23/05/2018, 18:39

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà?

Ảnh minh họa I. ĐỘNG VẬT CẢM THỤ Tất cả các loại gà đều nhiễm bệnh và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ nhỏ đến lớn. II. NGUYÊN NHÂN Do virus thuộc nhóm Herpes gây ra. Virus này chỉ có 1 Serotype nhưng độc lực của virus lại khác nhau giữa các chủng phân lập được. ...

Ảnh minh họa

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Tất cả các loại gà đều nhiễm bệnh và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ nhỏ đến lớn.

II. NGUYÊN NHÂN

Do virus thuộc nhóm Herpes gây ra. Virus này chỉ có 1 Serotype nhưng độc lực của virus lại khác nhau giữa các chủng phân lập được. Virus phát triển nhanh trong phôi gà, nhưng cũng bị tiêu diệt nhanh khi ở môi trường ngoài.

III. PHUƠNG THỨC TRUYỀN LÂY.

- Truyền qua đường hô hấp (do hít thở), qua niêm mạc mắt vào xoang mắt rồi xuống đường hô hấp.

- Truyền qua các dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm màn bệnh.

- Truyền lây do nhập đàn mới đã bị nhiễm bệnh hoặc đàn cũ đã mang trùng lây qua.

- Không truyền qua trứng.

IV. TRIỆU CHỨNG

Sau khi tiếp xúc với gà bệnh, chỉ sau 6-12 ngày triệu chứng hô hấp thở khó, thở khò khè lây lan rất nhanh trong bầy.

- Những triệu chứng chảy nước mắt nước mũi, kêu xao xác cũng xuất hiện.

- Gà kéo dài cổ ra để thở, sau đó chết (do dịch nhầy tích tụ trong khí quản làm nghẹt thở).

- Da màu xanh tím (do thiếu oxy máu).

- Thời gian một ổ dịch từ khi bắt đầu có triệu chứng  hô hấp, đến khi kết thúc khỏi bệnh kéo dài khoảng 2 tuần lễ. Tỷ lệ chết từ 10-50%.

- Gà đẻ giảm tỷ lệ từ 10-14% và sau khỏi bệnh mới trở lại bình thường.

- Một số con bị dính 2 mắt lại, do viêm kết mạc.

- Gà khỏi bệnh có miễn dịch nhưng cũng có khoảng 2% mang trùng và tiếp tục bài tiết mần bệnh ra ngoài 4-5 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì vậy nó là nguồn lây lan cho những đàn khác và đàn mới nhập sau.

V. BỆNH TÍCH

Bệnh tích chỉ giới hạn trong khí quản, loại trừ khi bệnh có kết hợp với vi khuẩn khác (Mycoplasma, E.coli, Pasteurella v.v...)

- Ở giai đoạn mới bệnh 1-3 ngày. Trên niêm mạc khí quản thấy viêm và xuất huyết đỏ. Trong ống khí quản mổ ra thấy dịch nhầy lẫn máu.

- Sau 4-7 ngày bệnh tích trên niêm mạc khí quản và thanh quản lớp tế bào biểu mô bong ra giống như chất bã đậu trắng đóng thành cục dài, làm nghẹt đường hô hấp.

- Túi khí có thể bị viêm nếu như bệnh kéo dài và có ghép Mycoplasma hay E.coli.

- Nếu nhiễm phải chủng virus có độc lực yếu thì khí quản sung huyết màng kết mạc mắt, xoang mắt sưng do sung huyết. Mũi cũng sưng.

VI. CHUẢN ĐOÁN

+ Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên ống khí quản có chất bã đậu trắng. Đặc biệt căn cứ vào dịch tễ những vùng thường xảy ra bệnh.

+ Phân lập và giám định virus bằng cách:

- Lấy dịch viêm ở khí quản tiêm vào màng nhưng niệu ủa phôi gà 9-11 ngày tuổi. sau 3-4 ngày nếu có virus ILT thì bệnh tích sẽ gây ra những vùng lõm ở trung tâm màng nhung niệu, còn ở rìa xung quanh có màu mờ, đục.

- Kiểm tra tổ chức học tế bào biểu mô niêm mạc khí quản trong giai đoạn đầu của bệnh thấy trong hạch nhân của biểu mô có nhiều hạt. Bệnh tích tế bào này cũng thấy trên màng nhung niệu của phôi sau khi tiêm chất dịch này của bệnh.

- Nuôi cấy dịch viêm trên môi trường tế bào thận của gà. Sau đó kiểm tra cũng thấy có nhiều hạt ở trong hạch nhân.

- Dùng kính hiển vi điện tử để xác định virus.

- Những phản ứng trung hòa, kháng thể huỳnh quang và phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch không được dùng chẩn đoán.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

+ Trong những vùng đã có dịch: Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vacxin. Những phương pháp phòng bệnh như sau:

- Phương pháp đưa vacxin vào lỗ huyệt: Vacxin đã được pha đem xát vào mép trên của lỗ huyệt (hậu môn). Sau 3-4 ngày, nơi xát trên có màu đỏ sậm. Điều đó cho thấy vacxin đưa vào có kết quả tốt. Phương pháp này có thể dùng thẳng vào ổ dịch để phòng chống cho những đàn gà cảm thụ. Vì virus từ lỗ huyết không lây lan tới đường hô hấp, nên không làm tăng độc lực mặc dù gà đó đã bị nhiễm bệnh.

- Phương pháp xát vacxin vào lỗ chân lông: Ta nhổ một vài lông trên đùi gà. sau đó lấy vacxin đã pha xát vào vị trí trên. Sau 5-7 ngày ở đó có phản ứng viêm đỏ là có kết quả (phương pháp này chỉ dùng theo quy định của từng loại vacxin).

- Phương pháp pha vào nước uống: Phương pháp này được dùng phần lớn ở các trại chăn nuôi.

- Phương pháp khí dung: Chỉ được dùng theo quy định của từng chủng vacxin.

- Phương pháp nhỏ mắt: Sau 5-7 ngày nhỏ vacxin, gà biểu hiện một số triệu chứng thở khó, ủ rũ ở một số đàn gà, sau đó sẽ khỏi bệnh.

Một số loại vacxin đã được sử dụng như:

+ Vacxin Bioral H120 do Rhone Merieux- Pháp sản xuất. Loại vacxin nhược độc đông khô chủng cho gà giò và hậu bị:

- Chủng lần 1: Lúc 1 ngày tuổi phun sương hay cho uống hoạc nhỏ mắt.

- Chủng lần 2: Lúc 3-4 tuần tuổi.

+ Vacxin Bioral H52: Vacxin nhược độc đông khô dùng tiếp sau Boral H120.

- Chủng lần 3: Lúc 14 tuần tuổi, phun sương hay cho uống hoạc nhỏ mắt.

+ Vacxin Binewvas: Vacxin vô hoạt nhũ dầu dùng phòng bệnh viêm thanh quản truyền nhiễm, dịch tả và hội chứng giảm đẻ.

- Chủng trước khi đẻ 2-4 tuần, liều 0,5 cc/con.

Lưu ý: Tùy theo đặc điểm dịch tễ của từng vùng mà ta chọn 1 trong 3 loại vacxin vô hoạt nhũ dầu trên để tiêm phòng cho gà giống trước khi đẻ để miễn dịch truyền qua trứng cho con.

b, Trị bệnh

- Cũng dùng một số kháng sinh phổ rộng như trong trị bệnh CRD, viêm phế quản truyền nhiễm. Dùng cho uống hoặc tiêm liên tục 3-5 ngày trong giai đoạn bệnh để chống nhiễm trùng kế phát.

- Trong giai đoạn bệnh cũng dùng các chất điện giải và một số vitamin (C, B complex) cho uống hoặc tiêm (Glucoza 5% + C + B complex) để trợ sức  cho gà.

0