23/05/2018, 18:39

Bệnh TENOSYNOVIA ở gà?

Ảnh minh họa I. ĐỘNG VẬT CẢM THỤ Chủ yếu là gà, nhưng gà thương phẩm bị nhiễm nặng hơn. II. NGUYÊN NHÂN Do virus thuộc nhóm Reovirus gây nên. III. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY - Lây truyền qua trứng: Do gà mái bị nhiễm bệnh truyền qua trứng sang con. - Truyền ...

Ảnh minh họa

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Chủ yếu là gà, nhưng gà thương phẩm bị nhiễm nặng hơn.

II. NGUYÊN NHÂN

Do virus thuộc nhóm Reovirus gây nên.

III. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

- Lây truyền qua trứng: Do gà mái bị nhiễm bệnh truyền qua trứng sang con.

- Truyền lây qua tiếp xúc hít thổ hoặc ăn uống phải mần bệnh có trong môi trường.

- Khi bệnh đã khỏi virus còn tồn tại trong cơ thể 6 tháng hoặc dài hơn. Đó là nguyên nhân làm lây bệnh thường xuyên cho những đàn gà mới nhập về.

- Truyền qua vacxin được chế tạo từ phôi trứng có mần bệnh từ mẹ truyền qua.

IV. TRIỆU CHỨNG

- Khi virus được truyền qua trứng, ở đó thường giảm tỷ lệ nở do phôi chết. Những con nhiễm nhẹ thể hiện triệu chứng viêm khớp sớm trong giai đoạn tháng đầu. Mần bệnh ra ngoài môi trường lây lan sang những con khỏe và sau 6-7 tuần mới xuất hiện triệu chứng sưng khớp đầu gối và què.

Nếu kế phát nhiễm trùng các bệnh khác như Mycoplasma, Staphylococcus, Streptococcus v.v... thì khớp sưng lan vào tới cơ.

- Gà đi bằng đầu gối do 2 khớp gối bị viêm (dây chằng bị viêm và tuột khỏi khớp gối). Sau bại liệt do viêm khớp nặng không đi được. Vì vậy gà có thể bị chết do đói và khát.

- Tỷ lệ gà bị bệnh và chết 2-5%.

V. BỆNH TÍCH

- Bệnh tích chủ yếu thấy sưng dây chằng cơ ngón chân và bàn chân. Mổ ra có dịch màu vàng và đôi khi có mủ trắng.

- Bệnh kéo dài làm cho bao dây chằng cứng lại kết dính với nhau.

- Sụn khớp lỗ chỗ do bị bào mòn, bệnh tích này đôi khi lan xuống phần sâu của xương.

- Một số khớp mắt cá chân và khớp cánh cũng thấy bị viêm đỏ.

VI. CHẨN ĐOÁN

+ Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích cũng như dịch tễ học như trên.

+ Phân lập và giám định virus trong các ổ dịch mới bằng cách lấy bệnh phẩm từ những con gà mắc bệnh cấp tính, nuôi cấy trên phôi hay môi trường tế bào để chẩn đoán.

+ Dùng phản ứng kháng thể huỳnh quang để tìm virus. Nhưng kết quả có giưới hạn.

+ Dùng phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch. Kết quả xác định được bệnh nhưng không đặc hiệu. Vì các Serotype khác có thể can thiệp vào phản ứng.

+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cũng gây viêm khớp như Mycoplasma, Staphyloccus, Streptococcus, bệnh viêm khớp. Những bệnh này khi dùng kháng sinh tổng hợp như Chlotetrasol, Neodexin, Neocyclin và các kháng sinh đặc trị viêm khớp như Tiamulin, Tylosin, Spiramycin, Ampicillin v.v... kết quả khỏi nhanh trong vòng 3-4 ngày.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

- Không được dùng trứng để ấp từ những đàn gà mẹ được biết trước đó đã bị nhiễm bệnh dịch.

- Thực hiện quy trình chăn nuôi theo kế hoạch "tất cả vào tất cả ra" tức là cùng nhập vào nuôi sau đó cùng xuất bán, không nhập gà mới khi trong chuồng còn có gà cũ.

- Tiêm phòng cho gà bố mẹ trước thời gian đẻ trứng để tạo kháng thể truyền cho gà con.

- Những đàn gà giống tiếp xúc với virus bệnh trong tự nhiên trước giai đoạn gà đẻ trứng sẽ có tác dụng như tiêm vacxin. Nhưng với điều kiện mức độ nhiễm trùng không quá mạnh.

b, Trị bệnh

Bệnh không có thuốc điều trị. Nhưng trong thực tế lâm sàng khi chưa có chuẩn đoán chính xác ta vẫn dùng kháng sinh tổng hợp điều trị để chống các vi khuẩn kế phát. Những thuốc kháng sinh thường dùng như Tiamulin, Tylosin, Spiramycin, Ampicillin, Penicillin, Streptomycin, Tetramycin, Tylo PC, Chlotetrasol, Neodexin v.v... Liều lượng và liều trình như trong điều trị bệnh CRD, tụ huyết trùng và viêm khớp do vi khuẩn.

0