. Những triệu chứng điển hình như sau:

- Lông bù xù xơ xác, ăn giảm, đẻ giảm.

- Mắt nhắm và màng kết mạc viêm đỏ.

- Sưng phù đầu, mào, tích rồi lan xuống vùng cổ và ngực giống bệnh Coryza.

- Màu sắc niêm mạc đầu, mào tích tím sậm.

- Thở khó, vươn cổ dài ra thở (giống bệnh IB, ILT). Do thanh quản bị phù nên ép đường hô hấp nhỏ lại. Đồng thời dịch nhầy tích trong đường hô hấp gây nên ghẹt thở.

- Dịch nhầy chảy ra từ mũi, đôi khi có máu đỏ hoặc xám (do máu xuất huyết từ trong phổi).

- Đôi khi bị tiêu chảy.

Gà thường chết sau 2 ngày biểu hiện triệu chứng trên. Những con sống sót có một số biểu hiện triệu chứng thần kinh như co giật, chuyển động quay tròn và đi lại mất cân bằng.

V. BỆNH TÍCH

- Sau khi gà chết xác nhanh cứng

- Xác chết đỏ và có sưng huyết rõ ở các tổ chức dưới da.

- Trong cơ quan nội tạng và mỡ vùng bụng có những đám máu tạo thành cục hoặc lan rộng bằng hạt đỗ hoặc nhỏ hơn.

- Dạ dày tuyến và mề xuất huyết, dạ dày cơ (hay còn gọi là mề) bị xuất huyết đen đậm. Đây là bệnh tích đặc trưng nhất của bệnh.

- Đôi khi bệnh tích lan từ dạ dày tuyến và mề xuống ruột non. Thể hiện bằng những điểm vàng xám trên những niêm mạc và ngay cả trên gan, lách, thận.

- Một số trường hợp có viêm bifrrin (viêm dính màng tim với tim và viêm dính phúc mạc với xoang bụng). Bệnh tích này xuất hiện với nhiều khi bệnh khởi đầu với triệu chứng đường hô hấp hoặc bệnh kéo dài sau 4-7 ngày.

VI. CHUẨN ĐOÁN

+ Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ bọa (bệnh lây lan nhanh và chết cao).

+ Phân lập và giám định virus (lấy bệnh phẩm từ những con gà bệnh còn sống và gần chết).

+ Làm phản ứng huyết thanh học như:

- Phản ứng ức chế ngưng kết: đây là phản ứng đặc biệt quan trọng để phân biệt với bện Newcastle.

- Phản ứng trung hòa.

- Phản ứng kết tủa và khuyếch tán trên thạch.

Những phản ứng huyết thanh học đối với bệnh này mang tính chất quan trọng trong nghiên cứu tính chất dịch tễ học và các định các ổ dịch trong thực tế. Huyết thanh làm phản ứng được bảo quản ở -20oC nếu chưa làm ngay.

Để tránh những phản ứng không đặc hiệu trong phản ứng ngăn trở ngưng kết, huyết thanh có thể xử lý để loại bỏ nbhững nhân tố ức chế.

+ Chuẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gần giống như:

- Bệnh Newcastle giai đoạn mạn tính cũng có triệu chứng thần kinh, thở khò khè và bệnh tích cũng xuất huyết dạ dày tuyến và mề. Nhưng bệnh Newcastle tốc độ lây lan chậm hơn và triệu chứng ban đầu ít có biểu hiện về đường hô hấp, mà chỉ biểu hiện ở đường tiêu hóa như tiêu chảy phân trắng xanh.

- Bệnh CRD cũng biểu hiện triệu chứng hô hấp, thở khò khè. Nhưng bệnh tích không có xuất huyết ở dạ dày tuyến và mề. Khi dùng kháng sinh Tiamulin, Spiramycin, Tylosin để điều trị thì bệnh giảm.

- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và viêm thanh phế quản truyền nhiễm cũng biểu hiện ở triệu chứng hô hấp thở khó, nhưng bệnh ít chết và bệnh tích cũng không xuất huyết ở dạ dày tuyến và mề.

- Bệnh Coryza: bệnh cũng sưng phù đầu, chảy nước mũi, nước mắt nhưng bệnh xảy ra và lây lan với tốc độ chạm, tỷ lệ chết ít. Dùng kháng sinh Tiamulin, Tylosin, Spiramycin, Streptomycin, Sulfadimethoxine để điều trị thì bệnh khỏi nhanh.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

- Tránh tiếp xúc với mần bệnh kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp (dụng cụ chuồng nuôi và người chăm sóc, phải tách biệt giữa đàn bệnh và đàn mới).

+ Sau một ổ dịch có thể loại bỏ cả đàn nếu số lượng sống sót còn quá ít (phương pháp này thường áp dụng xử lý trong các trang trại chăn nuoi công nghiệp lớn).

+ Tiêm phòng bằng vacxin OVC-4 hoặc Aviffa- RTI của Rhone Merieux Pháp sản xuất.

- Vacxin Avifa -RTI: Chủng lần 1 lúc 1 ngày tuổi phun, uống hoặc nhỏ mắt ngay trong lò ấp.

Chủng lần 2 sau lần 1 từ 3-7 ngày tuổi, cũng cho uống hoặc nhỏ mắt.

Đối với gà đẻ chủng lần 10 tuần tuổi và sau đó (trước khi đr) dùng tiếp vacxin vô hoạt OVC-4.

- Vacxin OVC -4: Chủng 1lần trước khi đẻ 2-4 tuần tiêm bắp liều 0,3cc/con.

b, Trị bệnh

Không có thuốc trị bệnh này, nhưng trong thực tế bệnh thường ghép vơi vi khuẩn Haemophilus. Vì vậy khi nói tới bệnh cúm người ta thường cho là Haemophilusinfluenza.

Cho nên trong điều trị học cũng vẫn bình thường dùng một số loại kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh cúm do Haemophilus như Tiamulin, Spiramycin, Lincomycin, Ampicillin, Streptomycin, Kamamycin, Chlotetracyclin. kết quả cho thấy có những đàn khỏi bệnh và có những đàn kéo dài 10-15 ngày mới khỏi. Những đàn khỏi có lẽ chỉ do Haemophilus gây bệnh, cong không khỏi chắc do ghép với Influenza.

- Sau mỗi ổ dịch do virus Influenza cơ thể đều tạo được miễn dịch lâu dài và chống được các Serotype của Influenza khác gây bệnh. Khả năng tạo miễn dịch chỉ sau khi khỏi bệnh từ 14-21 ngày.

0